Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo

Tác giả Tú Nguyễn - Thứ Ba 15/02/2022 17:27(GMT+7)

Zalo

Cristiano Ronaldo ngước lên trời một cách ngán ngẩm, với hai cánh tay giơ lên trong sự thất vọng, khi Romain Perraud của Southampton từ chối pha dứt điểm vào lưới trống của anh trong trận hòa 1-1 hôm thứ Bảy tại Old Trafford.

 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 
Những phản ứng chán nản đó đang dần trở thành khung cảnh quen thuộc. Ronaldo đã ghi 14 bàn trong nửa đầu mùa giải, nhưng việc tịt ngòi trước The Saint khiến anh trải qua 6 trận không biết đến mành lưới đối phương. Đó là cơn khát bàn thắng lâu nhất của anh ở cấp CLB kể từ mùa giải 2008/09.
 
Trong hầu hết các trường hợp, chuỗi 6 trận không ghi bàn không phải là điều đáng báo động, nhưng Ronaldo thì khác. Cầu thủ 37 tuổi này đã tự đề ra cho mình những tiêu chuẩn rất cao, khi ghi 688 bàn thắng sau 923 trận đấu ở cấp CLB. Do đó, mỗi khi cầu thủ người Bồ Đào Nha ngừng ghi bàn, làng túc cầu lập tức trở nên xôn xao.
 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 

Số lượng bàn thắng suy giảm
 

Kể từ bàn thắng cuối cùng của Ronaldo, một pha dứt điểm cận thành trong chiến thắng 3-1 trước Burnley vào ngày 30/12 năm ngoái, Ronaldo đã chơi 537 phút trên mọi đấu trường mà không ghi bàn, cố gắng thực hiện 37 pha dứt điểm nhưng chỉ có 7 lần trúng đích.
 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 
10 pha dứt điểm trong số đó đến từ thất bại đáng quên tại FA Cup của Manchester United trước Middlesbrough, khi anh đá hỏng một quả phạt đền từ rất sớm, báo hiệu cho màn phung phí cơ hội trên sân Old Trafford.
 
United đã giành chiến thắng trong các trận đấu với Brentford và West Ham mà không cần đến những bàn thắng của Ronaldo, nhưng họ không thắng ở 4 trong 6 trận anh không ghi bàn.
 

 

Những chuỗi ngày không biết đến bàn thắng của Ronaldo:
 

Man Utd 0-1 Wolves, ngày 3/1: Đeo băng đội trưởng nhưng không tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến trận đấu. Chứng kiến một bàn thắng bị từ chối vì lỗi việt vị, trước khi Joao Moutinho ghi bàn kết liễu United.
 
Brentford 1-3 Man Utd, ngày 19/1: Góp công trong bàn thứ hai của United, nhưng phản ứng dữ dội sau khi bị thay ra, 9 phút sau khi United nâng tỷ số lên 2-0.
 
Man Utd 1-0 West Ham, ngày 22/1: Tham gia vào bàn thắng ở phút 90 của Marcus Rashford, nhưng lẽ ra đã không phải trải qua một buổi chiều khó khăn, nếu không bỏ lỡ một cơ hội ghi bàn từ đường chuyền của Bruno Fernandes trong hiệp 1.
 
Man Utd 1-1 Middlesbrough (7-8 ở loạt đá luân lưu), ngày 4/2: Thực hiện thành công quả phạt đền trong loạt đá phạt đền, nhưng làm hỏng điều tương tự trong thời gian thi đấu chính thức. Không thể tìm thấy mành lưới đối phương, dù đã có tới 10 pha dứt điểm.
 
Burnley 1-1 Man Utd, ngày 8/2: Vào sân từ băng ghế dự bị và đánh đầu lên trời trong cơ hội duy nhất anh có được trong hiệp 2. Bước vào đường hầm sau khi trận đấu kết thúc với vẻ mặt cáu kỉnh. 
 
Man Utd 1-1 Southampton, ngày 12/2: Không thể ghi bàn dù đã vượt qua thủ thành Fraser Forster trong hiệp 1. Bị VAR từ chối một bàn thắng vì rơi vào thế việt vị. 
 
