Từ bóng đá đến con người Italy: World Cup 1982, thần thoại Pertini và bản sắc quốc gia (P1)

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Tư 19/04/2017 17:21(GMT+7)

Zalo
Phần 1: Chủ nghĩa dân tộc thể thao
 
Năm 1982, Italy giành chức vô địch World Cup tại Tây Ban Nha sau màn  khởi đầu tệ hại. Bóng đá Italy vẫn bị ảnh hưởng nặng nề sau vụ bê bối  bán độ Totonero năm 1980 với nhiều cầu thủ bị bắt và các luật cấm được  ban hành sau đó.
Tu bong da den con nguoi Italy1
Từ bóng đá đến con người Italy
Một cầu thủ bị cấm thi đấu vì dàn xếp tỷ số lúc đó,  Pablo Rossi, về sau đã trở thành người hùng dân tộc khi dẫn đầu danh  sách ghi bàn của WC 1982. Bài viết này sẽ kiểm chứng lại mối quan hệ  giữa định hình quốc gia và sự kiện thể thao năm đó. Bằng cách sử dụng  những lý thuyết lịch sử mới liên quan đến việc hình thành Italy trong  thế kỷ 19, bài viết nhìn nhận vào lý do và cách thức câu chuyện World  Cup năm 1982 được coi như một giai thoại đáng nhớ của quốc gia này. Vai  trò của tổng thống Italy, Sandro Pertini, người thường được nhắc đến  cùng với chiến thắng năm 1982 cũng được phân tích chi tiết. Bài viết cho  rằng các sự kiện thể thao là một định hướng cảm xúc quan trọng để một  quốc gia thực sự nổi bật, cho dù chỉ trong thời gian ngắn, và những sự  kiện đó sẽ đi sâu vào tâm trí mỗi người dân của quốc gia đó.
 
Bản sắc dân tộc, cảm xúc và thể thao
 
comment left Các trận bóng đá mang nặng màu sắc chính trị và văn hóa.
Nicola Porro và Pippo Russo
comment right
comment left Các buổi diễn thuyết với quy mô quốc gia được triển khai với những cách tiếp cận công chúng đầy sức hút…[và] tạo ra những cảm xúc mãnh liệt. Với lượng người tiếp cận chúng ngày càng tăng, một giả thuyết cơ bản (sự tồn tại của một quốc gia) đã được chuyển biến từ một ý tưởng xa vời và trừu tượng thành một thứ gì đó có vẻ thực tế và có vai trò quan trọng.
Alberto Maria Banti
comment right
Italy được thống nhất một cách muộn màng trong phần lớn thời gian của  thế kỷ 19 và quá trình này hoàn tất khi Rome trở thành thủ đô chính  thức vào năm 1870. Chính quá trình thống nhất phức tạp và gây nhiều  tranh cãi này đã gây ra rất nhiều cuộc chiến (đi cùng với đó là chiến  thắng cũng như thất bại) và các cuộc cách mạng. Một lượng nhỏ những  người theo chủ nghĩa dân tộc đã thúc đẩy quá trình thống nhất Italy.

 Trong vòng nhiều năm, giai đoạn lịch sử Risorgimento (trong tiếng Italy  có nghĩa là Phục hưng) được biết tới với nhiều cái tên như Anh hùng đại  chí hay cuộc cách mạng thất bại. Bản sắc dân tộc của Italy thường được  miêu tả như những thứ “yếu ớt” và “chưa hoàn thiện”. Tuy nhiên, trong  những năm gần đây, một nghiên cứu lý thuyết mới đã được triển khai để  xem xét lại lịch sử cũng như quá trình thống nhất Italy.
 
