Thứ Tư, 22/05/2024Mới nhất
Zalo

Rolls-Royce và giải Ngoại hạng Anh

Thứ Tư 10/07/2013 17:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Những ngày Hè tháng Bảy nóng nực dường như “phát sốt” thêm bởi hai thông tin: Tại Việt Nam, giải Ngoại hạng Anh tiếp tục được phát sóng và hãng xe siêu sang Rolls-Royce mở đại lý chính thức.

Điều trùng lặp thú vị là cả hai sản phẩm này đều được “nhập khẩu” từ xứ sở sương mù và có lịch sử lâu đời. Cả hai đều mang dáng dấp của dòng sản phẩm đẳng cấp và là biểu tượng cho sự nhanh nhạy, thông minh trong kinh doanh của người Anh.

Sức hấp dẫn của xe siêu sang Rolls-Royce và giải Ngoại hạng Anh đối với đàn ông Việt Nam thì khỏi bàn cãi. Đã là đàn ông thì đa phần đều thích được tận hưởng, trải nghiệm hai sản phẩm này.

 

Tuy nhiên, một số người hâm mộ đã tỏ ra lo lắng khi xuất hiện những thông tin về việc đòi ngăn cản phát sóng giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam.

Bản thân giải Ngoại hạng Anh không có tội tình gì. Cũng như chiếc Rolls-Royce sang trọng bản cơ sở có giá khoảng 250.000 USD, dù ở nơi đâu trên thế giới thì khách hàng vẫn phải bỏ ra số tiền ấy để được sở hữu.

Đối với giải Ngoại hạng Anh cũng vậy, nó là một sản phẩm thương mại mà bản quyền phát sóng được đấu thầu công khai cho toàn thế giới. Các hãng truyền thông, truyền hình mua bản quyền và phân phối lại cho các nhà đài tại các quốc gia.

Bạn muốn xem giải Ngoại hạng Anh cũng như muốn đi Rolls-Royce vậy, bạn phải trả tiền. Nhìn rộng ra, những sản phẩm quốc tế như Rolls-Royce, iPad, iPhone, Samsung S4, VLX... hay cả hiải Ngoại hạng Anh đều có cái gọi là “giá quốc tế”.

Tất nhiên, mức giá bạn phải trả còn phụ thuộc vào nhà cung cấp, giá trúng thầu, thuế nhập khẩu và các chi phí linh tinh khác. Nhưng giá gốc của sản phẩm bắt nguồn từ chính hãng là giống nhau.

Trở lại với câu chuyện Rolls-Royce sang trọng bản cơ sở có giá khoảng 250.000 USD từ chính hẵng nhưng khi chiễm chệ trên salon sẽ có mức giá 500.000 USD, gấp đôi giá từ chính hẵng do phải chịu thuế, phí. Đó là chưa kể nhiều khách hàng mua Rolls-Royce lại không mua bản cơ sở mà đều đặt riêng theo ý thích nên giá một chiếc xe thường đắt hơn rất nhiều, kéo theo là số tiền thuế phải nộp rất lớn.

Bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh cũng vậy, khi về đến Việt Nam trong 3 mùa giải từ 2013 đến 2016, giá không còn là 19 triệu USD như 3 mùa giải trước đó nữa, mà lên tới hơn 30 triệu USD. Vấn đề ở đây là việc tăng giá này không phải do chính nhà thầu quyết định mà giá bán tăng lên được Ban tổ chức Ngoại hạng Anh áp dụng cho toàn thế giới.

Mức tăng giá khá đa dạng, từ 70% ở ngay tại Anh, hơn 300% ở Mỹ, hơn 200% ở Ấn Độ đến... 15.000% như ở Myanmar.

Tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nhưng dưới góc độ người chi trả cho một sản phẩm quốc tế mà nói việc bỏ ra một khoản tiền để được hưởng thụ một dịch vụ cao cấp là bình thường.

“Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí”, huống chi giải bóng đá Ngoại hạng Anh nổi tiếng là cỗ máy kiếm tiền. Họ sẽ tìm đủ mọi cách để nâng giá, bán bản quyền kiếm lợi và các nhà thầu cũng như người xem trên toàn thế giới đều là nạn nhân của Ban Tổ chức giải mà thôi.

Vấn đề của người xem truyền hình trên toàn thế giới và của cả Việt Nam chỉ xoay quanh 2 câu hỏi trước khi chi trả: Giải Ngoại hạng Anh có xứng đáng để mình bỏ tiền ra mua hay không và mình có đủ tiền để trả cho nó hay không?

Trên thực tế, việc quyết định mua gói xem 380 trận Ngoại hạng Anh đang nằm trong tay chính khách hàng. K+, đơn vị có trong tay bản quyền giải Ngoại hạng Anh vừa chia ra 4 gói sản phẩm tương ứng 4 mức trả tiền khác nhau từ 65.000 đồng tới 270.000 đồng, trong đó có những gói không phát giải bóng đá Ngoại hạng Anh.

Cuộc chơi đã trở nên sòng phẳng. Quyền mua hay không đang nằm trong tay chính người xem truyền hình. Tất nhiên, như đã nói ở trên bài, nếu đã là tín đồ của bóng đá không ai lại để lỡ những trận cầu hấp dẫn nhất trên thế giới suốt 3 mùa bóng liên tục.

Giã từ, “nói không” với giải bóng đá Ngoại hạng Anh khác gì việc đàn ông từ bỏ giấc mơ sở hữu Rolls-Royce?

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X