Ralf Rangnick tin rằng Ronaldo không phải là nguyên nhân duy nhất để đổ lỗi khi United gặp vấn đề trong khâu dứt điểm. “Lỗi không chỉ ở Ronaldo", ông nói vào tuần trước và nhiều người sẽ đồng tình với ông về điều đó.
 
Nhưng cũng chính Ronaldo là người có nhiều cú sút hơn bất kỳ ai trong những trận đấu gần đây của United. Những phản ứng dỗi hờn chỉ khiến truyền thông đổ dồn sự chú ý vào cầu thủ người Bồ Đào Nha.
 

Những ngày tháng tươi đẹp đang ở lại phía sau?
 

Không cần phải tỏ ra nhạy cảm để biết rằng Ronaldo đang không vui với phong độ hiện tại. Tuy nhiên, điều thú vị là các số liệu thống kê không chỉ ra sự sụt giảm về đầu ra của Ronaldo, kể từ khi Rangnick được bổ nhiệm.
 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 
Trên thực tế, cựu cầu thủ của Real Madrid và Juventus đang có nhiều pha chạm bóng hơn so với đầu mùa giải, cũng như nhiều hơn trong vòng cấm đối phương. 
 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 
Trong khi tỷ lệ ghi bàn của Ronaldo thấp hơn một chút, tỷ lệ chuyển hóa các pha dứt điểm thành bàn của anh là 11,1%, không quá xa so với tỉ lệ anh có được ở nửa đầu mùa giải.
 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 
Khả năng thích nghi nhanh chóng của Ronaldo dưới triều đại Rangnick cho thấy, những chật vật trong giai đoạn gần đây của anh không liên quan đến sự thay đổi trên băng ghế chỉ đạo. Các thông số cũng chỉ ra rằng anh vẫn đang duy trì phong độ như đầu mùa, dù đang trải qua cơn khát bàn thắng.
 

Tần suất hoạt động thì sao?
 

Một vấn đề lớn với Ronaldo, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của sự nghiệp, là khi anh không ghi bàn, anh cũng chẳng đóng góp được gì khác.
 
Hãy nhớ lại đánh giá thẳng thắn của Ralph Hasenhuttl về những thiếu sót của United: "Đây không phải là một bí mật gì lớn, nhưng khi M.U để mất bóng, số lùi của họ như bị hóc.", ông nói hôm thứ Bảy. Ai cũng hiểu ông đang ám chỉ cầu thủ nào.
 
Khả năng ghi bàn phi thường của Ronaldo từ lâu đã khiến người ta không kì vọng nhiều ở anh trong những khía cạnh khác. Nhưng khi anh ngừng ghi bàn, người ta sẽ bắt đầu nhớ kĩ hơn những nhận xét của Hasenhuttl.
 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 
Ronaldo chưa bao giờ là hậu vệ giỏi khi không có bóng. Dễ hiểu khi anh xếp cuối trong số các tiền đạo của United mùa này về số lần tắc bóng, đánh chặn, thu hồi bóng và quãng đường di chuyển trong 90 phút.
Nhưng cầu thủ mới bước sang tuổi 37 không phải là cầu thủ tấn công duy nhất của United có đóng góp khiêm tốn trong những lĩnh vực đó.
 
Vấn đề của Man Utd: Không chỉ ở Ronaldo
 
Ronaldo thực sự đã đua nước rút trong 90 phút nhiều hơn so với cả Edinson Cavani lẫn Mason Greenwood mùa này, trong khi những con số của Rashford cho thấy cầu thủ này cần cải thiện hơn nữa.
 
Tiền đạo người Anh đã thực hiện quả căng ngang để Jadon Sancho ghi bàn trong trận gặp Southampton, nhưng sau đó lại đi bộ lững thững khi Che Adams ghi bàn cho đội khách ở đầu hiệp 2.
 
Đó là một lời nhắc nhở, rằng mặc dù Ronaldo không đáp ứng được các yêu cầu di chuyển không bóng của Rangnick, anh không hề đơn độc.
 

