Teddy Sheringham: Không bao giờ là quá muộn

Tác giả Elflaco - Thứ Hai 02/04/2018 16:13(GMT+7)

Better late than never!
Teddy Sheringham: Không bao giờ là quá muộn
Với Teddy Sheringham, tuổi tác, đúng thật chỉ là những con số. Hôm nay, Sheringham bước sang tuổi 52 và anh chuẩn bị… được làm cha, thêm một lần nữa. Bà xã của Sheringham, cựu siêu mẫu Kristina Andriotis, người kém cựu danh thủ này tới 20 tuổi, đang mang bầu tháng thứ 6. Hai năm trước, cặp đôi này đã có với nhau một chú nhóc, George. Charlie, cậu cả nhà Sheringham, con của anh với đời vợ trước Denise Sims, năm nay đã 29 tuổi. Tức chỉ kém 2 năm tuổi so với mẹ kế Kristina.
Thiên hạ nói gì Sheringham không quan tâm bởi anh vẫn “ghi bàn” đều. Bằng cách này hoặc cách khác. Và việc chuẩn bị làm cha lần thứ 3, ở tuổi 52, cũng là bằng chứng cho thấy sự dẻo dai đặc biệt của cựu tiền đạo này. Dẻo dai như khi anh chơi bóng chuyên nghiệp đến tận năm 42 tuổi mới chịu treo giày. Dẻo dai như khi anh nghỉ bóng đá để tham gia đủ loại thú chơi khác, từ golf cho đến bài Poker trong suốt 7 năm (từ 2008-2015) rồi bỗng nhiên tái xuất sân cỏ làm cầu thủ kiêm HLV cho CLB thuộc giải League Two- Stevenage.
Và dẻo dai như cách anh vào sân trong hiệp hai trận chung kết Champions League 1999, rồi đặt dấu giày trong cả 2 pha lập công ở phút bù giờ giúp Manchester United ngược dòng đánh bại Bayern Munich để lần đầu đăng quang cúp châu Âu dưới thời Sir Alex Ferguson. Dẻo dai tới mức, ở tuổi 35, trong mùa giải cuối cùng khoác áo M.U 2000/01 trước khi trở lại đội bóng cũ Tottenham, Sheringham vẫn ghi tới 15 bàn chỉ trong 29 lần ra sân ở Premier League. Còn gì nữa để nói về sự dẻo dai của Sheringham? Năm 39 tuổi, anh là chân sút số 1 của West Ham với 20 bàn thắng tại Championship 2004/05 giúp CLB này giành quyền thăng hạng Premier League.
Cú ăn ba của Sheringham
Trong sự nghiệp cầu thủ khởi đi từ năm 1983 và kết thúc vào năm 2015, Sheringham đã chơi cả thảy 902 trận qua 10 CLB khác nhau, ghi 355 bàn thắng, giành tất cả những danh hiệu tập thể cao quý nhất (cùng M.U), là vua phá lưới đầu tiên trong kỉ nguyên Premier League (mùa 1992/93), giành cú đúp giải thưởng “Cầu thủ xuất sắc nhất mùa” của PFA và FWA ở tuổi 35, trong mùa giải cuối cùng khoác áo “Quỷ đỏ” 2000/01.
Có rất nhiều điều để nói về Sheringham, như là tấm gương tiêu biểu của một cầu thủ chuyên nghiệp, như là điển hình của câu “gừng càng già càng cay”. Và đại đa số đều chọn Sheringham của những khoảnh khắc xuất thần trong vài phút bù giờ cuối cùng trận chung kết Champions League 1999 để nhớ về anh. Nhưng bản thân Sheringham, thì lại chưa bao giờ coi đó là “khoảnh khắc vĩ đại nhất” trong đời cầu thủ của anh. Với Sheringham, những ngày hè 1988, khi anh – 23 tuổi- cùng đội bóng đầu đời Milwall vô địch giải hạng Nhì và nhờ đó chính thức giành quyền thăng hạng Nhất (tiền thân của Premier League sau này) lần đầu tiên trong lịch sử CLB, mới là thứ không thể nào quên.
