Tâm thư của Mesut Ozil: Giọt nước tràn ly (P2)

Tác giả Phương GP - Thứ Hai 30/07/2018 14:49(GMT+7)


PHẦN BA – DFB

 
Thứ gần như đã đánh gục tôi trong những tháng đã qua chính là cách đối xử của DFB, hay cụ thể ở đây là ông Chủ tịch DFB Reinhard Grindel. Sau khi bức ảnh của tôi cùng Tổng thống Erdogan được đăng tải, Joachim Low đã yêu cầu tôi cắt giảm ngày nghỉ, đến Berlin, đưa ra thông báo để chấm dứt những lời đàm tiếu và gửi báo cáo ngay lập tức.
HLV Joachim Loew
Trong khi tôi nỗ lực giải thích cho Grindel về dòng máu, nguồn cội của bản thân, cũng như lý do thực sự đằng sau bức ảnh. Ông ấy tỏ vẻ chẳng quan tâm và chỉ tập trung vào quan điểm về góc nhìn chính trị của ông ta. Và trong lúc ông ấy có vẻ thái quá, chúng tôi đã đi đến thoả thuận là điều tốt nhất cho bây giờ là tập trung vào World Cup. Đó là lý do vì sao tôi không tham gia vào truyền thông DFB trong những ngày chuẩn bị World Cup. Tôi biết rằng những tay phóng viên thích đề cập chính trị hơn bóng đá chỉ muốn tấn công tôi, kể cả khi mọi chuyện tưởng như đã tạm lắng với những gì Oliver Bierhoff đã bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình trước trận đấu với Saudi Arabia ở Leverkusen.
 
Trong thời gian này, tôi có dịp gặp Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier. Không giống như Grindel, ngài Steinmeier tỏ ra quan tâm hơn đến những gì tôi nói về gia đình, huyết thống và quyết định của mình. Tôi còn nhớ cuộc gặp ấy có tôi, Ilkay và Tổng thống Steinmeier, còn Grindel tỏ ra không vui khi ông không được phép tham gia vì những góc nhìn về chính trị của ông ta. Tôi đồng ý với ngài Tổng thống rằng chúng tôi cần phải có thông báo về vấn đề này, sau đó tập trung vào bóng đá. Tuy nhiên, Grindel lại bất bình vì đó không phải là thông cáo mà đội ngũ của ông đã soạn sẵn ngay từ đầu, và được thông báo rằng văn phòng của ngài Steinmeier sẽ phụ trách vấn đề này.
 
Từ khi World Cup kết thúc, Grindel chịu nhiều sức ép hơn từ những quyết định của ông trước khi đại hội bóng đá diễn ra. Ngay lập tức, ông lên tiếng với công chúng rằng tôi, một lần nữa, cần phải lý giải cho những hành vi của mình và tiếp tục đổ lỗi cho tôi về kết quả kém cỏi của đội tuyển ở Nga, mặc dù ông đã nói với tôi rằng mọi chuyện đã kết thúc khi còn ở Berlin. Và tôi sẽ lên tiếng, không phải vì Grindel, mà vì tôi muốn như thế. Tôi sẽ không còn là tấm bia đỡ đạn cho sự yếu kém của ông ấy trong công việc nữa. Tôi biết ông ấy đã muốn tôi bị gạch tên khỏi tuyển sau khi bức ảnh được đăng tải, và ông đã bày tỏ quan điểm ấy trên Twitter mà không hề có cuộc truy cứu nào.
Trước thềm World Cup 2018, Mesut Ozil gây tranh cãi khi chụp ảnh chung với ông Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng Joachim Low và Oliver Bierhoff đã đứng ra bảo vệ tôi. Trong con mắt Grindel và những kẻ theo phe ông ấy, tôi là người Đức khi chúng tôi chiến thắng, nhưng tôi chỉ là kẻ nhập cư khi chúng tôi thua cuộc. Dù cho tôi có đóng thuế cho nước Đức, ủng hộ cho nền giáo dục nước Đức và vô địch World Cup cùng tuyển Đức năm 2014, tôi vẫn không bao giờ được cộng đồng thừa nhận. Tôi vẫn bị đối xử như một tên “khác biệt”. Tôi đã nhận giải “Bambi Award” vào năm 2010 như là sự thừa nhận cho thành công của người nhập cư đối với xã hội Đức, tôi đã nhận “Nguyệt quế bạc” vào năm 2014 bởi Cộng hoà Liên bang Đức, và tôi cũng là “Đại sứ của bóng đá Đức” vào năm 2015.

Thế nhưng, tôi vẫn chưa đủ để trở thành người Đức...? Tôi còn thiếu điều gì nữa để đủ tiêu chuẩn là một người Đức thực thụ? Bạn tôi, Lukas Podolski và Miroslav Klose không bao giờ bị đánh giá bởi dòng máu lai Đức-Ba Lan, thế tại sao dòng máu Đức-Thổ của tôi lại bị? Có phải vì đó là Thổ Nhĩ Kỳ? Có phải vì tôi theo đạo Hồi? Tôi nghĩ rằng những gì đang xảy ra vạch trần một vấn đề nghiêm trọng. Bằng cách ám chỉ dòng máu Đức-Thổ, nó cũng đã đụng chạm đến những người có gia đình với nhiều dòng máu lai. Tôi đã được sinh ra và giáo dục ở Đức, thế tại sao lại không được chấp nhận là một người Đức?
 
