Cuộc sống mới, môi trường bóng đá mới, cấp độ cạnh tranh mới và chính Aaron Wan-Bissaka cũng nỗ lực từng ngày để làm mới mình, để phát triển phóng cách bóng đá phù hợp với một CLB đặt mục tiêu chinh phục các danh hiệu như Quỷ đỏ
Đầu trận hòa Tottenham, Aaron Wan-Bissaka chạm mốc 100 cú “tắc” bóng thành công tại Premier League 2019/20. Tính đến thời điểm này của mùa giải, chỉ duy nhất hậu vệ cánh Leicester -Ricardo Pereira có nhiều pha xoạc bóng hơn “số 29” của Man United.
Hãy nhấn chuông đăng ký để đón xem những clip mới nhất nhé. Cảm ơn các bạn!
|
|
Và đây mới là mùa giải đầu tiên của Wan-Bissaka tại Old Trafford.
********
Hai cầu thủ có số phút thi đấu nhiều nhất tại Premier League mùa này của Man United, bên cạnh thủ thành David De Gea thì người đầu là Harry Maguire (2820 phút) còn cái tên thứ hai chính là Wan-Bissaka (2541). Ưu tiên của Ole Gunnar Solskjaer cho mùa giải này là xây dựng kết cấu vững chắc cho hàng thủ và ông rõ ràng có nhiều lý do để hài lòng với cặp đôi trung vệ mới (Maguire) – hậu vệ phải mới (Wan-Bissaka).
Wan-Bissaka, 22 tuổi, được các đồng đội đặt cho biệt danh “Người nhện”, có thể không phù hợp với chuẩn đánh giá của các bình luận viên về một hậu vệ cánh hiện đại. Roy Keane, cựu danh thủ Man United chê anh trên sóng Sky Sports trong giờ nghỉ giữa hiệp trận đấu với Tottenham. Cựu HLV Graeme Souness, trước trận, cũng chỉ trích anh ở chuyên mục bình luận quen thuộc của ông với The Times.
“Cậu ấy không có sự hiệu quả ở 1/3 phần sân đối phương” – Souness bình luận. “Tôi muốn cậu ấy chủ động hơn trong các tình huống bóng thay vì cái kiểu lúc nào cũng lao mình vào các cuộc tranh chấp tay đôi. Giữa một hậu vệ có khả năng đọc trận đấu, dự đoán được trước sự nguy hiểm và xử lí nó theo cách ít tốn sức nhất và một chuyên gia xoạc bóng, tôi chọn về đầu. Tranh chấp tay đôi và tắc bóng nhiều, đương nhiên sẽ phạm lỗi nhiều – tôi không thích kiểu hậu vệ như vậy”.
Souness, với kinh nghiệm của ông, đáng nhận được sự tôn trọng. Nhưng đánh giá của Souness về Wan-Bissaka thì có phần quá cảm tính. Đúng, Wan-Bissaka là mẫu hậu vệ rất thích tắc bóng. Nhưng khi Wan-Bissaka xuất chiêu tủ, anh đạt tỉ lệ thành công cực cao và trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Souness, “số 27” United rất hiếm khi phạm lỗi.
104 cú tắc bóng thành công sau 28 trận đấu và chỉ 15 lần phạm lỗi tại Premier League. Theo thống kê từ Whoscored, trong số 330 cầu thủ (không bao gồm thủ môn) đã chơi từ 10 trận trở lên mùa này, tổng cộng có tới 246 cái tên có tỉ lệ bình quân phạm lỗi mỗi 90 phút cao hơn Wan-Bissaka. Bất chấp những quan điểm trái chiều, Wan-Bissaka đơn giản là đang làm tốt nhất thứ mà anh giỏi nhất!
********
Tính đến thời điểm này là vừa tròn 1 năm kể từ ngày Wan-Bissaka, gã trai gốc Nam London, trầm tính và kín tiếng, chuyển tới phía Bắc nước Anh khoác áo CLB thành Manchester. Wan-Bissaka dĩ nhiên biết rõ, United từng là nơi đầy ám ảnh đối với một đàn anh Crystal Palace. Wilfried Zaha, người đã trải qua gần 2 năm đáng quên tại Old Trafford (2013-2015).
Khi Wan-Bissaka chính thức rời Palace để tiếp nối hành trình dang dở của Zaha, tất cả các thành viên đội một Palace đều dành cho anh lời chúc may mắn qua WhatsApp. Chàng trai trẻ được yêu quý Wan-Bissaka, giờ là niềm tự hào và chở theo cả sự kì vọng lớn lao của người Palace.
Dĩ nhiên United và Palace là hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Vài tuần sau khi chính thức trở thành một “Quỷ đỏ” (ngày 29/6), Wan-Bisskaka được HLV Solskjaer “ném” vào các trận giao hữu tiền mùa giải, trước đám đông hơn 5 vạn CĐV tại Australia, Singapore và Trung Quốc. Một năm trước đó, trận “làm nóng” đầu tiên trước mùa 2018/19, Wan-Bissaka ra sân trong màu áo Palace, đấu với đội hạng Nhì Đan Mạch – Helsingor. Số CĐV vào sân xem trận này? 1.518!
