Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Đằng sau thất bại của Thạch Kim Tuấn

Thứ Hai 26/07/2021 16:26(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Thạch Kim Tuấn đã khi đấu không đúng với chính mình tại Olympic Tokyo 2020. Và đâu là lý do đứng sau chuyện này?

 

Tại kỳ Thế vận hội mùa hè lần này, đoàn thể thao Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu có Huy chương dù chỉ tham dự với vỏn vẹn 18 VĐV tranh tài ở 11 môn thể thao. Và hy vọng lớn nhất đã được đặt vào Thạch Kim Tuấn ở môn Cử tạ nội dung dưới 61kg của nam. 

Với những gì đã thể hiện trong quá khứ, đô cử sinh năm 1994 người TP.HCM được dự đoán có thể giành huy chương khi đối thủ chính của anh chỉ là Li Fabin - người đang nắm giữ kỷ lục thế giới hạng dưới 61kg của nam với tổng cử 318 kg. Người còn lại là nhà ĐKVĐ SEA Games 30 hạng dưới 61 kg, Eko Yuli Irawan.

Đằng sau thất bại của Thạch Kim Tuấn
Đô cử Thạch Kim Tuấn thất bại ở nội dung Cử tạ dưới 61 kg tại Olympic Tokyo 2020

Tuy nhiên, trong một ngày thi đấu không thành công, Thạch Kim Tuấn đã không thể hiện thực hóa giấc mơ giành Huy chương tại Olympic Tokyo 2020 cho đoàn thể thao Việt Nam. 

Thành tích cử giật của anh chỉ là 126 kg, đây cũng là mức cử khiêm tốn nhất trong 8 VĐV tranh tài ở nhóm A. Nó thua xa con số 133 kg mà chính đô cử này từng đạt được vào năm 2014 ở giải  trẻ thế giới, hay kỳ tích cử 135 kg tại SEA Games 30 diễn ra vào cuối năm 2019. 

Sang đến phần thi cử đẩy sau đó, Kim Tuấn còn thi đấu thất vọng hơn khi thất bại ở cả 3 lần cử trong phần thi này, qua đó không được xếp hạng thành tích chung cuộc. 

Đây có thể nói là một cái kết rất buồn với Thạch Kim Tuấn và những người yêu thể thao nước nhà. Thất bại của Thạch Kim Tuấn khiến làng thể thao Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trắng danh hiệu ở lần tham dự Thế vận hội lần này. 

Trước đó, đã 3 kỳ đại hội liên tiếp chúng ta giành được huy chương với tấm HCB của đô cử Hoàng Anh Tuấn tại Olympic Bắc Kinh 2008, HCĐ Olympic 2012 của đô cử Trần Lê Quốc Hoàn cùng cú đúp huy chương ở môn bắn súng tại Olympic Rio 2016 của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Thạch Kim Tuấn
Thể thao Việt Nam đang đối mặt nguy cơ không có huy chương sau thất bại của niềm hy vọng số 1

   
Đằng sau thất bại của Thạch Kim Tuấn

Sau thất bại vào chiều qua, Thạch Kim Tuấn đã phải nhận nhiều lời chỉ trích từ phía người hâm mộ trên các mạng xã hội. Đây là điều có thể hiểu được khi mà NHM hẳn đã đặt nhiều kỳ vọng vào anh. 

Rõ ràng, với những gì từng thể hiện trong quá khứ, cơ hội giành huy chương Olympic của VĐV Thạch Kim Tuấn không phải là không có, thậm chí là rất sáng. Nhưng đáng tiếc là khi được đặt quá hy vọng, anh lại không vượt qua được chính mình. 

Giá như tái hiện được kỳ tích tại 'ao làng' SEA Games 30 với thành tích cử giật 135 kg, cử đẩy 169 kg, tổng cử 304 kg, rõ ràng là Kim Tuấn đã có được huy chương ở 'biển lớn' thế vận hội. Bởi thực tế, thành tích thi đấu của người về nhì là Eko Yuli Irawan chỉ là 302 kg còn HCĐ thuộc về Son Igor (Kazakhstan) với tổng cử đạt 294kg.

Vậy đâu là những nguyên nhân đứng sau thất bại của Thạch Kim Tuấn? Đầu tiên đó hẳn là yếu tố phong độ. 

Việc thế giới chìm trong 'cơn ác mộng' mang tên Covid-19 trong suốt hai năm qua đã ảnh hưởng lớn lớn phong độ của các VĐV thể thao và VĐV Thạch Kim Tuấn không có ngoại lệ. 

Thạch Kim Tuấn
Thạch Kim Tuấn không đạt điểm rơi phong độ ở giải lần này.

Kể từ sau SEA Games 2019 - giải đấu bùng nổ nhất của Kim Tuấn cho tới nay, đô cử 27 tuổi này không có nhiều cơ hội để ra nước ngoài thi đấu để duy trì phong độ, cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm. 