Ozil theo đạo Hồi
Không chỉ Grindel có quan điểm như thế. Tôi đã bị Bernd Holzhauer (một chính khách) gọi là thứ “con cừu khốn nạn” bởi vì bức ảnh cùng Tổng thống Erdogan và gốc gác Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa hết, Werner Steer (Người đứng đầu Nhà hát quốc gia) còn bảo tôi “cút về Anatolia”, một khu vực ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có rất nhiều người nhập cư xuất thân. Như tôi đã nói, việc chỉ trích và dè bỉu tôi bởi gốc gác của gia đình là một hành vi đáng hổ thẹn, và việc sử dụng phân biệt đối xử như một công cụ chính trị nên đem đến hệ quả là lá đơn từ chức của những kẻ không đáng được tôn trọng. Họ xem bức ảnh của tôi cùng Tổng thống Erdogan như một cơ hội để bộc lộ bản chất phân biệt chủng tộc đã ẩn chứa lâu nay, và điều này là vấn đề hệ trọng đối với xã hội.

Họ chẳng tốt đẹp gì hơn đám fan đã mắng mỏ tôi sau trận đấu với Thuỵ Điển “Ê, Ozil, con mẹ mày thằng Thổ chết bầm, cút về đi thằng lợn Thổ.” Tôi không muốn thậm chí là đáp trả với những lá thư khinh mạt, cuộc gọi đe doạ và những nhận xét trên mạng xã hội mà gia đình và tôi phải nhận lấy. Họ là đại diện cho một thứ Đức cổ hủ, một nước Đức không cởi mở, và một nước Đức tôi không tự hào gì. Tôi tin tưởng rằng vẫn còn nhiều người Đức kiêu hãnh với một cộng đồng mở, và họ hoàn toàn đồng ý với tôi.
Mesut Oezil: Sự thật về kẻ lười nhác đáng thương
Gửi ông, Reinhard Grindel. Tôi rất thất vọng nhưng chả hề bất ngờ chút nào về những gì ông đã làm. Năm 2004, khi không còn là một thành viên trong Quốc hội, ông đã từng chống đối rằng “chế độ đa văn hoá là một sự huyễn hoặc và dối trá”, ông đã bỏ phiếu chống lại những đạo luật dành cho người nhập tịch và đã khép tội hối lộ cho những người ủng hộ, cũng như ông bày tỏ rằng đạo Hồi đang ảnh hưởng quá sâu đến những thành phố ở nước Đức. Đây là những hành vi không thể tha thứ và sẽ không ai quên được.
 
Cách ứng xử của DFB (Liên đoàn bóng đá Đức) và những người khác khiến tôi không còn muốn khoác lên tấm áo tuyển quốc gia Đức nữa. Tôi cảm thấy bị ruồng bỏ và những gì đạt được từ ngày ra mắt màu áo tuyển vào năm 2009 đến nay bị phủi sạch. Đáng ra những kẻ phân biệt chủng tộc không được phép làm việc ở trong liên đoàn bóng đá lớn nhất thế giới, nơi có nhiều thành viên xuất thân từ những gia đình đa sắc tộc. Thái độ của họ không phản ánh đúng những cầu thủ mà họ đại diện.
 
Những gì xảy ra gần đây đem đến cho trái tim tôi sự nặng trĩu và tôi đã cân nhắc rất nhiều, tôi sẽ không bao giờ thi đấu cho tuyển Đức nữa nếu vẫn còn cảm thấy bị phân biệt chủng tộc và không được tôn trọng. Tôi đã từng khoác lên tấm áo tuyển với niềm kiêu hãnh và cảm hứng lớn, nhưng giờ đây đã không còn. Đây là một quyết định cực kỳ khó khăn, bởi vì tôi luôn muốn cống hiến mọi thứ vì những đồng đội, đội ngũ huấn luyện viên và những con người tử tế của nước Đức.
Tâm thư của Mesut Ozil: Giọt nước tràn ly
Nhưng khi mà bộ phận quan chức cấp cao của DFB đã đối xử với tôi như thế, họ thiếu tôn trọng gốc gác Thổ Nhĩ Kỳ của tôi và đưa tôi vào những cuộc chơi chính trị một cách ích kỷ, thế là đã quá đủ rồi. Đó không phải là lý do để tôi chơi bóng, và tôi sẽ không chỉ biết ngồi đấy và không làm gì cả. Phân biệt chủng tộc không bao giờ được phép xảy ra.
 
#MesutOzil
 
(Nguồn: Twitter/MesutOzil)

PHƯƠNG GP (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.