Vấn đề của Mbappe và ĐT Pháp không phải chiếc mặt nạ mà là những người chơi sau anh

Tác giả Tú Nguyễn - Thứ Sáu 28/06/2024 22:23(GMT+7)

Thế giới dường như rất quan tâm đến chiếc mũi của Kylian Mbappe kể từ khi nó bị gãy trong trận mở màn của Pháp tại EURO 2024. Hay chính xác hơn là thứ sẽ bảo vệ chiếc mũi.

 

Mbappe bắt đầu khởi động trước trận cuối cùng của vòng bảng gặp Ba Lan mà không đeo mặt nạ. Sau cùng anh cũng đeo nó, nhưng liên tục chỉnh dây đeo để giúp mình cảm thấy thoải mái. Đến đầu hiệp 2, anh tiếp tục gọi một thành viên trong ban huấn luyện ĐT Pháp để giúp anh điều chỉnh nó.

Trước trận đấu, Robert Lewandowski, người cũng từng phải đeo mặt nạ vào năm 2015 khi còn chơi cho Bayern Munich cho rằng việc đó thật sự “phiền phức” và khiến “tầm nhìn bị cản trở”.

Nhưng trong khi đội trưởng ĐT Ba Lan tỏ ra thông cảm trước trận bao nhiêu, trong trận đấu anh lại tỏ ra thiếu thân thiện bấy nhiêu: Cuối trận, Lewandowski (có thể là vô tình) đẩy vào mặt Mbappe, khiến cầu thủ người Pháp dậm chân tức giận trong vài giây, đồng thời sờ vào mặt nạ để chắc chắn rằng không có thêm tổn thương nào cho chiếc mũi của mình.

Mbappe chửi rủa đối thủ và dù rất khó để xác định anh thực sự đã nói gì dựa trên việc đọc khẩu hình, có vẻ như đó không phải là những lời khen ngợi dành cho Lewandowski (hoặc cho một số thành viên trong gia đình tiền đạo người Ba Lan).

 

“Tôi nghĩ rằng cậu ấy khá ổn với chiếc mặt nạ,” HLV Didier Deschamps của Pháp chia sẻ sau trận hòa 1-1 hôm thứ Ba. “Kylian cần phải quen với nó. Nhưng cậu ấy khao khát được chơi bóng và trận đấu này sẽ giúp ích cho cậu ấy.”

Deschamps cũng nói rằng một trong những vấn đề Mbappe gặp phải là mồ hôi chảy vào mắt. Chiếc mặt nạ khiến câu chuyện thêm phần phức tạp khi anh cố gắng lau nó. Đó chỉ là một rắc rối nhỏ, nhưng ngay cả những phiền phức nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng khi bạn thực sự đang gánh vác đội tuyển trên vai.

Bởi vấn đề lớn nhất của Mbappe và Pháp trong trận đấu này không phải là chiếc mặt nạ, mà là người đứng sau nó. Hay chính xác hơn là những người chơi sau Mbappe.  

 

Bạn có thể nghĩ rằng Pháp, một đội tuyển đã lọt vào hai trận chung kết World Cup gần nhất và sở hữu đội hình B tài năng hơn hầu hết các đội tuyển khác tại EURO 2024 sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào một cá nhân.

Nhưng có một điều chắc chắn: Trước khi hai “anh đại” của đội là Olivier Giroud và Antoine Griezmann được tung vào sân, mọi đường bóng dường như đều phải qua chân Mbappe. Anh giống như một đứa trẻ giỏi hơn tất cả mọi người ở trường, vì vậy đồng đội chỉ việc chuyền bóng và mong đợi anh làm gì đó.

Nếu điều đó làm Mbappe khó chịu, đôi lúc anh cũng không thể tự giúp được gì cho mình. Đặc biệt là khoảnh khắc cuối hiệp 1, khi Bradley Barcola có cơ hội dứt điểm trong vòng cấm, để rồi đứng nhìn Mbappe băng lên và cướp bóng từ chân của đồng đội cũ và đưa bóng… ra ngoài. Đó là một khoảnh khắc theo kiểu ‘Tôi sẽ xử lý nó từ đây, con trai’.

Có cảm giác như Mbappe cảm thấy anh cần phải tự mình làm tất cả. Anh sở hữu 5 trong 8 pha dứt điểm trúng đích của Pháp. Hãy lấy biểu đồ dưới đây làm ví dụ, khi nó cho thấy số lần anh cố gắng rê bóng qua các cầu thủ Ba Lan.

