1. “Tăng nhanh chóng mặt” là từ ngữ mà tờ báo của nước Anh dùng để miêu tả thành công về tiền bạc của Man United.
Man United vẫn rất thành công trên thương trường |
Với những bản hợp đồng thương mại mới được công bố mỗi tuần, chẳng bất ngờ khi doanh thu của Man United trong năm qua (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu 363,2 triệu bảng, tăng 13,4 % so với thời điểm này năm ngoái. Đây là mức thu chưa từng có trong lịch sử “Quỷ đỏ”.
Trong đó, doanh thu thương mại của Man United đạt 152,5 triệu bảng, tăng 29,7% so với mùa giải trước. Dù doanh thu bản quyền truyền hình giảm 2,3% nhưng nó không hề ảnh hưởng tới tổng doanh thu của đội bóng bởi các bản hợp đồng quảng cáo đã mang về 90,9 triệu bảng cho Man United, tăng 44,1 % so với mùa giải trước. Đi cùng với mức tăng của doanh thu là sự sụt giảm về nợ xuống còn 389,2 triệu bảng (giảm 10,9%).
2. Vui về tiền bạc nhưng Man United chất chứa một nỗi buồn. Việc công bố tài chính được đưa ra chỉ nửa ngày sau khi đội bóng có trận mở màn Champions League gặp Leverkusen với khán đài Old Trafford trống khán giả. Tính chất trận đấu quan trọng, chiến thắng 4-2 đầy hoa mỹ nhưng “Nhà hát” trở nên tĩnh lặng so với trước.
Không còn sự cuồng nhiệt hay không khí ngẹt thở, thay vào đó là cảm giác hụt hẫng khi nhìn vào những hàng ghế đỏ trống trải nối tiếp nhau.
Đây có thể xem là lời cảnh báo dành cho các ông chủ của Man United. Việc đẩy giá vé lên quá cao đang khiến các CĐV nản dần khi mà kinh tế vẫn đang trong đà suy thoái. Họ chấp nhận chứng kiến đội bóng con cưng của mình qua những màn hình tivi hay tụ tập ở những quán bar chứ không trực tiếp đến sân cổ vũ.
Bên cạnh đó, việc CLB chỉ lo làm ăn kinh tế mà không quan tâm tới việc đầu tư cho đội hình cũng khiến CĐV chán nản. So với các “đại gia” ở Premier League, Man United là nơi buồn tẻ nhất trong mùa mua sắm vừa qua.
(Theo Thể Thao Văn Hoá)