Từ Ibrox tới Villa Park: Chúng ta biết được gì về HLV Steven Gerrard?

Tác giả KDNX - Thứ Năm 18/11/2021 17:32(GMT+7)

Steven Gerrard, G8 của sân Anfield, "Phượng Hoàng Đầu Đàn" của bầy phượng hoàng lửa Đất Cảng, đó là những gì chúng ta biết về cầu thủ Steven Gerrard, vậy còn HLV Steven Gerrard của sân Villa Park?

Bản CV hấp dẫn

Steven Gerrard khởi đầu sự nghiệp của mình ở sân Ibrox vào năm 2018 khi Rangers quyết định chia tay HLV Pedro Caixinha. Trong khoảng thời gian 3 năm đầu, cựu tiền vệ của Liverpool có được khởi đầu khá tích cực, thậm chí giúp Rangers đạt được danh hiệu VĐQG Scotland dầu tiên ở mùa giải 2020-2021 sau khi vượt mặt kình địch Celtic với thành tích bất bại cả mùa.
Từng là học trò của Rafael Benitez, Roy Hodgson, Kenny Dalglish và Brendan Rodgers xuyên suốt sự nghiệp thi đấu của mình cho Liverpool, vậy nên vị HLV trẻ không hề thiếu nguồn cảm hứng và bài học cho sự nghiệp HLV của mình. Bản thân Rafael Benitez, ông thầy của anh ở giai đoạn thành công nhất lịch sử Lữ Đoàn Đỏ, cũng đã nhận ra niềm đam mê chiến thuật của cậu học trò ngay từ đầu, điều đã được ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi bắt đầu giải thích chiến thuật mình sẽ áp dụng ở Liverpool. Cuộc trò chuyện đầu tiên giữa tôi với Steven đơn thuần là về chiến thuật. Stevie rất chăm chú lắng nghe dù tôi không yêu cầu cậu ta làm thế trong ngày đàu tiên."
Thấy gì từ nhiệm kỳ của Steven Gerrard ở sân Ibrox?
Xuyên suốt quá trình làm HLV của Rangers, Steven Gerrard thường dùng đội hình 4-3-3, dù ở một số thời điểm anh chuyển qua 4-2-3-1. Một điều nữa cũng dễ nhận ra trong lối chơi của Rangers dưới thời HLV người Anh đó là họ thường sử dụng phong cách thi đấu thiên về cầm bóng để chủ động tấn công. Để thực hiện lối chơi này, Steven Gerrard thường sử dụng những cầu thủ có kỹ thuật tốt làm tiền đạo cánh để có thể tổ chức thế trận đến khung thành đối phương nhanh nhất có thể. Ở một số thời điểm, Steven Gerrard sẽ để họ tấn công thông qua khu vực trung lộ để các hậu vệ chạy cánh có thể ập lên từ hai biên.
Càng về sau, Steven Gerrard càng chú trọng nhiều hơn đến việc sử dụng một tiền đạo phụ, thường là Kemar Roofe, một tiền đạo có xu hướng hoạt động ở trung lộ nhằm tạo ra một lợi thế nhất định ở khung thành đối phương. Khi đó, nhiệm vụ của anh sẽ là di chuyển vào các khoảng không hẹp để tạo ra khoảng trống cho hai hậu vệ cánh ập vào. Khi đó, các tiền vệ cánh sẽ lấp đầy khoảng trống giữa các hậu vệ cánh và tiền đạo cánh. Cũng có lúc, Steven Gerrard sử dụng Ryan Kent và Ianis Hagi ở các cánh không thuận để giúp họ có thể trở thành mối hiểm họa trước khung thành đối phương từ khu vực cánh.
Bằng việc sử dụng các cầu thủ có xu hướng bó vào trong sớm, Gerrard đã giúp giảm thiểu việc các tiền vệ của anh bị chặn đứng bởi hàng phòng ngự đối phương. Khi nhìn vào lối chơi của Rangers, ta có thể thấy rõ sự hiệu quả trong các pha di chuyển của họ thường tới từ cánh phải (như hình trên), nơi James Tavernier sẽ thực hiện các đường kiến tạo ở khu vực 1/3 cuối sân từ hành lang cánh. Cũng có lúc các hậu vệ cánh sẽ bóng vào trong, còn các tiền đạo di chuyển vào trung lộ để tạo ra hiểm họa ở khu vực cận thành, trong khi đó, các tiền vệ trụ sẽ có nhiệm vụ di chuyển khoảng vị trí để tạo ra khoảng cách cho đội nhà (như hình dưới).
Khi Rangers thi đấu với cặp đôi mũi nhọn, các tiền vệ trung tâm của họ sẽ tỏ ra cẩn trọng hơn. Thay vì thực hiện các pha bứt tốc lên tuyến trên, họ sẽ che chắn khu vực phía sau các hậu vệ cánh, những người được phép dâng cao ở các tình huống tấn công. Vì vậy, không có gì lạ khi chúng ta thường xuyên thấy các hậu vệ cánh của Rangers ập vào từ khu vực trung lộ. Ví dụ, khi lối chơi được vận hành từ hành lang cánh trái như hình dưới đây, Tavernier sẽ ập vào vòng cấm từ khu vực cận thành.