Có quá nhiều thứ đã thay đổi trong 1 năm của Wan-Bissaka tại United. Mức lương tăng gấp 7 so với mùa cuối cùng ở Palace. Dĩ nhiên sự chú ý và khắt khe lớn hơn bội phần của giới truyền thông, mạng xã hội dành cho một “Quỷ đỏ”.
Cuộc sống mới, môi trường bóng đá mới, cấp độ cạnh tranh mới và chính Wan-Bissaka cũng nỗ lực từng ngày để làm mới mình, để phát triển phóng cách bóng đá phù hợp với một CLB đặt mục tiêu chinh phục các danh hiệu như “Quỷ đỏ”.
“Hậu vệ cánh của các CLB hàng đầu, mặc nhiên luôn được kì vọng phải thể hiện tốt ở 1/3 phần sân đối phương”, hậu vệ phải Danny Simpson, trưởng thành từ Học viện United – nhà vô địch Premier League 2015/16 trong màu áo Leicester nói với The Atjhletic. “Tại Palace, Aaron chơi trong một tập thể hiếm khi vượt trội đối thủ ở tỉ lệ kiểm soát bóng. Với United, sự khác biệt là hoàn toàn rõ ràng. Về mặt phòng ngự, Aarons thực sự xuất sắc – một hậu vệ mà rất hiếm cầu thủ tấn công nào tại Anh có thể vượt qua. Ở khoản hỗ trợ tấn công, Aarons dĩ nhiên cần phải hoàn thiện hơn nữa, bởi đây là United - một đội bóng có phong cách và yêu cầu kĩ-chiến thuật khác xa Palace”
Theo Simpson, “Rõ ràng Aarons đã có sự tiến bộ trông thấy ngay trước khi đại dịch coronavirus bùng phát. Pha kiến tạo thành bàn trong trận thắng Chelsea là ví dụ. Tôi từng chứng kiến Gary (Neville) nỗ lực như thế nào tại Carrington để cải thiên khả năng hỗ trợ tấn công, đặc biệt là kể từ sau khi David (Beckham) chia tay CLB. Aarons đang đi trên con đường tương tự và cậu ấy còn rất trẻ và có nhiều tiềm năng để khai phá”.
********
Wan-Bissaka sớm đã khiến CĐV Man United và cựu HLV “Quỷ đỏ” Jose Mourinho phát sốt vì màn trình diễn tuyệt vời của anh trong trận Palace đánh bại đội bóng thành Manchester tháng 3/2018. Và đó, thực ra mới chỉ là trận đá chính… thứ 2 của Wan-Bissaka tại Premier League.
Solskjaer, trong khi đó, hơn một lần tuyên bố: “Wan-Bissaka là hậu vệ giỏi nhất châu Âu trong các tình huống 1 chọi 1”. Với Solskjaer thì “Wan-Bissaka có thể bứt tốc cực đỉnh ở đoạn ngắn (khoảng 2-3 yard đầu). Cộng thêm khả năng phán đoán tình huống tốt, Wan-Bissaka thường đưa ra được quyết định phòng ngự nhạy bén và chuẩn xác”.
Trẻ trung và gần như ngay lập tức đem đến sự an tâm cho hậu tuyến nhờ phẩm chất phòng ngự thiên bẩm. Chuyên nghiệp, cầu tiến và luôn nỗ lực từng ngay để học hỏi điều mới. Wan-Bissaka chính là tất cả những gì Solskjaer muốn – và Man United cần cho vị trí hậu vệ phải “Quỷ đỏ” trong 1 thập kỉ tới.
Từng là thành viên trong thế hệ hào hùng của United thời Sir Alex Ferguson, Solskjaer lấy luôn hình mẫu người đồng đội thuở nào Gary Neville làm “kim chỉ nam” cho Wan-Bissaka. Thời đỉnh cao, Neville thường có xu hướng di chuyển tịnh tiến và liên tục sang phần sân đối phương, dù có bóng hay không bóng. Và cách chơi này của Neville luôn mở ra cho Man United thêm ít nhất một hướng triển khai tấn công. Đó là thứ mà Solskjaer yêu cầu và thúc đẩy Wan-Bissaka trong mỗi buổi tập và từng trận đấu của United.
Những giọt mồ hôi của thày trò Solskjaer và Wan-Bissaka ở Carrington dĩ nhiên không lãng phí một chút nào. Ở thắng lợi mới nhất của “Quỷ đỏ” tại Premier League, “số 27” đã có một đường kiến tạo xuất sắc cho Anthony Martial ghi bàn nhân đôi cách biệt trước Sheffield United.
Từ Fred đến Falcao, từ Veron đến Forlan, rất nhiều cầu thủ đã trải qua năm đầu tiên “khủng khiếp” để thích nghi với môi trường United. Nhưng Wan-Bissaka thì không. Một năm đã qua của Wan-Bissaka tại United là một năm của sự tiến bộ và chở theo vô vàn kì vọng…