Thứ Sáu, 27/12/2024Mới nhất
Zalo

Dẫm đạp lên cá có nguy cơ tuyệt chủng, sao Chelsea bị chê hạ đẳng

Thứ Hai 05/07/2021 00:02(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Tiền vệ Christian Pulisic của Chelsea đã trở thành tâm điểm của chỉ trích sau khi dẫm lên một con cá mú khổng lồ.

Hôm qua, một video lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh Christian Pulisic ngồi trên cạnh thuyền, ung dung tâng bóng. Đáng nói là ở dưới chân cầu thủ 22 tuổi là biển xanh và một con cá mú khổng lồ, được một người đàn ông giữ lại bằng dây.

Pulisic dam len ca
Pulisic và màn "nghịch dại" trên biển

Pulisic thừa biết là nếu màn tâng bóng đó thất bại, anh sẽ rơi xuống biển, uống no nước và thậm chí nguy hại tới tính mạng khi không mặc áo phao. Nhưng rồi tuyển thủ Mỹ vẫn bất chấp, đùa thả ga và phải trả giá cho hành động này.

Pulisic loạng choạng trượt khỏi thành thuyền và nếu không có người bên cạnh tóm được, anh có thể đã ngã xuống nước. Nhưng vô tình, ngôi sao của Chelsea đã đạp vào phần đuôi của con cá mú bên dưới chân và làm nó hốt hoảng.

Video ghi lại trò “nghịch dại” của Pulisic đã nhận về nhiều chỉ trích, trong đó có Blue Planet Society – một nhóm tình nguyện viên vận động chấm dứt tình trạng khai thác quá mức ở các đại dương trên thế giới.

Xem lại màn tâng bóng gây tranh cãi của Pulisic:

video


Thông qua tài khoản Twitter của mình, Blue Planet Society ghi chú: “Việc lạm dụng một con cá mú bị đe dọa tuyệt chủng cho một video trên mạng xã hội là hành động hạ đẳng!”

Một số người cho rằng Pulisic không phải chỉ vô tình dẫm lên con cá. Trước khi tâng bóng, mũi công sinh năm 1998 hẳn đã quan sát được bên dưới là loài động vật này nhưng phớt lờ và tiếp tục thú vui quá đà.

Con cá bị Pulisic “hành hạ” là giống cá mú nghệ nước mặn sống ở các vùng biển nhiệt đới. Nó thường được nhìn thấy ở các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của châu Mỹ, bao gồm quần đảo Florida, Bahamas biển Caribe và bờ biển Brazil.

Tình trạng của cá mú nghệ được xếp vào loại “dễ bị tổn thương”, tức là chưa thuộc loại phải bảo tồn ngay lập tức. Tuy nhiên, do thực tế là loài này có xu hướng sinh sản với số lượng lớn và chỉ tập trung ở một vài địa điểm hàng năm, chúng dễ bị thu hoạch hàng loạt.

Do đó, một lệnh cấm thu hoạch đã được áp dụng vì số lượng cá mú nghệ đang suy giảm nhanh chóng. Nó đã được bảo vệ ở Mỹ từ năm 1990 và Caribe từ năm 1993. Cá mú có tốc độ tăng trưởng chậm, có nghĩa là quần thể này sẽ mất một thời gian để trở lại trạng thái trước đó.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X