Xu thế này đôi khi được gọi là “cách mạng ghi chép thông tin lịch  sử”. Mục đích của lý thuyết “Thời Phục hưng mới” này nhận dạng một bản  sắc “Italy” được tạo ra nhờ những “Tôn chỉ Phục hưng” thông qua những  dạng văn bản khác nhau – thơ, tiểu thuyết, tác phẩm nghệ thuật, những  câu chuyện lịch sử. Điều này tạo nên một làn sóng cảm xúc tạo cảm hứng  cho nhiều người để tái tạo một bản sắc “Italy” riêng. Thậm chí, có người  còn sẵn sàng chết vì lý tưởng này. Chính nhờ “Tôn chỉ Phục hưng” này mà  một thế hệ thanh niên yêu nước trẻ tuổi đã tạo nên Italy. Quốc gia này  được mô tả như “một bản hiệp ước tự nguyện, tự do và công bằng giữa  những người yêu nước, một cộng đồng sống động, một gia đình to lớn và  chia sẻ chung một bản sắc lịch sử”. Những khía cạnh cơ bản của định  nghĩa về một thời kỳ Phục hưng mới tạo nên một hướng tiếp cận tích cực  hơn cho một cuộc vận động vì bản sắc dân tộc. Việc sử dụng phương pháp  luận để tạo cảm ứng từ lịch sử đã được áp dụng ở đây, với mục đích giúp  người dân hiểu rằng việc ủng hộ một Italy thống nhất không chỉ là lý  thuyết suông mà nó cần dựa trên hành động của họ – trong vài trường hợp,  đó còn là yêu cầu ‘tử vì đạo”.
 
Alberto Banti và Paul Ginsborg đã viết:
 
“Việc áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong thời kỳ Phục hưng để định nghĩa  một quốc gia là cộng đồng của các chiến binh, những người chung lý  tưởng vì một đối tượng vốn mơ hồ với họ – quốc gia/tổ quốc. Và điểm mấu  chốt là những hoạt động chính trị mang màu sắc thần thánh hóa, điều này  tạo nên thứ gì đó thiêng liêng, không thể tranh cãi được, thứ gì đó để  con người có lòng tin tuyệt đối – thậm chí là hy sinh cả tính mạng của  mình.”
 
Bằng cách tập trung vào cảm xúc, cách diễn đạt và các nghi thức, cùng  với đó là phân tích chiến lược truyền thông, những người đứng đầu cuộc  vận động này đã thách thức những thứ được gọi là truyền thống vốn có.
 
Liệu phương pháp luận và phân tích này có thể áp dụng được cho thể  thao? Liệu thể thao có “tôn chỉ” riêng của nó – các trận thi đấu, hình  ảnh, bàn thắng, thắng bại, bình luận và những màn ăn mừng – có vai trò  như nhân tố dẫn truyện gây kích thích cảm xúc và hình thành bản sắc hay  không? Một chức vô địch World Cup, theo lời của Banti, có thể chuyển hóa  thứ gì đó vốn là lý thuyết cơ bản hết sức xa vời và trừu tượng trở  thành một cái gì đó thực thế?
Tu bong da den con nguoi Italy2
 
Bóng đá và chính trị: Nghệ thuật đỉnh cao
 
Xét trong phạm vi của WC 1982 (giống như những sự kiện thể thao  khác), các sử gia – thậm chí là các sử gia chuyên về thể thao – thường  chỉ mô tả chúng một cách đơn giản thay vì phân tích một cách chi tiết.  Họ tin tưởng tuyệt đối vào phiên bản nửa-thần-thoại của WC 1982 và họ  chấp nhận các cách mô tả nó vào thời kỳ đó một cách đơn giản. Cách giải  thích trần thuật như vậy – như huyền thoại về vận động viên xe đạp Gino  Bartali liên quan đến các sự kiện diễn ra trong năm 1948 tại Italy – trở  nên trùng lặp. Đối với trường hợp năm 1982, “một câu chuyện tiêu chuẩn”  đã trở nên phổ biến vào thời điểm đó khi diễn biến trở nên rõ ràng.  “Câu chuyện tiêu chuẩn” này được lặp đi lặp lại với tần suất cao (gần  như bê nguyên chữ nghĩa) trong những sự kiện truyền thông sau đó.
 
