Sự quen thuộc với một câu lạc bộ có thể mang đến một sự khởi đầu thuận lợi và sẽ trao cho bạn thêm nhiều lợi thế về mặt thời gian hơn so với những vị huấn luyện viên khác. Nhưng những gì mà bạn làm được trong vị trí của mình mới chính là yếu tố quan trọng nhất.
Điều đáng nhớ là trước đó, Barcelona chỉ vừa kết thúc mùa giải ở vị trí thứ ba tại La Liga dưới thời Frank Rijkaard, kém nhà vô địch Real Madrid đến 18 điểm. Nhưng dưới thời Guardiola, họ đã hoàn toàn biến đổi. Cuối mùa giải đầu tiên, đội bóng xứ Catalan đã nghiền nát đối thủ truyền kiếp của họ với tỷ số lên đến 6-2 ngay tại Santiago Bernabeu, với một Lionel Messi đã chuyển vào trung lộ để đảm nhận vai trò “số 9 ảo” mà anh sẽ tiếp tục gắn bó trong những năm tháng sau đó, đặc biệt là ở trận chung kết Champions League năm 2011.
Không chỉ mang yếu tố bản sắc, truyền thống, đó còn là một chiến thắng của sự đổi mới, những dấu hiệu vốn đã xuất hiện ngay từ khi ông còn dẫn dắt Barcelona B. Thật vậy, ý tưởng của ông về chiến thuật triển khai bóng khi đang nắm quyền kiểm soát bóng và tầm quan trọng của việc pressing khi không sở hữu bóng đã thay đổi Barcelona nói riêng và thế giới bóng đá nói chung. Giờ đây, nền bóng đá Premier League cũng đang trở nên khác đi kể từ khi Guardiola xuất hiện ở đây.
Vậy, vấn đề ở đây là gì? Đó là việc Pep Guardiola đã trở thành một hình mẫu. Một thứ luận điểm để biện hộ về cái hành động giao phó cho những cựu cầu thủ chưa đủ tiêu chuẩn đảm nhận các công việc lớn nhất, quan trọng nhất trong đội bóng. Tên của nhà cầm quân người Catalan đã được nhắc đến khi Ryan Giggs lên thay David Moyes nắm quyền tại Manchester United, và nó lại bị đem ra để so sánh một lần nữa trong cuộc bổ nhiệm Solskjaer của họ.
Nhưng thành công của Guardiola trong việc giúp Barca vĩ đại trở lại không chỉ là nhờ vào việc ông hiểu rõ văn hóa của câu lạc bộ này. Đó không chỉ là vì ông mang sẵn nó bên trong bản thân mình, mà còn vì ông có thể thích nghi, nắm bắt được nó ở bất cứ nơi đâu. Những danh hiệu mà ông giành được cùng Bayern Munich và Manchester City – hai câu lạc bộ có nền văn hóa hoàn toàn khác nhau – chính là bằng chứng cho thấy ông hoàn toàn có thể tỏa sáng dù cho phải làm việc ở bên ngoài cái môi trường mà mình đã quen thuộc.
Đặc biệt, tại Bayern Munich, Guardiola thậm chí đã từng có những mối bất hòa với văn hóa của họ. Sau một chiến thắng trước Arsenal tại đấu trường Champions League vào năm 2014, huyền thoại của câu lạc bộ này, Franz Beckenbauer đã khẳng định: “Chúng tôi rốt cuộc cũng sẽ chẳng khác gì Barcelona mất thôi. Các cầu thủ sẽ bắt đầu thực hiện rất nhiều đường chuyền ngang và chuyền về, ngay cả khi đang ở trên vạch cầu môn.” Thế nhưng, Guardiola vẫn có thể mang về cho họ ba chức vô địch quốc gia liên tiếp – với đường lối riêng của ông.
