Triều đại Maldini đã thay đổi bộ mặt của AC Milan như thế nào (p1)

Tác giả KDNX - Thứ Tư 15/01/2020 20:46(GMT+7)

Có thể nói, Italia luôn sản sinh ra những gia đình bóng đá danh tiếng. Dù chuyện cả một gia đình theo nghiệp bóng đá không có gì quá lạ lẫm, nhưng việc một người cha tài năng sinh ra những đứa con còn tài năng hơn mình chỉ có thể xảy ra ở Italia. Một trong những ví dụ sinh động nhất của điều này đó là gia đình Maldini.

Có thể nói, Italia luôn sản sinh ra những gia đình bóng đá danh tiếng. Dù chuyện cả một gia đình theo nghiệp bóng đá không có gì quá lạ lẫm, nhưng việc một người cha tài năng sinh ra những đứa con còn tài năng hơn mình chỉ có thể xảy ra ở Italia. Một trong những ví dụ sinh động nhất của điều này đó là gia đình Maldini.

Với những ai yêu bóng đá Italia, Cesare Maldini là HLV mặt lạnh nổi danh của ĐT Italia ở World CuP 1998, và là cha của đội trưởng số 1 Italia: Paolo Maldini. Dù thi đấu rất tốt, đội bóng áo Thiên Thanh vẫn phải dừng bước ở tứ kết sau khi để thua trên chấm penalty trước đội chủ nhà. Cesare Maldini sau đó bị cho là lỗi thời khi nhiều người cho rằng nếu ông mạo hiểm một chút, có lẽ đội bóng đã đến được bán kết.
Ở Wembley, 35 năm trước, Cesare là hạt nhân chính trong chức vô địch Châu Âu đầu tiên của Milan. Đội bóng đầu tiên của vùng Iberia đoạt được danh hiệu vô địch Châu Âu. Thành công này đến trên sân đấu đại diện cho nơi sinh ra bóng đá, dù hôm đó sân vận động vắng quá nửa khán giả khi số khán giả bị giới hạn xuống còn 45,715. Một con số quá tệ với một trận đấu kinh điển của bóng đá Châu Âu. Trận chung kết năm 1963 thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Milan bị dẫn trước để rồi lật ngược thế cờ để giành chiến thắng 2-1. 5 năm trước đó, Cesare Maldini cùng Milan đã thất bại dưới tay Real Madrid của những Alfredo Di Stefano, Raymond Kopa và Paco Gento trong trận chung kết Cup Châu Âu 1958 
Tối thứ 4 hôm đó ở Wembley vào tháng 5 năm 1963, Cesare rút cục cũng hoàn thành lời sấm truyền của mình, đưa AC Milan trở thành đội bóng hàng đầu Châu Âu trong những năm sắp tới. Khoác lên mình bộ đồ sân khách toàn trắng của Milan bên cạnh những Giovanni Trapattoni, Gianni Riverra, chân kiến tọa số 1 Brazil Dino Sani và Jose Altafini, Cesare nâng cao chiếc cup dưới tòa tháp đôi nổi tiếng sau khi bị dẫn trước bởi Benfica của Eusebio danh tiếng. Cũng chính Báo Đen là người mở tỷ số trong trận đấu này.
Một tỷ số mà Benfica giữ vững cho tới tận gần phút 60. Altafini là người anh hùng khi ghi 2 bàn thắng của Milan ở hiệp 2. Nhưng chính việc Cesare Maldini tập trung "chăm sóc" Eusebio mới là thứ đặt nền tảng cho những pha tấn công của Altafini. Dưới sự dẫn dắt của một bậc thầy về Catenaccio, Nereo Rocco, Cesare Maldini đã quen với việc thi đấu như một kỳ thủ trên bàn cờ. Cesare chính là người điều phối đội hình đáng tin cậy nhất của Rocco trên sân, một danh tướng thực sự trên sân đấu.

