Yoann Gourcuff và sự biến mất của “Zidane đệ nhị”

Tác giả CG - Thứ Hai 11/07/2022 17:40(GMT+7)

Được chờ đợi là “Zidane đệ nhị”, Yoann Gourcuff đã từng mang tới những tinh túy khiến khán giả thích thú. Nhưng sau đó, anh biến mất không dấu vết trong nỗi tiếc nuối về một tài năng mà có lẽ là đỉnh cao mà anh có được không phải tất cả những gì tương xứng với tiềm năng mà anh có.

 

Trong cuốn “Zonal Marking: From Ajax to Zidane, the Making of Modern Soccer”, tác giả Michael Cox cho biết sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, bóng đá Pháp là cuộc chiến giữa hai ý thức hệ khác nhau. Một bên tôn sùng lối chơi dựa vào thể chất và sức mạnh còn một bên thì nhấn mạnh vào sự kỹ thuật và phóng khoáng. Người tiên phong cho lối chơi kỹ thuật chính là Albert Batteux – vị HLV thành công nhất trong lịch sử Ligue 1. Khi bóng đá Pháp thời đó chuộng lối chơi thiên về sức mạnh và thể lực, Batteux đã mang tới luồng gió khác lạ khi nhấn mạnh vào khả năng phối hợp, chuyền nhanh và sự sáng tạo của cá nhân. 

Trong quãng thời gian dẫn dắt Reims, Batteux đoạt 5 chức vô địch Ligue 1, có 1 lần lên ngôi tại Coupe de France và 2 lần lọt vào chung kết C1. Hạt nhân trong lối chơi của Reims thời điểm đó chính là huyền thoại Raymond Kopa. Ông tỏa sáng trong màu áo Reims khi được Batteux xếp ở vị trí “số 10”. 

Trong dòng chảy lịch sử bóng đá Pháp, những mẫu cầu thủ “số 10” như Kopa thực sự có tầm ảnh hưởng rất to lớn. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, cầu thủ vĩ đại và truyền cảm hứng nhất bóng đá xứ sở hình lục lăng là một trong những “số 10” xuất sắc nhất lịch sử: Zinedine Zidane. Với nguồn cảm hứng mà ông tạo ra từ lối chơi, với những thành công mà ông gặt hái được trong sự nghiệp cầu thủ, Zidane là một thần tượng lớn trong thế hệ của mình. Và giống như rất nhiều danh thủ khác, sau thời Zizou, bóng đá Pháp bắt đầu đi tìm những “tiểu Zidane” hay “Zidane đệ nhị”. Một trong những nhân vật nhận được nhiều sự kỳ vọng nhất, một cầu thủ được xem là mang nhiều hình ảnh của Zidane nhất từ dáng dấp cho tới lối chơi là Yoann Gourcuff.

Thế nhưng câu chuyện về Gourcuff là về một cầu thủ đã có những thời điểm lóe sáng mang tới nhiều niềm hy vọng, nhưng sau đó không thể đáp ứng được những kỳ vọng to lớn mà mọi người đặt lên anh. Từ một người được mệnh danh là người kế thừa di sản của Zidane, Gourcuff chìm dần vào quên lãng và lặng lẽ biến mất khỏi thế giới bóng đá.

Ngày 11/1/2009, Gourcuff mang tới một màn trình diễn giàu cảm hứng bậc nhất trong sự nghiệp của anh. Phút 70, nhận bóng từ hậu vệ phải Matthieu Chalme của Bordeaux ở bên ngoài vòng cấm, Gourcuff thực hiện một pha “Marseille turn” trứ danh để thoát khỏi hậu vệ trái Sylvain Armand của PSG, sau đó thực hiện kỹ thuật đẩy bóng từ chân phải sang chân trái rồi đẩy lại chân phải để vượt qua trung vệ Sammy Traore. Và ở pha bóng quyết định, Gourcuff tung một cú sút quyết đoán bằng má ngoài, hạ gục hoàn toàn thủ thành Mickael Landreau. Bàn thắng diễn ra rất nhanh, nhưng dư âm của nó thì kéo dài rất lâu. Pha lập công đó được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất Ligue 1 mùa giải 2008/09.