Mbappe có số lần rê bóng nhiều nhất trong trận gặp Ba Lan

 

8 lần thực hiện, 6 lần thành công là những thông số không chỉ nhiều hơn bất kỳ đồng đội nào của anh, mà còn là số lần rê bóng thành công nhiều nhất trong một trận đấu tại giải đấu này, ngang với Jeremy Doku của Bỉ trong trận gặp Slovakia. Chỉ có Doku và Nico Williams (Tây Ban Nha) và Khvicha Kvaratskhelia (Georgia) đã cố gắng rê bóng nhiều hơn trong một trận đấu.

Anh cũng ghi bàn thắng duy nhất từ chấm phạt đền, qua đó vượt qua sự thật kỳ lạ rằng trước đây anh chưa bao giờ ghi bàn tại EURO.

Mbappe mới có 1 bàn tại EURO

 

Những thống kê ở trên cùng với việc cướp bóng từ Barcola cho thấy thật khó để Mbappe nói lên thông điệp rằng ‘Tôi tin tưởng đồng đội của mình’.

Trên lý thuyết, Mbappe xuất phát ở vị trí tiền đạo cắm trong hàng công 3 người của Pháp, nhưng thời gian thực tế anh chơi ở vị trí số 9 là rất ít. Đầu trận, anh thường xuyên lùi sâu và khuyến khích Adrien Rabiot dâng cao, một động thái tương đối triển vọng nhưng chưa xảy ra đủ nhiều. Sau đó, Mbappe dạt trái như thể anh đang khao khát vị trí mà anh đã ghi rất nhiều bàn thắng tại World Cup. Khi Giroud được tung vào sân, Mbappe chính thức tiếp quản cánh trái; điều này giải thích vì sao hầu hết các lần chạm bóng của anh chủ yếu nằm ở bên trái.

Mbappe chủ yếu chạm bóng bên phía cánh trái

 

Vấn đề là nó làm cho lối chơi của Pháp trở nên rất dễ đoán. Bạn có thể cho rằng họ sẽ không gặp nhiều vấn đề ở các vòng tiếp theo khi Griezmann, người được cho nghỉ ngơi trận này trở lại đội hình xuất phát.

Nhưng nguồn cảm hứng khác sẽ đến từ đâu? Ousmane Dembele ngoài việc kiếm được quả phạt đền bằng một pha thoát xuống trực diện tỏ ra không hiệu quả và phung phí cơ hội. Barcola cũng không làm được nhiều điều, trừ vài pha phối hợp một-hai đẹp mắt với Mbappe.

Hàng tiền vệ cũng không gây quá nhiều ấn tượng. Có một khoảnh khắc đầu trận, khi Mbappe lùi sâu và chuyền một đường bóng tuyệt vời cho N’Golo Kante thoát xuống khi phía trước không còn ai. Nhưng khi còn cách khung thành đối phương khoảng 27 mét, Kante vội vàng tung ra một cú đá mà không rõ là một pha dứt điểm hay một đường chuyền. Không thể có một ví dụ nào hoàn hảo hơn về việc ‘giá như vai trò hai người được đổi ngược cho nhau’.

Có thể tất cả những điều này cũng không quan trọng lắm. Đội bóng nào mà không dựa vào cầu thủ giỏi nhất của mình? Chúng ta từng rơi vào cái bẫy phân tích quá đà màn trình diễn của Pháp ở giai đoạn đầu của một giải đấu trước đây, chỉ để họ cười nhạo kết luận của chúng ta ở trận chung kết.

Nhưng trước trận đấu với Ba Lan, người hâm mộ từng cho rằng vấn đề lớn nhất của Pháp là chiếc mũi của Mbappe và chiếc mặt nạ mà anh phải đeo để bảo vệ nó. Sau trận đấu, cảm giác như đó là vấn đề ít đáng bận tâm nhất.

Theo New York Times

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.

Nguyễn Quang Hải: Sự khác biệt của một cầu thủ đặc biệt!

Những gì Nguyễn Quang Hải thể hiện tại Thường Châu, Trung Quốc đầu năm 2018 xứng đáng được coi là màn trình diễn cá nhân xuất sắc nhất của một cầu thủ Việt Nam ở cấp độ châu lục. Tiếp nối chiến tích cá nhân và tập thể khó tin tại VCK U23 châu Á, là một Quang Hải đóng vai trò tối quan trọng trong đội hình “Những chiến binh sao Vàng” thời HLV Park Hang Seo giành Hạng 4 môn bóng đá nam Asiad 2018, Vô địch AFF Cup cùng năm và vào tới Tứ kết Asian Cup 2019.