Các điều kiện, nền tảng bên ngoài sân cỏ mà Guardiola được hưởng tại Manchester City có thuận lợi hơn đôi chút khi ở đó có sự xuất hiện của Begiristian, nhưng tại đây, ông cũng đã phải điều chỉnh lại các ý tưởng của mình. Man City đã thực hiện nhiều pha tạt bóng hơn hẳn so với Barca khi trước. “Khi bạn có Leroy Sane, Raheem Sterling hoặc Kevin De Bruyne trong đội hình, bạn tấn công vào nhiều không gian hơn, bạn sẽ chơi theo một cách khác,” Guardiola giải thích. “Bạn phải biết thích nghi với phẩm chất của những cầu thủ mà mình có trong tay.”
Điều đó đã làm nổi bật lên sự hiểu lầm đã luôn gắn chặt với Pep. Guardiola không hề là một vị huấn luyện viên cố chấp, bảo thủ. Các ý tưởng của ông đã được thay đổi, tiến hóa. Ông biết rõ Barca, nhưng đó không phải là lý do đã giúp ông trở thành một nhà cầm quân tuyệt vời và đương nhiên đó cũng không phải là lý do cho sự thành công của ông ở Premier League. Rốt cuộc, lần gần nhất Pep mặc lên người một chiếc áo Manchester City là trong một cuộc thử việc thất bại vào mùa hè năm 2005, khi họ đang được dẫn dắt bởi Stuart Pearce.
Jurgen Klopp cũng chưa bao giờ là một cầu thủ của Liverpool, ông không phải là thành viên của “Boot Room” lừng danh, thậm chí còn không đến tham quan Melwood khi ông lần đầu tiên được giới thiệu với giới truyền thông, và tự nhận mình là một “Người bình thường”. Nhưng điều đó không hề ngăn cản ông phát triển mạnh ở Liverpool, vừa có thể nắm bắt, thấu hiểu truyền thống, văn hóa của đội bóng này, vừa có thể tạo ra một con đường mới để dẫn đến những thành công.
Có thể sự khởi đầu đầy hứa hẹn của Lampard tại Chelsea sẽ được tiếp diễn – củng cố thêm niềm tin cho những người đã luôn bám víu vào cái thuyết DNA trong bóng đá. Nhưng khi bàn luận về chủ đề này vào đầu mùa giải, cố gắng đi sâu vào lý do tại sao nó là một yếu tố hữu ích, thì thậm chí ngay cả bản thân của Lampard cũng không muốn cường điệu hóa nó. “Thật sự thì điều đó không giúp ích được nhiều lắm đâu,” Ông thừa nhận.
“Tôi biết về cấu trúc và về những gương mặt ở phía sau hậu trường, nên sự quen thuộc đó sẽ có thể giúp ích cho tôi đôi chút. Tôi không cảm thấy lo lắng, xa lạ khi bước vào tòa nhà đồ sộ kia trong ngày đầu tiên. Tôi biết rõ về nó mà. Tôi đã theo dõi mọi trận đấu của Chelsea vào mùa giải trước và cũng đã từng luyện tập với rất nhiều cầu thủ học viện trong quá khứ. Nhưng những màn trình diễn và các kết quả mới chính là những yếu tố sẽ xác định xem tôi sẽ được ở lại đây trong bao lâu.”
Đó chính là điểm mấu chốt. Sự quen thuộc với một câu lạc bộ có thể mang đến một sự khởi đầu thuận lợi và sẽ trao cho bạn thêm nhiều lợi thế về mặt thời gian hơn so với những vị huấn luyện viên khác. Nhưng những gì mà bạn làm được trong vị trí của mình mới chính là yếu tố quan trọng nhất. Rốt cuộc, tất cả mọi người, bao gồm cả Ljungberg sẽ phải tự đứng vững và làm việc dựa vào những khả năng của họ trong tư cách là một huấn luyện viên, chứ không phải DNA của họ. Đối với Guardiola, ông đã thành công trong việc đó.
Pep Guardiola: “Tôi nhớ bóng đá, tôi nhớ NHM, nhưng…”HLV Pep Guardiola thừa nhận ông rất muốn bóng đá diễn ra trở lại, song sức khỏe của cộng đồng mới là điều quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại. Lược dịch từ bài viết “Pep Guardiola’s rapid rise is not a template for managerial success” của tác giả Adam Bate, đăng tải trên Sky Sports.