Sau trận đấu, khi được hỏi về bàn thắng đó, Gourcuff chia sẻ: “Tôi không thể nào giải thích được mình làm thế nào. Tôi chỉ cố gắng để đầu óc mình thật tự do và không do dự khi dứt điểm. Pha bóng đó thuần là bản năng”. Giống như pha lập công vào lưới PSG, mùa giải 2008/09 đó Gourcuff thực sự là một khác biệt và nguồn cảm hứng vô tận với những ai theo dõi Ligue 1 nói chung, Bordeaux nói riêng. 

Yoann Gourcuff từng mang tới những màn trình diễn đầy cảm hứng trong màu áo Bordeaux. Ảnh: Getty Images

Gourcuff ra sân 37 trận ở Ligue 1, ghi 12 bàn thắng và có 8 kiến tạo. Kết thúc mùa giải, Bordeaux đoạt chức vô địch Ligue 1, Coupe de la Ligue. Riêng Gourcuff được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của Ligue 1 và sau đó đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm của Pháp, bên cạnh danh hiệu bàn thắng đẹp nhất mùa giải như đã nói ở trên. Tiền vệ người Pháp mang tới sự phấn khích bởi lối chơi nghệ sĩ và kỹ thuật. 

Trong một số báo, trang nhất tờ L’Equipe còn in lớn từ “Le Successeur” (Người kế thừa) bên cạnh hình ảnh của Gourcuff và Zidane. Khi đó, tất cả mọi người đều đã nghĩ và công khai kỳ vọng Gourcuff sẽ là người kế thừa những di sản vĩ đại của Zizou. Giống Gourcuff, Zidane cũng đã từng để lại dấu ấn đậm nét trong màu áo Bordeaux. Cựu tuyển thủ Christophe Dugarry nói: “Bàn thắng vào lưới PSG không hề là một sự vô tình. Nó cho thấy ma thuật của cậu ấy. Từ khi Zidane giải nghệ, tôi cảm thấy rất chán nản. Nhưng xem Gourcuff chơi bóng đã chữa lành tôi. Khi xem những cầu thủ như cậu ấy, tôi cảm thấy mình giống như trở lại thành một cậu bé”.

Ở tuổi 22, Gourcuff trình diễn một lối chơi đầy đam mê và khiến nhiều người thích thú. Anh được HLV Laurent Blanc đặt vào một hệ thống mà ở đó anh là bộ não của đội bóng trong vai trò tiền vệ tấn công của hàng tiền vệ kim cương, trong khi có những cầu thủ như Wendel hay Alou Diarra sẵn sàng bọc lót để Gourcuff có thể tự do sáng tạo. Từ một cầu thủ mờ nhạt ở AC Milan khi không thể cạnh tranh một vị trí trong hàng tiền vệ với những gương mặt như Kaka, Clarence Seedorf, một cầu thủ bị Paolo Maldini vĩ đại chỉ trích vì thái độ trong suốt quãng thời gian ở Milan, Gourcuff đã trở thành đầu tàu ở Bordeaux.

Thế nhưng đáng tiếc là đỉnh cao của Gourcuff, những gì tinh túy nhất của anh đã dừng lại ở tuổi 22, bởi sau đó là là một sự sa sút từ năm này qua năm khác. Dần dần những phép so sánh giữa anh với Zidane chỉ càng khiến người hâm mộ và những ai trót yêu thích nguồn cảm hứng của Gourcuff phải tiếc nuối. Sau mùa giải 2008/09 đầy thăng hoa, anh đã không còn có thể duy trì được phong độ như thế ở mùa giải 2009/10. World Cup 2010, giải đấu mà Gourcuff được kỳ vọng sẽ mang tới tầm ảnh hưởng tích cực, hóa ra lại là thảm họa với chính anh và ĐT Pháp.

