Wilfried Zaha: Những ngày tháng bi kịch đã ở phía sau...

Tác giả August - Thứ Tư 31/07/2019 14:48(GMT+7)

Wilfried Zaha. Ở tuổi 26, sau mùa giải thứ năm ở Crystal Palace kể từ khi tái hồi từ Man Utd, ngôi sao người Bờ Biển Ngà đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng Hè này. Zaha đã là cầu thủ hay nhất của Palace trong vài năm trở lại đây và giờ anh đã sẵn sàng cho một bước tiến mới.

Wilfried Zaha. Ở tuổi 26, sau mùa giải thứ năm ở Crystal Palace kể từ khi tái hồi từ Man Utd, ngôi sao người Bờ Biển Ngà đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng Hè này. Zaha đã là cầu thủ hay nhất của Palace trong vài năm trở lại đây và giờ anh đã sẵn sàng cho một bước tiến mới. 

 
Thăng tiến mạnh mẽ tại Crsytal Palace
 
Kết thúc mùa giải 2018/19, Zaha đã bày tỏ nguyện vọng được ra đi. CLB Palace cũng tạo điều kiện cho Zaha được thực hiện ước mơ xê dịch của đời mình, nhưng chỉ khi có đối tác nào đáp ứng được yêu cầu về giá (khảng 65-70 triệu bảng). 
 
Cho tới thời điểm hiện tại, có 2 CLB ở tầm vóc cao hơn Palace đã đánh tiếng hỏi mua Zaha, là Arsenal và Everton. 
 
Với Zaha, anh không che giấu mong muốn được khoác áo Arsenal, đội bóng mà cầu thủ này là fan từ thuở bé. Tuy nhiên, đề nghị đầu tiên của Arsenal, hồi đầu tháng Bảy, 40 triệu bảng, bị Palace từ chối thẳng thừng. Về phần Everton, CLB được cho là sẵn sàng chi 60 triệu bảng cộng thêm Ceck Tosun cho Palace để có Zaha. Tosun là cái tên mà Palace từng hai lần đánh tiếng hỏi mua hồi cầu thủ này còn khoác áo Besiktas nhưng bất thành. 
 
 
Và với việc Arsenal đã đạt được thỏa thuận chuyển nhượng với đồng đội của Zaha ở tuyển Bờ Biển Ngà, Nicolas Pepe (Lille) vào hôm qua, thì Everton, với đề nghị đạt tới điểm kỳ vọng của Palace, rõ ràng đang “giành pole” trong thương vụ Zaha. Giấc mơ và cơ hội khoác áo Arsenal của Zaha, đang vấp phải một thách thức quá lớn. Và nếu như không thể cập bến Emirates hè này, thì đó có thể coi là bằng chứng mới nhất về sự “vô duyên” của Zaha đối với các CLB hàng đầu ở Anh.
 
Với những gì Zaha thể hiện ở Palace mùa trước, ghi 10 bàn và có 5 pha kiến tạo cho đồng đội lập công, đồng thời là 1 trong 2 cầu thủ có số pha đi bóng qua người thành công bình quân trận cao nhất Premier League (3,4 lần - chỉ kém Eden Hazard), giới chuyên môn ở Anh đều chung một quan điểm rằng, ngôi sao người Bờ Biển Ngà hoàn toàn đủ tài và xứng đáng góp mặt trong đội hình của “Big 6”.
 
Nhìn vào những màn trình diễn của Zaha, có thể thấy cầu thủ này tiến bộ từng mùa ở hiệu suất lập công tại Palace. Mùa 2014/15, Zaha có 2 bàn ở Premier League. Mùa kế tiếp anh ghi 4 bàn. Sau đó là 7 bàn ở mùa giải Ngoại hạng Anh 2016/17. 9 bàn mùa 2017/18 và 10 bàn mùa trước. Xét trong nhóm tiền vệ, tiền đạo lệnh cánh, thành tích “nổ súng” của Zaha, chỉ kém đúng 4 cái tên – đều là siêu sao hạng nhất của Premier League: cặp Mohamed Salah – Sadio Mane của Liverpool, Raheem Sterling của Man City và Eden Hazard của Chelsea. 
 
Với những người theo sát bước đường sự nghiệp của Zaha, kể từ khi anh ra mắt ở Palace gần 1 thập niên trước, ở tuổi 17, thì họ hoàn toàn hiểu được khát khao được khoác áo 1 CLB hàng đầu ở Anh (như Arsenal) của cầu thủ này. Bởi Zaha, cần một cơ hội thực sự để khẳng định mình, sau bi kịch tại Man Utd hồi năm 2013.
 
Zaha là mẫu cầu thủ tấn công đa năng và rất chất lượng
Bi kịch đầu đời ở Man Utd
 
Zaha cập bến Old Trafford, mùa Hè 2013, khi anh chưa bước sang tuổi 21. Anh chính là thương vụ mua cầu thủ cuối cùng của Sir Alex Ferguson trước khi HLV huyền thoại của Man Utd nghỉ hưu. Vụ chuyển nhượng Zaha, tài năng sáng giá nhất của Palace tới Man Utd, được chốt hạ và tháng 1/2013. Zaha sau đó tiếp tục ở lại Palace giai đoạn 2 mùa 2012/13, theo hợp đồng mượn. Khi Zaha chính thức trở thành “Quỷ đỏ” đầu mùa 2013/14 thì Sir Alex đã chia tay Man Utd.
 