Sheringham, cho tới tận những ngày này vẫn nói về Milwall của những tháng năm đã cũ ấy, với sự hào hứng. “Đấy là một tập thể trẻ trung, không có ngôi sao lớn luôn ra sân và chiến đấu với tinh thần “chúng ta là độc nhất vô nhị”. Sheringham đã quá khiếm tốn rồi, bởi anh chính là ngôi sao số 1 của tập thể Milwall ngày ấy, với thành tích là chân sút số 1 CLB ở 4 trong 5 mùa giải liên tiếp từ 1986-1991, cho tới khi anh gia nhập Nottingham Forest, bước đệm để anh trở thành ngôi sao hàng đầu trong màu áo Tottenham và sau đó cùng Manchester United của Sir Alex chinh phục biết bao đỉnh cao.
Bóng đá với anh “là niềm đam mê, là tôn giáo trong đời
Trong cuốn tự truyện của mình, Sheringham viết rằng, bóng đá với anh “là niềm đam mê, là tôn giáo trong đời. Bóng đá là tất cả những gì anh – khi còn là một chú nhóc – muốn làm. Anh yêu từng khoảnh khắc hiện diện trên sân cỏ, ở mọi đội bóng, trước bất kì đối thủ nào. Và anh càng yêu bóng đá hơn khi nhận thấy mình còn hoàn thiện hơn, hay hơn khi bước vào “tuổi băm”.
Với Sheringham, thứ khiến anh bén duyên với nghiệp cầu thủ lâu đến thế và thành công đến vậy, chính là bởi anh là người “luôn tranh đấu”. “Bạn không được phép dễ dãi với bản thân. Để thành công, không thể thiếu sự nỗ lực. Tôi luôn tìm kiếm cho mình, luôn đặt mình vào thế phải tranh đấu, phải cạnh tranh để từ đó hoàn thiện và tiến lên phái trước. Kể cả khi tôi treo giày, thì “tranh đấu” vẫn là từ khóa của đời tôi. Không bóng đá, tôi tìm kiếm sự tranh đấu ở những môi trường khác, như chơi golf hay đánh bài Poker”.
Có một thứ, ở Sheringham, mà cho đến thời điểm hiện tại mỗi khi được cánh phóng viên gợi chuyện, anh vẫn… tranh thủ nói về nó. Đó là “tốc độ”. Sheringham nói rằng, nếu có một điều ước cho quãng đời cầu thủ đã qua, anh sẽ ước mình… chạy nhanh hơn như đã từng. Chính vì “không có tốc độ tốt” mà Sheringham từng đối mặt với nguy cơ bị thải loại ở Học viện Milwall hồi 16 tuổi. Nhưng chẳng phải, một Sheringham không thực sự hoàn hảo trong chặng đầu khởi nghiệp mới chính là lý do để anh nỗ lực hoàn thiện mình, qua mỗi ngày, mỗi mùa giải, mỗi đội bóng. Và chính nhờ thế, lịch sử bóng đá Thế giới mới được sở hữu một Sheringham độc nhất vô nhị hay sao?
Sheringham tham dự trận cầu giao hữu giữa cựu ngôi sao tuyển Anh - Phần còn lại của Thế giới.
Sheringham lấy bằng HLV chuyên nghiệp từ vài năm trước nhưng sự nghiệp huấn luyện của anh thì không được tương xứng với những đỉnh cao sáng chói thời cầu thủ. Hai lần sắm vai “thuyền trưởng”, đầu tiên với đội hạng Ba Stevengae và mới nhất tại đội bóng thuộc giải Super League Ấn Độ Atletico Kolkata, Sheringham đều bị sa thải sau chuỗi thành tích vô cùng bết bát. Nhưng với một người thích tranh đấu như Sheringham thì có lẽ chẳng thất bại hay bước lùi nào khiến anh chùn chân cả. Bằng chứng là trong cuộc phỏng vấn mới nhất với SKySports, Sheringham đã hạ quyết tâm sẽ tái xuất Premier League trên cương vị HLV của một đội bóng thuộc giải đấu này trong thời gian tới.
Premier League, dĩ nhiên, chưa bao giờ quên Sheringham và vẫn chờ ngày anh – gã trai không tuổi- tái xuất. Trên một cương vị mới. Để sống dậy những hoài niệm về một thời đã xa…

ELFLACO (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.