 

ĐT Pháp chỉ giành tấm vé tới Nam Phi năm đó nhờ một “bàn thắng ma” mà Thierry Henry mang về. Đến khi bước vào giải đấu, nội bộ của Les Bleus lại dậy sóng vì những quyết định của HLV Raymond Domenech. Truyền thông Pháp cho biết rằng việc Domenech muốn xây dựng Gourcuff là trung tâm của lối chơi và gạt bỏ Henry khỏi đội hình chính đã khiến những cựu binh, trong đó có Nicolas Anelka không hài lòng. Nhiều tờ báo khi đó nói về việc Anelka và Franck Ribery không chịu chuyền bóng cho Gourcuff dù tiền vệ tấn công của ĐT Pháp ở vị trí thuận lợi. Nội bộ ĐT Pháp chia rẽ, Anelka bị đuổi khỏi đội, Pháp không thắng một trận nào ở vòng bảng (thua 2 hòa 1) và trở về nước trong nỗi xấu hổ ê trề. Với Gourcuff, anh rời giải đấu với tấm thẻ đỏ trong trận đấu cuối cùng gặp Nam Phi.

Việc Gourcuff bị nhiều cầu thủ ĐT Pháp cô lập khiến nhiều người đặt câu hỏi về cá tính của anh, và vấn đề của tiền vệ sinh năm 1986 càng bị mổ xẻ hơn bởi những bình luận của Paolo Maldini. Như đã nói ở trên, năm 2010, cựu đội trưởng AC Milan đã trả lời phỏng vấn trên L’Equipe về Gourcuff theo một cách đầy thẳng thắn: “Vấn đề của cậu ấy là thái độ và hành vi. Khi ở Milan, cậu ấy không muốn thể hiện mình đã sẵn sàng. Cậu ấy không chịu học tiếng Italy, không chăm chỉ tập luyện, không thường xuyên đúng giờ. Có nhiều thứ cậu ấy không thể nói ra nhưng cậu ấy biết mình làm gì”.

Sau đó, Jean-Louis Gasset, trợ lý của HLV Laurent Blanc tại Bordeaux, chia sẻ: “Yoann đam mê bóng đá, cậu ấy có thể nói về nó hàng tiếng đồng hồ. Nhưng nếu cậu ấy không cảm nhận được lòng tin của mọi người, cậu ấy sẽ thu mình lại. Cậu ấy cần sự tự tin”.

Từng được kỳ vọng là "Zidane mới", sự nghiệp của Gourcuff đã trượt dốc và sa sút không phanh. Ảnh: Getty Images

Đó thực sự chính là vấn đề của Gourcuff. Anh có tài năng nhưng không có cá tính của một cầu thủ lớn. Cộng thêm những chấn thương liên tục, phong độ của Gourcuff sa sút không phanh. Sau World Cup 2010, Gourcuff gia nhập Lyon với giá 22 triệu euro. Thế nhưng thống kê chỉ ra trong 5 năm ở đây, Gourcuff chỉ có vỏn vẹn 23 trận đá trọn vẹn 90 phút. Alexandre Marles, giám đốc của Lyon, khẳng định những chấn thương phần nào đó đã ảnh hưởng đến sự tự tin của tiền vệ người Pháp. Anh vẫn có những khoảnh khắc lóe sáng, ví dụ như cú sút phạt thành bàn vào lưới Nice năm 2014,… nhưng chúng không xuất hiện quá thường xuyên và những tình huống kiểu như thế là không đủ để đáp ứng sự kỳ vọng. Rời Lyon vào năm 2015, Gourcuff gia nhập Rennes và Dijon trước khi giải nghệ.

