Vì sao Erling Haaland chọn Borussia Dortmund?

Tác giả CG - Thứ Ba 31/12/2019 17:49(GMT+7)

Với những suy nghĩ mang hơi hướng kinh tế một chút thì Erling Haaland cũng có thể làm điều tương tự, nhất là khi rất nhiều đội bóng cạnh tranh để có sự phục vụ của anh. Không giống như James, anh không phải cầu thủ tự do, nhưng với mức phí 20 triệu euro giải phóng hợp đồng thì cũng chẳng khác gì. Bạn không cần đàm phán với FC Salzburg để có được tài năng trẻ này. Tất cả những gì bạn phải làm là thuyết phục anh (cùng cha mình, ông Alfie Haaland, cố vấn Mino Raiola hoặc bất cứ ai mà anh sẽ lắng ng

Gần một thập kỷ trước, LeBron James bước sang một chương mới trong sự nghiệp với thông báo chuyển tới Miami Heat thông qua một chương trình truyền hình. Chương trình mang tên “The Decision” thu hút 13 triệu người xem ở thời điểm cao nhất và khép lại bằng tuyên bố của James rằng “anh sẽ đem tài năng của mình đến South Beach”.

Với những suy nghĩ mang hơi hướng kinh tế một chút thì Erling Haaland cũng có thể làm điều tương tự, nhất là khi rất nhiều đội bóng cạnh tranh để có sự phục vụ của anh. Không giống như James, anh không phải cầu thủ tự do, nhưng với mức phí 20 triệu euro giải phóng hợp đồng thì cũng chẳng khác gì. Bạn không cần đàm phán với FC Salzburg để có được tài năng trẻ này. Tất cả những gì bạn phải làm là thuyết phục anh (cùng cha mình, ông Alfie Haaland, cố vấn Mino Raiola hoặc bất cứ ai mà anh sẽ lắng nghe) rằng bạn chính là điểm đến đúng đắn cho bước đi tiếp theo trong sự nghiệp của Haaland. Và đó là nơi mà anh sẽ thể hiện được tài năng.
Sự thật là việc không có đàm phán với CLB mà chỉ với cầu thủ và người đại diện, cố vấn của anh là một trong những yếu tố tạo nên khác biệt so với cuộc chuyển nhượng một ngôi sao tuổi teen gần nhất, khi Kylian Mbappe từ AS Monaco đến Paris Saint-Germain vào năm 2017. Haaland có mọi đòn bẩy không chỉ tiền lương và hợp đồng mà còn là điều kiện và kế hoạch sự nghiệp. Cả 2 đều không phải điều trùng hợp.
Haaland là một cậu bé mà con đường sự nghiệp đã được lên kế hoạch tỉ mỉ. Cộng thêm việc có một người cha từng là cầu thủ - ông Alf Inge Haaland từng khoác áo Leeds, Manchester City và đội tuyển Na Uy - khiến những mạng lưới và hợp đồng tốt nhất chỉ cần qua những cú điện thoại. Trước khi chuyển từ đội bóng quê hương Bryne đến Molde - ông lớn của bóng đá Na Uy - Haaland đã được hàng chục tuyển trạch viên các CLB hàng đầu của châu lục đến quan sát, theo dõi. Anh nằm trong tầm ngắm của tất cả nhưng lựa chọn Molde, khi đó được dẫn dắt bởi Ole Gunnar Solskjaer như một bước đi tự nhiên.
18 tháng trước, anh lại chuyển nhượng một lần nữa, lần này là tới Salzburg, một phần của đế chế thể thao Red Bull. Lại một bước đi nữa được tính toán cẩn thận: Salzburg là lựa chọn có lợi nhất cho sự phát triển, và dù sự bứt phá ở đây sẽ là thử thách nhưng dù sao mọi thứ cũng sẽ dễ kiểm soát hơn. Tiền đạo sinh năm 2000 sẽ được đảm bảo thời gian thi đấu, sẽ được trải nghiệm một phong cách chơi bóng khác và có cơ hội thể hiện tốt hơn dù là ở Europa League hay Champions League.

