Nếu Trent Alexander-Arnold có thể giành được cú đúp danh hiệu “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm” và “Cầu thủ xuất sắc nhất năm”, anh sẽ được đứng ngang hàng với hai cái tên duy nhất từng được trao cho cả hai danh hiệu trên trong cùng một mùa giải tại Premier League: Cristiano Ronaldo và Gareth Bale.
“Không ai muốn trở thành Gary Neville khi lớn lên cả,” đó là lời tâm sự đã được Trent Alexander-Arnold nói ra trong thời gian gần đây, và là một câu quote mà các fan hâm mộ của Liverpool rất yêu thích.
Cầu thủ người Anh đang đứng trước một cơ hội rất lớn để đạt đến được một kì tích đầy đặc biệt vào cuối mùa giải này, một kì tích từng được tạo ra bởi một nhân vật lừng lẫy khác – có rất nhiều điểm chung với anh – mà giờ đây tiếng tăm đã trở nên lớn hơn và thu hút hơn rất nhiều so với thời điểm đó, một cái tên sẽ không bao giờ bị lãng quên trong lịch sử Premier League – Gareth Bale.
Rất nhiều người đang kì vọng rằng cầu thủ 21 tuổi này sẽ là cái tên giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn cho giải thưởng “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm của PFA”, nhưng liệu anh có thể thậm chí còn đi xa hơn thế? Alexander-Arnold chính là cái tên được yêu thích thứ ba trong cuộc bầu chọn “cầu thủ xuất sắc nhất năm của PFA” bởi hầu hết các nhà cái, và Eni Aluko, bên cạnh nhiều người khác, đã cảm thấy rằng anh hoàn toàn có thể làm được điều đó. “Nhãn quan, sự tinh tế, kỹ thuật và số pha kiến tạo của Alexander-Arnold trong hai mùa giải qua đã được nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt là đối với một cầu thủ thi đấu ở vị trí này,” cựu tiền đạo của Chelsea và Juventus nhận định trên The Guardian.
Nếu hậu vệ người Anh có thể giành được cú đúp danh hiệu “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm” và “Cầu thủ xuất sắc nhất năm”, anh sẽ được đứng ngang hàng với hai cái tên duy nhất từng được trao cho cả hai danh hiệu trên trong cùng một mùa giải tại Premier League: Cristiano Ronaldo và Gareth Bale.
Vào thời điểm xác lập được thành tích đó, Ronaldo là một mũi tấn công không thể ngăn cản với sức mạnh hủy diệt ở hành lang cánh, còn Bale đã phải thay đổi vị trí thi đấu nguyên thủy của bản thân – một hậu vệ trái – thành một cầu thủ chạy cánh để có thể nâng vị thế và danh tiếng của mình lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, Alexander-Anorld lại đang đạt được những kì tích tương tự như ngôi sao người xứ Wales mà không cần phải xác định lại vị trí của bản thân trên sân bóng.
Trên thực tế, đã thật sự xuất hiện những đề xuất cho rằng Alexander-Arnold nên được đưa lên thi đấu như một tiền vệ cánh từ vai trò hậu vệ phải, một động thái đã từng biến Bale thành một siêu sao lừng danh và đầy hào nhoáng của thế giới bóng đá. Thế nhưng, thực tế của vấn đề là cầu thủ người Anh dường như đang quyết tâm đạt được cái tầm cao tương tự mà không rời bỏ vị trí nguyên gốc của bản thân.
ALEXANDER-ARNOLD SẼ SÁNH VAI VỚI GARETH BALE CỦA MÙA GIẢI 2012/2013 BẰNG CÁCH NÀO?
Bale từng bị xem là một “điềm xấu” tại Tottenham Hotspur, với việc họ đã không thể giành được bất kì chiến thắng nào trong 24 trận đấu đầu tiên mà anh ra sân cho đội bóng này. Thế nhưng, cuộc đụng độ với Inter Milan ở đấu trường Champions League đã diễn ra, và phần còn lại, chính là lịch sử …
Cầu thủ người xứ Wales đã khiến cho Maicon phải cực kì khổ sở, vất vả tại San Siro vào tháng 10 năm 2010 và lập được hẳn một cú hattrick đầy đáng nhớ trong hiệp hai của trận đấu. Đây chính là chất xúc tác trong việc giúp Bale biến thành một cầu thủ chạy cánh có khả năng săn bàn tốt đến đáng sợ, một siêu sao đã khiến Real Madrid phải chi ra một khoản tiền chuyền nhượng kỷ lục thế giới để có được sự phục vụ của anh 3 năm sau đó.
Dưới thời Harry Redknapp, và sau đó là Andre Villas-Boas, Bale đã tiến hóa từ một hậu vệ trái trở thành một “phù thủy ở hành lang cánh”, đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp vào mùa giải 2012/2013, khi anh cùng lúc giành được cả danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm lẫn Cầu thủ xuất sắc nhất năm của PFA.