“Tôi thất vọng vô cùng khi Sir Alex quyết định nghỉ hưu. Một trong những lý do quan trọng khiến tôi muốn đến Man Utd vào thời điểm đó chính là việc tôi sẽ có cơ hội được là học trò của Sir Alex. Điều đó rốt cuộc đã không bao giờ xảy ra nhưng ở địa vị của tôi, làm gì có đủ tư cách để “cầu xin” Sir Alex trở lại… vì mình. Tôi phải chấp nhận sự thật ấy, như một thách thức để trưởng thành trên bước đường sự nghiệp”.
 
 
Nhưng Zaha ấy, lại chính là 1 trong những cầu thủ đầu tiên rời Old Trafford thời hậu Sir Alex, trong giai đoạn David Moyes dẫn dắt “Quỷ đỏ”. Có quá nhiều câu chuyện đồn thổi xoay quanh việc Zaha – chữ kí cuối cùng của Sir Alex – không được Moyes trao cơ hội để thể hiện mình. Và tin đồn ác nghiệt nhất chính là chuyện Zaha có mối quan hệ tình cảm với Lauren, con gái rượu của Moyes. “Người được chọn” không chấp thuận mối tình này và hệ quả là Zaha bị trù dập tại Man Utd.
 
Cả Lauren và Moyes chưa bao giờ thừa nhận tin đồn này, bản thân Zaha thì hơn một lần khẳng định anh còn… chẳng biết “con gái của Moyes là ai” nhưng sự thật thì Zaha đúng là không có trong kế hoạch của “Người được chọn” tại Man Utd.
 
Sau tour du đấu mùa Hè của Man Utd, câu nói đầu tiên của Moyes với Zaha là “với tôi, cậu chưa sẵn sàng cho Man Utd ở Premier League”. Ngắn gọn và rõ ràng. Không một lời giải thích. Với Zaha, chàng trai 21 tuổi tới Man Utd với một trời khao khát, đấy quả thật một cú sốc lớn.
 
Nhưng những gì diễn ra sau đó còn tệ hơn với chàng trai này. “Moyes chẳng bao giờ giải thích về quyết định không-trao-cơ-hội-cho tôi. Cùng lúc ấy, tin đồn ác nghiệt về lý do tôi không được ra sân là bởi “đã ngủ với con gái ông ta” bùng nổ trên các phương tiện truyền thông. Điều khủng khiếp hơn nữa, là không 1 ai ở CLB này, đứng ra bảo vệ tôi cả. Không ai hết”. Zaha hồi tưởng lại, trong cuộc phỏng vấn với telegraph một năm trước.
 
Những gì Zaha trải qua, tại Man Utd, ở tuổi đôi mươi, thực sự là những trải nghiệm khủng khiếp: “Một thân một mình ở Manchester, không bạn bè, không người thân, không được CLB quan tâm. Chỗ ở tôi phải tự mình đi kiếm, trong khi các đồng đội đều được CLB cấp xe thì tôi là người duy nhất không được hưởng chế độ ấy. Không gì cả. Với một cầu thủ mới, lần đầu tới Manchester”.
 
 
“So với thời ở Palace, tới Man Utd giúp tôi thu nhập tốt hơn. Tiền nhiều thật đấy, nhưng sâu thẳm trong tôi là những tổn thương liên tiếp. Cố gắng trong từng buổi tập, nhưng chẳng được ai thừa nhận. Ngày qua ngày, tôi càng thêm suy sụp”. 
 
“Hết mình trong các buổi tập, để rồi… thu mình trên băng ghế dự bị mỗi khi đội bóng thi đấu. 
 
Nhưng đó chưa phải là điều tệ nhất với tôi ở Man Utd. Bi kịch lớn nhất là khi bạn cập bến Man Utd với khát khao trở thành một phần quan trọng của CLB vĩ đại này, để rồi bạn trở thành nhân vật ưa thích cho đủ trò chế nhạo của các CĐV đội nhà. Đó là tôi, Zaha-ở-United, người đã phải sống từng ngày với những thứ tệ hại ấy, mà chẳng có ai để chia sẻ”.
 
Kể từ sau trận tranh Community Shield 2013, Zaha mất tích khỏi đội hình Man Utd hơn 2 tháng, trước khi trở lại vào cuối tháng 10, trong trận đấu với Norwich ở League Cup. Tổng cộng, Zaha chỉ chơi cho Man Utd 4 trận, 166 phút và thêm hơn 200 phút ở đội dự bị, trước khi bị đem cho Cardiff mượn vào tháng 1/2014. Thời điểm đó dẫn dắt Cardiff chính là HLV hiện tại của Man Utd – Ole Gunnar Solskjaer. 
 
Mùa giải 203/14 khép lại, Zaha bị Man Utd “trả lại nơi sản xuất” theo hợp đồng cho mượn trước khi Palace chính thức mua đứt cầu thủ này vào ngày cuối cùng của kì chuyển nhượng Mùa Đông 2014.
 
 
Giờ, ở tuổi 26, sau những mùa giải chói sáng ở Palace, với hành trang là 163 trận tại Premier League, Zaha đã không còn là cậu trai mới lớn, cô độc và chịu nhiều tổn thương như những ngày tháng bi kịch tại Old Trafford nữa. Zaha đã tiến từng bước, từng bước trên con đường khẳng định tài năng của mình sau những đau đớn đầu đời.
 
Cơ hội lớn, liệu có đến với một Zaha-đã-trưởng-thành, Hè này?
 
Một bài viết của August (trên đường pitch)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.