Lý do quan trọng nhất sau tất cả là điều khoản giải phóng. Haaland chấp nhận một mức lương thấp hơn đáng kể so với bạn nghĩ về một chân sút có số bàn từ 2 chữ số đổ lên và ít hơn nhiều so với những gì anh có thể kiếm được ở một đội bóng lớn. Là con trai của một cầu thủ chuyên nghiệp (do đó điều kiện tài chính khá đầy đủ), anh được thoải mái đưa ra lựa chọn, tuy nhiên đó cũng là một cuộc đánh cược bản thân. Nếu anh thi đấu thành công, Salzburg sẽ thu lại gấp 4 lần so với 5 triệu họ đã đầu tư. Nếu anh thất bại, anh sẽ phải tìm kiếm một sự bứt phá ở nơi khác.
Rất ít người nghĩ quá trình phát triển của Haaland lại nhanh đến như vậy, anh lại ghi nhiều bàn đến như thế ở một sân khấu lớn. Haaland và cha đã thuê Raiola để làm cố vấn và vào tháng 11, khoảng 2 chục CLB (hoặc hơn) từng bày tỏ sự quan tâm đến anh đã được rút gọn còn 3: Leipzig (nhờ vào mối liên kết với Red Bull), Borussia Dortmund và Manchester United. Anh chọn Dortmund.
Theo ESPN, United đã từ chối, đặc biệt là do một điều khoản giải phóng được gài vào hợp đồng của anh và việc có thể phải bán trong tương lai. Còn Leipzig cảm thấy họ luôn đứng ngoài cuộc chơi trước tầm vóc của 2 CLB và quá khó để đàm phán với Raiola. Với Dortmund, họ gợi ra viễn cảnh là một bàn đạp hoàn hảo. Họ là một CLB lớn với 80.000 cổ động viên, họ có Bức tường Vàng, họ cạnh tranh Bundesliga suốt nhiều năm, họ có truyền thống tham dự Champions League và đào tạo trẻ: gần nhất là những cái tên như Jadon Sancho và Christian Pulisic.
Thực tế, cả 3 CLB đều sử dụng rất nhiều cầu thủ trẻ ở mùa giải này chứ không chỉ riêng Dortmund và với thành tích đào tạo măng non, hãy phân tích một chút. Trước hết, có sự khác biệt giữa việc gia nhập Dortmund ở tuổi 16 và dành thời gian ở đội trẻ (như Pulisic) hoặc gia nhập ở tuổi 17 và dành một năm ở ghế dự bị (như Sancho) rồi trở thành một trong những cầu thủ trẻ được ca ngợi nhiều nhất thế giới.
Thứ hai, hãy nhìn vào những cầu thủ trẻ hứa hẹn mà họ đã chiêu mộ trong vài mùa giải vừa qua và sự phát triển của họ, những người như Abdou Diallo, Marius Wolf, Manuel Akanji, Mahmoud Dahoud và Dan-Axel Zagadou. Đó là chưa kể đến tiền đạo cao kều Alexander Isak cũng đến từ vùng Scandinavia. 17 tuổi, anh trở thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử giải VĐQG Thụy Điển nhưng rồi quá trình phát triển không như ý muốn và bị đem cho mượn, 2 năm rưỡi sau anh bị bán cho Real Sociedad. (Công bằng mà nói, Isak mới 20).

Ekip của Haaland đã đạt được thỏa thuận lớn sau cuộc gặp với HLV Lucien Favre của Dortmund. Đó là điều tuyệt vời nhưng thực tế là chiến lược gia người Thụy Sĩ đã đứng trên bờ vực bị sa thải 6 tuần trước đó và vẫn có thể phải ra đi vào mùa hè. Về vấn đề này thì Solskjaer cũng vậy. Nếu tính đến sự ổn định trên ghế huấn luyện là một yếu tố thì rõ ràng Leipzig và Julian Nagelsmann là lựa chọn hợp lý. Thế nhưng đó mới chỉ là một miếng của cả bức tranh ghép.
Vậy đâu là điểm khác biệt?
Mới đây, siêu cò Raiola phát biểu trên tờ Telegraph về lý do Haaland chọn Dortmund thay vì Manchester United chỉ đơn giản bởi đó là điểm đến mà tiền đạo người Na Uy tin tưởng. Ông cho biết: “CLB mà cậu ấy được liên hệ nhiều nhất là Manchester United. Họ nói chuyện với cậu ấy nhiều nhất. Tất cả mọi người đều có cơ hội nói chuyện cá nhân với cậu ấy. Chúng tôi để điều đó được xảy ra, nhất là khi cậu ấy biết Ole”.
“Thời điểm này, cậu ấy cảm thấy đó không phải bước đi đúng đắn trong sự nghiệp. Không hề có gì chống lại Manchester United hay Ole cả. Cậu ấy chọn Borussia Dortmund thay vì các CLB khác và thấy hạnh phúc vì cậu ấy muốn đến đó và đó là nơi tốt nhất cho cậu ấy bâu giờ. Nếu cậu ấy muốn tới Manchester United, tôi có nhiệm vụ phải đưa cậu ấy tới Manchester United, nhưng cậu ấy không muốn thôi”.
Siêu cò 52 tuổi nói thêm: “Không hề có tranh cãi giữa tôi và Ed Woodward. Chỉ là một cuộc đàm phán bình thường và cầu thủ lựa chọn con đường khác. Nếu họ muốn đổ lỗi cho ai đó thì tốt thôi, cứ đổ lỗi cho tôi, nhưng cầu thủ vui là được. Cậu ấy đưa ra lựa chọn và chúng tôi tiến hành quá trình một cách bình thường”.