Alexander-Arnold đang có cơ hội rất lớn để nối tiếp Bale – và cả Ronaldo – đi trên con đường đó ở mùa giải này, mặc dù rõ ràng là anh sẽ không làm điều đó bằng cách tái hiện lại cái thành tích đáng kinh ngạc 21 bàn thắng của Bale tại Premier League mùa giải 2012/2013. Đó đơn giản không phải là vai trò, là xu hướng thi đấu của cầu thủ người Anh. Thay vào đó, hậu vệ cánh của Liverpool đã tạo dựng được một danh tiếng lừng lẫy nhờ vào khả năng kiến thiết đầy tinh tế của mình. Còn Bale thì ngược lại, anh đã đoạt lấy danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất năm” bằng cách trở thành cây săn bàn chủ lực của Spurs năm ấy.
Bất chấp sự thua kém về sự hào nhoáng và số lượng bàn thắng so với ngôi sao người xứ Wales khi ấy, dù cho mùa giải 2019/2020 vẫn chưa đi đến hồi kết, nhưng số pha kiến tạo mà Alexander-Arnold tạo ra được cho đến hiện tại đã là 8, trong khi của Bale ở toàn bộ mùa giải 2012/2013 chỉ là 9, một con số mà hậu vệ người Anh chắc chắn sẽ vượt qua rất xa. Nhìn nhận chi tiết hơn, Bale đã tạo ra 75 cơ hội (created chance: Theo định nghĩa của Opta, là đường chuyền cuối cùng – hay còn gọi là đường chuyền dẫn đến một cú sút – dẫn đến việc người nhận bóng thực hiện một nỗ lực dứt điểm về phía khung thành đối phương) cho các đồng đội của mình vào mùa giải 2012/2013, với tỷ lệ trung bình là 2,3 mỗi 90 phút,trong khi của Alexander-Arnold đang là 60 ở thời điểm hiện tại, với tỷ lệ trung bình 2,9 mỗi 90 phút. Xét đến việc mùa giải 2019/2020 mới chỉ trôi qua một nửa chặng đường, và với phong độ ở hiện tại, việc hậu vệ người Anh vượt mặt Bale về khía cạnh này là gần như chắc chắn sẽ diễn ra.
Ảnh: So sánh Alexander-Arnold mùa giải 2019/2020 và Gareth Bale mùa giải 2012/2013. Chú thích: Assist per 90 – số pha kiến tạo trung bình mỗi 90 phút, Chances created – số lần tạo cơ hội mỗi 90 phút, và Accurate crosses per 90 – số pha tạt bóng chính xác mỗi 90 phút.
Và vì vậy, việc trông chờ Alexander-Arnold tạo ra một mùa giải thậm chí còn tuyệt vời hơn Gareth Bale của mùa 2012/2013 trong vai trò một cây săn bàn bên cánh sẽ là một suy nghĩ rất ngớ ngẩn. Ngôi sao người xứ Wale không chỉ vượt xa Alexander-Arnold về số lượng bàn thắng, mà còn ở cả số pha qua người mỗi trận (4,2 mỗi 90 phút so với 1,7 mỗi 90 phút). Để cầu thủ trẻ người Anh có thể thuyết phục được mọi người bầu chọn cho mình thay vì Sadio Mane và Kevin De Bruyne, anh sẽ phải dựa vào sức hấp dẫn của lối thi đấu đầy đặc biệt mà mình đang thể hiện ở vai trò hiện tại, thứ đã giúp chàng trai này được xem là hậu vệ phải xuất sắc nhất Premier League vào thời điểm hiện tại. Hay nói cách khác, tức là anh sẽ phải tiếp tục đảm nhận tốt cái nhiệm vụ “cầm trịch trận đấu” từ vị trí hậu vệ cánh phải cho Liverpool như những gì đang thể hiện.
Công cụ phân tích dữ liệu smarterscout có một cột điểm mang tên “attacking output”, mà theo như các nhà phát hành giải thích, thì đó là “một thước đo về các đóng góp cho xGF (Expected goals for – bàn thắng kì vọng) mà một cầu thủ mang đến trong mỗi đợt kiểm soát bóng của đội bóng anh ta.” Cột điểm này đã được điều chỉnh theo vị trí thi đấu và giải đấu của cầu thủ đó. Số rating thấp nhất là 0, còn cao nhất là 99 – và đó chính là con số của Alexander-Arnold hiện tại về khía cạnh “attacking output”.