Cơ hội hiếm hoi để Kim Tuấn so tài với các đối thủ châu lục là khi anh và nữ đô cử Hoàng Thị Duyên được sang Uzbekistan tham dự vòng loại Olympic Tokyo vào cuối tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên khi về nước, cả hai VĐV đã phải thực hiện cách ly tập trung dài ngày trong điều kiện không được tập luyện. 

Chia sẻ sau thất bại của Thạch Kim Tuấn, ông Đỗ Đình Kháng - tổng thư ký Liên đoàn Cử tạ Việt Nam tâm sự: "Nguyên nhân thì nhiều, trong đó có việc Tuấn phải cách ly khoảng 1,5 tháng, sau khi trở về từ vòng loại cuối Olympic. 

Gần hết 14 ngày cách ly, ở gần phòng Tuấn có một ca F0. Vì thế, cậu ấy phải cách ly lại từ đầu, mất thêm 21 ngày. Lúc này, chúng tôi buộc phải liên lạc qua nhiều kênh khác nhau để đưa tạ vào giúp Tuấn tập luyện. Tuy nhiên, cậu ấy cũng chỉ tập duy trì trong điều kiện thiếu thốn".

Thời gian trong nơi cách ly tập trung quá dài đã khiến Thạch Kim Tuấn không có điều kiện để tập luyện chuẩn bị cho Olympic. Sau khi rời khu cách ly, anh cũng chỉ còn hơn một tháng để chuẩn bị. Nhưng với sự bùng phát trở lại của dịch bệnh tại TP.HCM trong những tháng vừa qua, hẳn là nam đô cử này cũng đã gặp rất nhiều khó khăn lẫn cả áp lực trong việc đạt phong độ cao.

Thạch Kim Tuấn Olympic 2020
Việc bị cách ly dài ngày khiến Thạch Kim Tuấn không đảm bảo được phong độ cao nhất cho Olympic.

Không những không có đủ thời gian để đạt điểm rơi phong độ tốt nhất, việc Thạch Kim Tuấn không được đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể khi phải cách ly dài ngày cũng được xem là một nguyên nhân dẫn tới việc đô cử này không có được trạng thái sức khỏe và tinh thần tốt nhất, cho phần thi chung kết tại Olympic Tokyo.

Yếu tố dinh dưỡng luôn có vai trò quan trọng hàng đầu với các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp, nhất là ở những bộ môn đòi hỏi tới cơ bắp như cử tạ. Và rõ ràng suất ăn dành cho người bình thường ở khu cách ly là không đủ để Thạch Kim Tuấn có thể giữ được sự mạnh mẽ trong gần 40 ngày cách ly.

Lý do cuối cùng khiến Thạch Kim Tuấn thất bại tại Olympic lần này là việc anh phải thi đấu ở hạng cân không phải sở trường, bởi nội dung thi đấu thế mạnh của Thạch Kim Tuấn trước đây vẫn là hạng 56 kg.

Nếu Ban tổ chức Olympic vẫn giữ hạng đấu từng giúp đô cử Hoàng Anh Tuấn giành HCB Olympic năm 2008 thì Thạch Kim Tuấn hẳn là sẽ bớt đi không ít đối thủ mạnh hơn như trường hợp của Eko Yuli Irawan - người đã bỏ hạng cân 56 kg để chuyển sang thi đấu ở hạng dưới 62 kg từ năm 2009. Trong khi đó nhà vô địch Li Fabin cũng không thi đấu hạng 56 kg từ năm 2014.

Như vậy, có thể thấy Thạch Kim Tuấn đã không phải không ít bất lợi trước khi bước vào tranh tài trên đất Nhật Bản. Song đó cũng là một bài học kinh nghiệm quý giá cho VĐV này. Ở tuổi 27, cơ hội sẽ không còn nhiều cho anh để có thể sửa sai tại Olympic Paris 2024 sau 3 năm nữa. Nhưng nếu tiếp tục giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, hi vọng chưa phải đã hết với Thạch Kim Tuấn. 

video

VIDEO: Màn thi đấu của Thạch Kim Tuấn ở Olympic 2020

Khoảng trống lớn phía sau Hoàng Xuân VinhKhoảng trống lớn phía sau Hoàng Xuân Vinh
VĐV Hoàng Xuân Vinh không còn là cái tên xa lạ với người hâm mộ thể thao nước nhà. Nhưng điều đáng lo là khi mà xạ thủ này đã sắp về hưu, khoảng cách trình độ...
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ về nguyên nhân dừng bước ở OlympicXạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ về nguyên nhân dừng bước ở Olympic
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ nguyên nhân dẫn tới việc không thể bảo vệ thành công huy chương vàng Olympic.

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X