Khi đó, ông 31 tuổi, độ tuổi "hết thời" của bóng đá Anh, thế nhưng, Cesare vẫn tiếp tục thi đấu trong 3 mùa giải sau đó trước khi rời San Siro để đến Torino thi đấu với người thầy Rocco  trong một mùa rồi chính thức giải nghệ. Ông rời Milan không chỉ với danh hiệu Châu Âu, mà còn với 4 danh hiệu Scudetto bên cạnh những cầu thủ giàu sức ảnh hưởng như Lorenzo Buffon, Nils Liedholm, Gunnar Nordahl, Juan Alberto Schiaffino, Altafini, Trapattoni và Rivera.
Thật ấn tượng khi xét đến việc Cesare thi đấu cùng với Rivera trong đội hình vô địch Châu Âu năm đó. Một điều thú vị khác: trận đấu cuối cùng của Rivera trong màu áo Milan đó là trận đấu ông ra sân cùng với Baresi, người sau đó trở thành mắt xích quan trọng bên cạnh Paolo Maldini. Những điều trên cho thấy khoảng cách hai thập niên rất gần mà cũng rất xa giữa trận đấu cuối cùng của Cesare Maldini và trận đấu đầu tiên của Paolo Maldini. Một điều thú vị khác nữa, đó là đồng đội của Cesare Maldini khi đó, Liedholm, chính là HLV của Paolo khi anh có màn ra mắt cho Milan ở tuổi 16 vào tháng 1 năm 1985.
Cesare Maldini là một cầu thủ có được sự điềm tĩnh và tinh tế với trái bóng trong chân, điều khiến ông đến được trận chung kết World Cup 1962 ở Chile. Một lối kiểm soát bóng nhẹ nhàng, thường thi đấu ở vị trí libero nhưng cũng đủ linh hoạt để thi đấu ở bất cứ vị trí nào trong hệ thống phòng ngự hay thậm chí là ở vị trí tiền vệ lùi sâu. Thứ duy nhất khiến ông không thực sự hoàn hảo đó là sự chủ quan của ông, thứ đôi lúc khiến ông mắc sai lầm, đến mức ông bị rơi vào vòng vây của đối phương đôi lần, hoặc thậm chí bị lủng lưới. Tuy vậy, những sai lầm này vẫn được cho là một phần của Maldini.
Dù Cesare rời Milan khi còn là cầu thủ ở mùa hè 1966, đấy vẫn chưa là phải là lần gắn bó cuối cùng của ông với đội bóng. Trong 4 năm sau đó, ông trở lại làm trợ lý HLV cho Rocco, người trở lại San Siro vào năm 1967 từ Torino. Thầy phù thủy và người học việc một lần nữa tái hợp. Cả Cesare và Rocco đều sinh ra ở thành phố cảng Trieste, nơi Cesare khởi đầu sự nghiệp của mình với Triestina trước khi Milan đem ông về vào mùa hè năm 1954. Có vẻ như con đường tới thành công của Paolo đã được định hình từ trước. Từ việc cùng thừa hưởng di sản của bố và Cesare, dù hai người cách nhau 20 tuổi, thêm vào đó, khi anh được sinh ra vào năm 1968, Cesare Maldini đang không ở gần Milan.
Đến năm 1971, Cesare Maldini đã trở thành trợ lý của Rocco, thay thế Marino Bergamasco, một năm sau đó, ông trở thành HLV trưởng khi Rocco trở thành giám đốc kỹ thuật của Milan. Đã học được rất nhiều từ ông thầy của mình, Cesare đưa Milan lên thành công một cách dễ dàng. Ở mùa mùa 1972-1973, Milan giành được Coppa Italia, danh hiệu Cup Winners' Cup một cách đầy tranh cãi trước Leeds, thế nhưng, họ lại để vuột mất danh hiệu Scudetto vào tay Juventus trong ngày cuối cùng. Một chiến dịch gần như hoàn hảo trong năm đầu tiên năm đội đã giúp Maldini có được tinh thần tốt nhất ở mùa giải sau đó.
Phong độ quốc nội có phần phập phù của Milan được bù đắp bởi một trận chung kết Cup Winners' Cup. Thế nhưng, Cesare Maldini lại bị sa thải ngay ở thời điểm Rossoneri hành quân đến De Kuip đối đầu FC Magdeburg. Thay thế ông là đồng đội cũ Trapattoni. Nguyên nhân chính chấm dứt triều đạo này của ông đó là lần thứ 5 liên tiếp để lỡ mất danh hiệu Serie A, đó là chưa kể đến trận thua 5-1 tan nát trước Inter Milan sau khi để thua 3-0 chỉ sau 10 phút. Nhưng phải đến trận gặp Verona, ông mới chính thức bị sa thải. Mọi thứ dần thay đổi ở giữa tháng 1, thế nhưng, khi Milan bị đánh bại 6-0 trước Ajax ở trận lượt về Siêu Cup Châu Âu, giới mộ điệu tỏ vẻ ngạc nhiên khi Milan lại có thể sụp đổ nhanh như thế.

Dịch từ bài viết: "How the Maldini dynasty changed the face of AC Milan" của tác giả Steven Scragg đăng trên These Football Times.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.