Vấn đề của hậu vệ phải người Anh là, về mặt “Attacking output”, De Bruyne cũng đang đạt 99 điểm, trong khi cây săn bàn hàng đầu của The Kop ở thời điểm này, Sadio Mane, cũng đã xây dựng được cho riêng mình một bảng hồ sơ thống kê cực kì ấn tượng ở mùa giải năm nay. Tuy nhiên, Alexander-Arnold sẽ có một chút lợi thế hơn so với hai người kia, khi mà các đóng góp cho khâu phòng ngự của anh vẫn đang được xem xét, đánh giá.
MỘT NĂM ĐẦY BÙNG NỔ
Alexander-Arnold đã làm rung chuyển cả thế giới bóng đá ở mùa giải trước khi mà sự bùng nổ đáng kinh ngạc của anh ở vị trí hậu vệ phải đã góp công rất lớn trong việc đưa Liverpool ngồi lên chiếc ngai vàng châu Âu lần thứ sáu trong lịch sử câu lạc bộ, cũng như chỉ để thua duy nhất một trận trong toàn bộ mùa giải Premier League.
Cầu thủ người Anh đã trở thành hậu vệ đầu tiên tại Premier League đạt đến con số 12 pha kiến tạo trong một mùa giải và cũng là cầu thủ trẻ nhất từng được xuất hiện trong đội hình xuất phát ở hai trận chung kết Champions League liên tiếp.
Anh cũng đã được ghi danh vào sách Guiness World Record bản 2020 về thành tích “số pha kiến tạo nhiều nhất từng được thực hiện bởi một hậu vệ trong một mùa giải tại Premier League”, và khiến Barcelona phải choáng váng với một pha đá phạt góc đầy tinh quái, đánh lừa hoàn toàn hàng thủ kì cựu của Ernesto Valverde và đưa the Reds tiến đến trận chung kết Champions League năm thứ hai liên tiếp.
Thế nhưng, chưa dừng lại ở đó, hậu vệ trẻ này vẫn đang trở nên càng lúc càng xuất sắc hơn qua từng trận đấu. Gần đây, Alexander-Arnold đã được bầu chọn là “Cầu thủ xuất sắc nhất tháng 12” của Premier League – hậu vệ đầu tiên được trao cho giải thưởng này kể từ trường hợp của Virgil Van Dijk cách đây một năm – trong khi cái tên duy nhất có thành tích vượt trội hơn 8 pha kiến tạo mà anh đã thực hiện ở mùa giải này không ai khác chính là playmaker kiệt xuất Kevin De Bruyne.
Ở hiện tại, Alexander-Arnold đang trở nên tiến bộ hơn nữa về khả năng kiến tạo cơ hội mỗi 90 phút so với mùa giải trước (2,93 so với 1,75), số big chance (được Opta định nghĩa là “những tình huống mà cầu thủ nhận bóng được dự kiến sẽ dễ dàng tận dụng thành công và ghi bàn”) mỗi 90 phút mà anh tạo ra cũng đã tăng lên (từ 0,4 lên 0,63), ngoài ra, còn có những sự cải thiện mạnh mẽ về số đường chuyền thành công mỗi 90 phút (từ 47,99 lên 52,25), số lần chạm bóng trong vòng cấm đối phương mỗi 90 phút (từ 1,46 lên 1,81), và tỷ lệ chuyển hóa các cú sút thành bàn thắng mỗi 90 phút (từ 0,17 lên 0,65).
Không chỉ thế, các thông số về khâu đóng góp phòng ngự của anh cũng đã tiến bộ rõ rệt, bao gồm số lần thu hồi bóng mỗi 90 phút (từ 6,17 lên 6,3); số lần không chiến thành công mỗi 90 phút (từ 0,33 lên 0,44), số lần ngăn cản các cú sút của đối phương mỗi 90 phút (từ 0,07 lên 0,34) và số lần cắt đường chuyền mỗi 90 phút (từ 1,28 lên 1,37).
Rất rõ ràng là Alexander-Arnold đã không chỉ tiến bộ hơn trong khả năng tấn công, mà còn cải thiện rõ rệt về khâu phòng ngự, qua đó biến anh trở thành một cơn đau đầu đầy khó chịu đối với các nhà cầm quân của đối phương.
Và giống như Bale, Alexander-Arnold cũng là một chuyên gia về bóng chết. Anh đã từng được cựu cầu thủ của Liverpool, Danny Murphy, so sánh với David Beckham, một “cao thủ” khét tiếng về các tình huống cố định, và bản thân hậu vệ trẻ này cũng đã thừa nhận với tờ The Times rằng, cựu danh thủ người Anh chính là hình mẫu mà anh đã học hỏi cho các pha đá phạt của mình.
Tóm lại, dù chúng ta có mổ xẻ hay phân tích về Trent Alexander-Arnold theo cách nào đi nữa, thì kết quả thu được cũng đều rất rõ ràng rằng, hậu vệ trẻ người Anh đang làm rất tốt cái nhiệm vụ mà mình từng tự tin tuyên bố, đó là “thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về các hậu vệ cánh.”
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.