 

Vấn đề của United thực ra còn lớn hơn
 

Chuỗi trận không ghi bàn của Ronaldo là một vấn đề với United, đặt ra câu hỏi về tương lai của anh tại đội bóng, nhưng thủ quân của ĐT Bồ Đào Nha vẫn là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của họ với tỷ lệ đáng kể mùa này. 
Dễ hiểu khi Rangnick không đưa ra những lời chỉ trích cho tiền đạo mang áo số 7. Bởi ông hiểu đội bóng đang tồn tại những vấn đề lớn hơn.
 
Trận đấu với Southampton là trận thứ ba liên tiếp United dẫn trước trong hiệp 1, chỉ để lãng phí nó trong hiệp 2 và đó không chỉ là thất bại trong việc chuyển hóa các cơ hội.
 
Chỉ có Newcastle, Burnley, Leeds và Southampton đánh rơi nhiều điểm hơn khi có lợi thế về mặt tỉ số trong mùa giải này. 13 lần ‘cầm vàng lại để vàng rơi’ của United đã nhiều hơn số lần họ mắc sai lầm của cả mùa trước.
 
Rangnick thừa nhận rằng United chưa đạt được nền tảng thể lực cần thiết để có thể dồn ép đối thủ một cách hiệu quả trong cả trận đấu. Ông cũng than phiền về sự ‘mất bình tĩnh’ mỗi khi 11 cầu thủ trên sân của ông cần đưa ra những quyết định then chốt. 
 
Vấn đề tâm lí đã được thể hiện không chỉ qua những pha dứt điểm khó hiểu của Ronaldo dạo gần đây. Nó còn nằm ở hàng thủ, nơi phong độ tệ hại của Harry Maguire đang tạo ra sự bất ổn từ tuyến sau.
 
Bộ tứ vệ của United đang thiếu sự trợ giúp, bởi khả năng pressing hời hợt của các cầu thủ trên hàng công, nhưng tuyến giữa của họ cũng đang có vấn đề. Paul Pogba đã trở lại sau chấn thương, nhưng Man United vẫn đang mò mẫm trong việc kiểm soát các trận đấu một cách ổn định.
 
Những bàn thắng của Ronaldo đã che lấp những vấn đề đó trong nửa đầu mùa giải, nhưng một khi anh thất bại trong việc tìm thấy mành lưới đối phương, United cũng chẳng còn nơi nào để trốn. Chỉ đến khi các vấn đề lớn hơn của họ được giải quyết, họ mới trở lại là chính mình, ngay cả khi Ronaldo tìm lại được khả năng ghi bàn.
 
Lược dịch bài viết “Cristiano Ronaldo's scoring drought is one of many problems for Man Utd following draw with Southampton” của tác giả Nick Wright (SkySports)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đã từng có một Porto rất hay dưới thời Andre Villas-Boas

Khoảng thời gian một năm của Andre Villas Boas tại Porto có thể bị lu mờ bởi những giai đoạn không như ý ở Chelsea, Tottenham và những giai đoạn sau đó ở Nga, Trung Quốc, Pháp,... Nhưng một năm ngắn ngủi đó cũng là khoảng thời gian mà Andre Villas-Boas đã được coi là huấn luyện viên trẻ thú vị nhất ở bóng đá châu Âu.

Lionel Messi và hồi ức về màn ra mắt Barcelona

Ngày 16 tháng 10 năm 2004 sẽ mãi được ghi nhớ như một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Barcelona. Đó là ngày, Lionel Messi, một cậu thiếu niên tóc xù và chưa được nhiều người biết đến đã có trận ra mắt cho đội bóng xứ Catalunya trong trận đấu với Espanyol.

David Trezeguet: Khi danh vọng chỉ là điều phù du

Từ một kẻ bị lãng quên trở thành người hùng của nước Pháp cho đến những di sản không thể nào thay thế trong màu áo Juventus, nhưng thay vì theo đuổi tiền tài hay danh vọng, David Trezeguet cuối cùng đã quyết định lựa chọn nhảy vào vũng bùn để cứu rỗi đội bóng mình yêu… không phải một mà là hai lần.

X
top-arrow