Hãy xem qua một ví dụ về việc chiến thắng WC 1982 liên quan thế nào  tới bản sắc dân tộc Italy, cuốn sách có tên “Italy, nhà vô địch thế giới  1982: Thời kỳ Phục hưng mới?” của Stéphane Mourlane, được xuất bản năm  2012. Mourlane mở đầu cuốn sách bằng một tuyên bố chắc nịch: ông sẽ phân  tích “tầm quan trọng của bóng đá trong xã hội Italy” và cái cách “nó  biến thành một nhân tố quan trọng trong việc hình thành bản sắc dân  tộc”. Mặc dù vậy, phần còn lại của cuốn sách lại không đưa ra bất kỳ  chứng cứ hay luận điểm quan trọng nào hỗ trợ cho ý tưởng này. Tuyên bố  này bị coi như là một ý kiến cá nhân, ví dụ như đoạn: “Đối với người  Italy, bản sắc dân tộc của họ (không giống những quốc gia khác) chưa hề  được tôi luyện trên chiến trường, những vận động viên thể thao quốc gia  chính là biểu tượng của niềm kiêu hãnh và danh dự của dân tộc”. Có lẽ  những cuộc chiến có sự góp mặt của Italy từ thế kỷ 19 đến năm 1945 được  xem xét (không thừa nhận chính thức) đã góp phần tạo nên bản sắc dân tộc  cho Italy. Suy cho cùng, 571.000 người đã chết trong giai đoạn Thế  chiến thứ nhất.
 
Liên quan tới vai trò của Sandro Pertini trong sự kiện năm 1982,  Mourlane đơn giản kể lại phiên bản chính thức lúc đó của câu chuyện:  “Đắc cử vào tháng 7/1978 ở tuổi 82, tổng thống Pertini là hiện thân giá  trị của nền dân chủ đối với người dân Italy nhờ vào những hoạt động  chống phát xít thời trai trẻ của ông”. Không có vẻ gì là có sự liên hệ  giữa một thứ gọi là “bản sắc dân tộc” và “World Cup” cả. Không có vẻ gì  tuyên bố của tác giả liên quan tới sự kiện thể thao như vậy nên được  nhìn nhận một cách nghiêm túc. Bài báo này, thật không may (cùng với vài  ngoại lệ), lại đại diện cho nền học thuật quốc gia cho dù nó liên qua  tới bản sắc dân tộc, vấn đề thể thao tại Italy và một sự kiện điển hình  như World Cup 1982. Đã đến lúc phân tích những câu chữ liên quan đến sự  kiện năm 1982 dẫn tới trạng thái cảm xúc dâng trào dành cho người dân  Italy. Bằng cách nào câu chuyện năm 1982 lại phù hợp với vấn đề quốc gia  và bản sắc dân tộc? Huyền thoại này được tạo dựng ra sao và có bao  nhiều phần trong đó là hư cấu? Tầm quan trọng xét trên khía cạnh lịch  sử, chính trị và văn hóa của sự kiện này ra sao?
 
Tôi sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi này. Bài viết này sẽ xem xét một  cách tổng quát về thể thao, bóng đá và bản sắc dân tộc. Tôi sẽ phân  tích bối cảnh cụ thể của WC 1982 – về mặt lịch sử, văn hóa, chính trị và  thể thao. Sau đó, tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng yếu tố “1982” trong việc định  hình bản sắc dân tộc. Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào định nghĩa “Thần  thoại Pertini” mà tôi nghĩ ra. Phần cuối sẽ nói về di sản của WC 1982  trong thế giới hiện nay.
 