Nếu lối chơi được xây dựng từ khu vực vòng ngự, dù là bằng một pha phát bóng của thủ môn hay từ một đường trả về từ hàng tiền vệ tới hàng phòng ngự, hai trung vệ của họ sẽ đóng vai trò chính. Khi đó, sẽ dâng cao để trở thành cặp tiền vệ trụ hoặc dạt ra cánh để thành hậu vệ cánh để có thể dâng cao ở hành lang biên của đối phương.
Tuy nhiên, Gerrard cũng thường xuyên sử dụng các pha bóng dài. Conor Goldson, trung vệ phải của Rangers, khi đó sẽ trở thành chân chuyền chính của đội. Nguyên do của điều này phần nhiều tới từ việc đối phương bị thu hút bởi lối chơi của Rangers khi họ đảo sang cánh phải. Nhờ đó mà khi Rangers chuyển bóng sang cánh trái một cách đột ngột, họ sẽ có được nhiều khoảng trống hơn cho các pha xâm nhập vòng cấm.
Phòng ngự và pressing
Khi không có bóng, Rangers của Gerrard thường sử dụng đội hình 4-3-3. Mục đích ở đây là đưa bóng ra hành lang cánh, vừa để pressing tầm cao, vừa để dồn về thành một đội hình phòng ngự khối trung lộ. Khi đó, nhiệm vụ chính của tuyến tiền vệ sẽ là chặn đứng mọi đường tới khu vực trung lộ, còn các tiền vệ trung tâm sẽ thực hiện các pha đảo vị trí trước khi đưa bóng vào gần đường biên. Khi pha bóng này được thực hiện, các tiền đạo cánh sẽ dồn về hàng tiền vệ để gia tăng quân số và giảm thiểu khoảng trống giữa các tiền vệ trung tâm (như hình dưới). Điều này thường xảy ra khi các hậu vệ cánh không thể di chuyển khỏi vị trí để pressing vì đối phương đã vượt qua họ, một lối tiếp cận khá giống với Liverpool dưới thời Jurgen Klopp.
Ở Rangers, Steven Gerrard sẽ chỉ đạo các học trò pressing rất gắt gao để bao vây xung quanh cầu thủ cầm bóng của đối phương khi họ chuyển lối chơi sang vị trí cánh. Vì vậy, chúng ta rất thường thấy việc các hậu vệ cánh của Rangers di chuyển ra bên ngoài để lấy bóng từ khu vực này, trong khi đó, các tiền vệ trung tâm sẽ che chắn khoảng trống phía sau họ. Điều này sẽ giúp Rangers có được sự liền khối ở khu vực phòng ngự trung lộ khi các cầu thủ cánh dồn về để gia tăng sức ép lên khu vực phía sau cầu thủ cầm bóng.
Từ Ibrox tới Villa Park: chúng ta biết được gì về HLV Steven Gerrard?
Rangers dưới sự dẫn dắt của Steven Gerrard thường tỏ ra nhanh nhạy ở các pha cướp bóng nhằm giữ vững lợi thế cầm bóng của đội nhà, đồng thời giúp các cầu thủ ở tuyến trên, thông thường là các tiền đạo cắm hoặc tiền đạo cánh xa bóng nhất, giữ vững vị trí thuận lợi cho các pha tấn công của đội nhà. Nhờ đó, họ có được sự thuận lợi ở các tình huống chuyển trạng thái từ phòng ngự sáng tấn công hơn so với các đối thủ.
Kể cả khi đối phương cầm bóng lâu hơn để ép Ranger phải lui về, họ vẫn cho thấy sự xuất sắc của mình ở mặt phòng ngự bằng đội hình 4-3-3 đầy chắc chắn và gần như không có lỗ hổng nào giữa các tuyến, vì vậy, các đối thủ của họ chỉ có thể sử dụng các cú sút xa mang tính "cầu may" khi tiếp cận khung thành của Rangers dưới thời Steven Gerrard.
Đội hình của Steven Gerrard trong thời gian dẫn dắt Rangers. Nguồn: Coach's Voice
Kết luận
Dù đã quá quen với sự khắc nghiệt của Premier League, giải đấu đã chứng kiến những năm tháng đẹp nhất sự nghiệp cầu thủ của G8, nhưng việc trở thành HLV của một đội bóng tầm trung như Aston Villa sẽ là một thử thách đầy cam go với huyền thoại một thời của sân Anfield. Tuy nhiên, với tinh thần ham học hỏi và một tư duy chiến thuật hiện đại, chắc chắn Steven Gerrard sẽ cùng với Aston Villa vượt qua những thử thách đang chờ đợi anh ở sân Villa Park.
Theo The Coach's Voice.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.