Được chờ đợi là “Zidane đệ nhị”, Gourcuff đã từng mang tới những tinh túy khiến khán giả thích thú. Nhưng sau đó, anh biến mất không dấu vết trong nỗi tiếc nuối về một tài năng mà có lẽ là đỉnh cao mà anh có được không phải tất cả những gì tương xứng với tiềm năng mà anh có.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ngày Alexander-Arnold xa rời vòng tay "người cha" Jurgen Klopp

Alexander-Arnold không phải cầu thủ Liverpool duy nhất khóc sau trận đấu chia tay của Klopp, trận thắng 2-0 Wolverhampton Wanderers tại vòng đấu cuối cùng của Ngoại hạng Anh 2023/24, diễn ra tối 19/5. Virgil Van Dijk cũng rơi lệ. Song, những giọt nước mắt của Alexander-Arnold có lẽ cảm xúc hơn cả. Bởi đó là giọt nước mắt của một đứa con dành cho người cha của mình. 

Stefan Ortega: Đẳng cấp của một ‘số 2’ và khoảnh khắc cứu thua của mùa giải

Chấn thương (ở vùng đầu và mắt) của Ederson trong trận thắng 2-0 trên sân Tottenham khiến anh phải kết thúc sớm mùa bóng 2023/24 rõ ràng là một mất mát đáng kể đối với Man City. Tuy nhiên, những gì mà “số 2” Stefan Ortega thể hiện trong khoảng nửa giờ thi đấu tại Tottenham Hotspur, với những pha cứu thua xuất sắc, cho thấy thủ môn người Đức hoàn toàn sẵn sàng cùng Cityzens  “về đích” trong khúc khải hoàn.

Marc Cucurella - Hậu vệ cánh ảo: Bước ngoặt cho mùa giải của Chelsea-Pochettino

Kể từ hiệp 2 trận đấu trên sân Aston Villa hôm 28/4, Chelsea làm một đội bóng hoàn toàn khác. Đoàn quân của Mauricio Pochettino ghi 2 bàn trong 45 phút sau tại Villa Park để kết thúc trận đấu với tỉ số hòa 2-2. Và sau đó là 4 chiến thắng liên tiếp: 2-0 Tottenham, 5-0 West Ham, 3-2 Nottingham và mới nhất 2-1 Brighton.

Artem Dovbyk: Từ miền đất dữ tới thiên đường

Một mùa Hè đầy phần khích sẽ chờ đón Artem Dovbyk tại nước Đức trong kỳ EURO 2024 năm nay, bên cạnh danh hiệu Vua phá lưới La Liga (Pichichi) mà chân sút người Ukraine đang có được phần nào lợi thế trước những Bellingham, Lewandowski hay Alexander Sorloth… Quay trở lại quãng thời gian hơn một năm về trước, sẽ chẳng ai tin rằng ngôi sao thuộc biên chế Ukraine có thể vượt qua những hiểm nguy từ khói lửa chiến tranh để tìm tới đỉnh cao như hiện tại.  

Lucas Perez: Người viết truyện cổ tích xứ Galacia

Tự bỏ ra 493.000 euro để phá vỡ hợp đồng với Cadiz, chấp nhận từ bỏ giấc mơ La Liga để quay về chiến đấu cùng đội bóng quê hương Deportivo ở giải hạng ba, tiền đạo người Tây Ban Nha có thể sẽ không bao giờ trở thành một ngôi sao xuất sắc nhất. Nhưng trong những câu chuyện cổ tích của thành phố La Coruna, chắc chắn sẽ luôn tồn tại một cái tên - Lucas Perez.

Declan Rice: Chiến binh, nhạc trưởng & nhà thông thái

Vào một buổi chiều thứ Hai tại sân tập của Arsenal ở London Colney, Declan Rice đang xem qua những đoạn clip do The Athletic tổng hợp và suy ngẫm về quá trình phát triển của mình kể từ khi chia tay West Ham để gia nhập The Gunners với mức phí chuyển nhượng 105 triệu bảng Anh – con số cao kỷ lục trong lịch sử CLB – vào mùa hè năm ngoái.