Những phát biểu này là để phản bác lập luận cho rằng Haaland không gia nhập đội bóng chủ sân Old Trafford vì mức phí mà Raiola và đội ngũ của ông đưa ra quá cao. Theo Gazzetta dello Sport, mức phí mà các cố vấn của Haaland đưa ra đóng vai trò quan trọng. Họ khẳng định rằng cha của anh thu về 10 triệu euro trong khi con số của Raiola là 15 triệu euro. Tất nhiên đó đều là những con số chưa được xác nhận nhưng tất nhiên cũng hợp lý. Những tiết lộ từ Football Leaks từng làm sáng tỏ nhiều khoản phí mà Raiola kiếm được từ hợp đồng của Pogba (từ cả 2 đội) và trước đó, chúng ta đã biết Neymar Sr. thu được bao nhiêu khi con trai ông chuyển tới Barcelona. Những những số tiền này không có gì là sai cả.
Phải thẳng thắn là những người phản đối người đại diện và các thành viên gia đình cầu thủ đã sai. Họ làm những gì các CLB và cầu thủ ủy quyền mình làm. Raiola không hề có hợp đồng bằng văn bản với thân chủ và họ có thể bỏ ông bất cứ lúc nào, ví dụ như Romelu Lukaku. Tuy nhiên, đa số trường hợp đều ở lại với siêu cò mang hai quốc tịch Hà Lan và Italia này. Vì sao? Không phải vì họ ngu ngốc mà bởi họ hài lòng với những điều Raiola làm được. FIFA vẫn đang nghiên cứu để đưa ra một giới hạn cho tiền hoa hồng nhưng có một sự thật là hầu hết các CLB lớn đều không bận tâm đến việc tạo mối quan hệ ấm với các siêu cò. Điều họ quan tâm cuối cùng là có các quy định giám sát chặt chẽ, minh bạch hơn. Sau tất cả, họ là những người trả các khoản hoa hồng siêu to khổng lồ và đưa ra các mức phí hợp đồng quá lớn.
Ekip của Haaland chắc chắn đã đàm phán một điều khoản giải phóng hợp đồng - dù là chính thức hay những thứ tương tự như với trường hợp của Henrikh Mkhitaryan - đó cũng là điều họ muốn nhận được từ United. Tất nhiên, điều này đồng nghĩa một lần nữa họ giữ mọi đòn bẩy để cho Haaland tiếp tục phát triển. Đây là một điều tốt cho Haaland và chưa chắc là điều xấu với Dortmund: họ vẫn có được tài năng trẻ “nóng” nhất châu Âu ở mức giá hợp lý (ngay cả đã phải trả thêm hoa hồng). Nhưng qua hợp đồng của Haaland, chúng ta hiểu rằng có rất ít ngọc thô ở đẳng cấp cao nhất, có rất ít bí mất trong các cuộc tuyển trạch truyền thống và những hợp thỏa thuận tốt nhất cũng có đủ loại thứ đi kèm.
Và trên hết, nếu người đại diện của bạn đủ thông minh để biến bạn thành một người tự do trên thực tế như LeBron James thì bạn hoàn toàn có thể tự quyết định điểm đến tiếp theo để thi thố tài năng.
Tổng hợp từ bài viết trên ESPN của tác giả Gabriele Marcotti và bài viết trên Telegraph của tác giả Jason Burt
CG

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.