Nhìn chung, các nghiên cứu về thể thao và bản sắc dân tộc đã sử dụng  một thuật ngũ quen thuộc có tên “cộng đồng suy tưởng” của Benedict  Anderson mà không hề giải thích rõ ràng. Anderson tranh luận rằng:
 
Chủ nghĩa ái quốc, hoặc có thể gọi là chủ nghĩa dân tộc là tạo vật  văn hóa của một dân tộc cụ thể. Để hiểu rõ chúng một cách đúng đắn ta  cần cân nhắc cách chúng chen chân vào tiến trình lịch sử, ý nghĩa của  chúng thay đổi theo thời gian như thế nào và tại sao chúng lại có tác  động tới cảm xúc con người lớn như vậy.
Tu bong da den con nguoi Italy3
 
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trích dẫn cụm từ “cộng đồng suy tưởng”  của Anderson lại không trả lời được những câu hỏi này. Chúng tập trung  vào cái chất “suy tưởng” của một “cộng đồng” nhưng không thể hiểu rõ vì  sao nó lại "chen chân vào tiến trình lịch sử” hay có “tác động tới cảm  xúc con người”. Bài viết này sẽ thực hiện những công việc như vậy trong  bối cảnh cụ thể là WC 1982 và với đối tượng duy nhất là Italy. Rất hiếm  khi những hiểu biết tinh vi và mới mẻ về bản sắc dân tộc được áp dụng  cho thể thao, mặc dù việc này đã dần thay đổi trong những năm gần đây.  Thông thường, người ta thường tuyên bố rằng thể thao tạo ra một thứ gọi  là “bản sắc dân tộc” theo một cách không phức tạp và rất trực diện. Có  những sự nhầm lẫn đáng kể về mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và thành  tích thể thao. Như Graham White đã tranh luận, bóng đá thường được thể  hiện bởi đặc trưng quốc gia (phong cách thi đấu của mỗi đội tuyển) và  được coi như yếu tố cấu thành cho những đặc trưng tương tự (câu chuyện  của đội bóng trở thành công chuyện của quốc gia).
 
Bằng cách sử dụng những cơ sở lý thuyết mà tôi đã vạch ra trước đó,  và tư duy một cách nghiêm túc về cách thức thể thao hoạt động và tạo ra  những sự kiện có tác động lớn tới cảm xúc của con người, chúng ta có thể  suy luận ra một sự kiện thể thao sẽ tạo ra những hệ quả gì và chúng tự  diễn ra như thế nào. Thể thao thường khiến cho người ta tự hỏi “quốc gia  là gì?” Câu hỏi này không chỉ hỏi ai đó cụ thể mà bất kỳ ai cũng đều có  thắc mắc tương tự. Đối với phóng viên kỳ cựu Eduardo Galeano (khi nói  về đội tuyển Uruguay), “chiếc áo đấu màu xanh da trời chính là bằng  chứng về một quốc gia, một dân tộc”. Trong khi đó, Andrea Pirlo đã viết  trong cuốn tự truyện gần đây của anh về quả phạt đền trong chung kết WC  2006 “đó chính là lúc tôi hiểu rằng là một người Italy tuyệt vời thế  nào”.
 
Trong khi đó, John Hoberman viết rằng “chủ nghĩa dân tộc thể thao đã  tồn tại không giống như một thứ cảm xúc đại chúng mà nó là sản phẩm của  lựa chọn cụ thể do các chính trị gia quyết định”. Liệu rằng “chủ nghĩa  dân tộc thể thao” có thể đều đại diện cho hai khái niệm này? Vì sao  chúng ta phải lựa chọn một trong hai khái niệm đó? Có vẻ như một sự kiện  thể thao có thể vừa tạo ra cảm xúc mạnh liệt cho người hâm mộ vừa là  một phần của một tiến trình chính trị đã được lên kế hoạch tinh vi từ  trước.
 
(còn tiếp)

Tác giả: John Foot - Tên gốc: How Italian Football Creates  Italians: The 1982 World Cup, the ‘Pertini Myth’ and Italian National  Identity


Ngô Đức Long/HanZ (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Võ Hoàng Minh Khoa: Dũng mãnh và đầy quyết đoán

22h30 tối nay, U23 Việt Nam lần đầu tái ngộ U23 Uzbekistan ở một trận chính thức, sau cuộc đại chiến lịch sử năm 2018. Và nếu đội bóng đầy duyên nợ có biệt danh “Sói trắng”, thì lần này, chúng ta cũng sẵn sàng giáp mặt họ với một chiến binh mang nhiều phẩm chất của loài mãnh thú này.

X
top-arrow