Tại sao sự nổi lên nhanh chóng của Guardiola không nên là khuôn mẫu cho việc bổ nhiệm HLV trưởng? (p1)

Tác giả Nam Khánh - Chủ Nhật 08/12/2019 10:23(GMT+7)

Zalo

Động thái bổ nhiệm Freddie Ljungberg trở thành huấn luyện viên tạm quyền đồng nghĩa với việc ông đã gia nhập cùng với Ole Gunnar Solskjaer và Frank Lampard trong nhóm “những ngôi sao được yêu mến trong quá khứ trở thành người dẫn dắt đội bóng” của các câu lạc bộ đã đứng ở top 6 trong mùa giải trước. Nhưng vẫn còn một thứ công cụ khác vẫn thường được sử dụng để làm bằng chứng có lợi cho quyết định của họ, đó chính là cái tên Pep Guardiola.

“Đầu tiên và trước hết, Freddie có Arsenal DNA.”
Tại sao Guardiola không nên là khuôn mẫu cho việc bổ nhiệm HLV hình ảnh
 
Josh Kroenke, giám đốc của câu lạc bộ và là con trai của chủ sở hữu Stan, khẳng định. Và vì thế, niềm đam mê đặc biệt của Premier League với chuyên ngành biochemistry – hóa sinh – lại được tiếp diễn. 
 
James Watson, Francis Crick, Maurice Wilkins và Rosalind Franklin xứng đáng nhận được sự ngưỡng mộ, tán dương vì đã khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN, nhưng chúng ta có lẽ nên kiềm chế bớt lại sự nhiệt tình, hào hứng của bản thân đối với thuật ngữ này khi nó được sử dụng để trở thành lời giải thích dễ hiểu nhất cho các quyết định tuyển dụng trong bóng đá.   
 
Động thái bổ nhiệm Freddie Ljungberg trở thành huấn luyện viên tạm quyền đồng nghĩa với việc ông đã gia nhập cùng với Ole Gunnar Solskjaer và Frank Lampard trong nhóm “những ngôi sao được yêu mến trong quá khứ trở thành người dẫn dắt đội bóng” của các câu lạc bộ đã đứng ở top 6 trong mùa giải trước. Nhưng vẫn còn một thứ công cụ khác vẫn thường được sử dụng để làm bằng chứng có lợi cho quyết định của họ, đó chính là cái tên Pep Guardiola. Lý do rất đơn giản, hãy nhìn vào những thành tựu sáng chói mà nhà cầm quân người Catalan đã đạt được sau khi tái xuất ở Barcelona với tư cách là huấn luyện viên trưởng.
 
Người ta thường nói rằng, định nghĩa rõ ràng nhất của sự điên rồ chính là việc cố gắng lặp lại cùng một thí nghiệm và mong đợi một kết quả khác. Nhưng khi nói đến các cuộc bổ nhiệm chiếc ghế huấn luyện viên trưởng trong thế giới bóng đá, thì định nghĩa của sự lạc quan thái quá chính là cố gắng lặp lại cùng một thử nghiệm và mong chờ một kết quả tương tự. Đó chính là cái chủ đề đầy thú vị đã được đặt ra trong tuần lễ mà Guardiola đối đầu với Solskjaer trong trận Derby thành Manchester... và Guardiola thất bại.
 
Khi nhà cầm quân người Na Uy tiếp quản chiếc ghế huấn luyện viên trưởng của Manchester United gần 1 năm trước, các fan của câu lạc bộ này đã hoàn toàn bị cuốn hút vào cái tư tưởng, tầm nhìn về việc một người hùng trong quá khứ sẽ có thể hiểu rõ những đòi hỏi, tiêu chuẩn đặc biệt của vai trò này. Tám chiến thắng liên tiếp trong 8 trận đấu đầu tiên mà Solskjaer dẫn dắt đã giúp củng cố thêm cho cái quan điểm rằng ông thực tế chính là Pep Guardiola mới. 
 
Thậm chí, đã tồn tại những điểm tương đồng thú vị đến mức chắc chắn sẽ cám dỗ Ed Woodward tin rằng ông ta đã thực hiện một nước cờ tuyệt đỉnh, có thể sánh ngang với cuộc gọi mà Txiki Begiristain đã thực hiện tại Barcelona cách đây một thập kỷ. Ông ta sẽ càng tin tưởng và bị lún sâu vào điều đó hơn nữa sau cái chiến thắng tưởng như bất khả thi của Manchester United trước Paris Saint-Germain ở đấu trường Champions League vào tháng Ba. 

Tại sao Guardiola không nên là khuôn mẫu cho việc bổ nhiệm HLV hình ảnh
 
Solskjaer biết rõ Manchester United. Ông thấu hiểu văn hóa của đội bóng này, sự kì vọng của các cổ động viên và cái phong cách bóng đá mà họ khao khát. Sự hiện diện của ông như một một lời gợi nhớ lại những ngày tháng vinh quang trong quá khứ. Ông có một sự gắn kết rất chặt chẽ với Sir Alex Ferguson. Một sợi dây liên kết đến sự vĩ đại. Vị “hoàng tử” đã nói ra lời hứa. Manchester United của những ngày xưa cũ sẽ được tái sinh ngay trên nền tảng đó. Phần còn lại, chỉ đơn giản là những kết quả sẽ đạt được kể từ đó. 
 
Một câu chuyện tương tự cũng đã từng gắn liền với Guardiola tại Barcelona. Từ một cậu bé nhặt bóng, người đàn ông này đã trở thành đội trưởng của câu lạc bộ, và thậm chí là đôi mắt, đôi tai và bộ não của Johan Cruyff trên sân bóng. Một người hùng xuất thân từ Catalan sở hữu những hiểu biết cực kì sâu sắc về thứ bóng đá của Cruyff đã trở về “ngôi nhà” của ông để khôi phục lại nó. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, ông đã nâng tầm Barcelona trở thành đội bóng xuất sắc nhất thế giới. Hay thậm chí, còn có thể nhận định là tuyệt vời nhất từ trước đến nay.
 
Đó là một câu chuyện rất hấp dẫn, nhưng nó đã khiến rất nhiều người hiểu sai về những lý do chủ chốt đã tạo nên sự thành công của Guardiola. Một phần, đó là vì ông cũng đã rất hạnh phúc khi được chọn là người đảm nhận nhiệm vụ tái sinh lại một thứ truyền thuyết xưa cũ của quá khứ. Cruyff vẫn là một người hùng, thêm vào đó là lời nhận định của Xavi, cho rằng vị huấn luyện viên huyền thoại người Hà Lan đã xây dựng lên cả một thánh đường, còn những người khác chỉ đơn giản là giữ vững nó, đã tạo nên một câu chuyện đầy hấp dẫn. Nhưng thứ tôn giáo ở đây lại được vận hành một cách rất linh hoạt. Và Guardiola không phải là Cruyff. 
 
Học thuyết trung tâm trong thứ bóng đá của Cruyff chính là: Cầu thủ là vua. Chủ nghĩa cá nhân rất được đề cao. Dream Team của ông đã từng tồn tại sự nuông chiều thái quá với Romario và thói vô kỷ luật của Hristo Stoichkov vì những khoảnh khắc kì diệu trên sân bóng của họ. Và khi các luật lệ áp đặt sự giới hạn đối với những cầu thủ nước ngoài được ban hành ở Tây Ban Nha khiến Cruyff  buộc phải hy sinh một ngôi sao trong đội hình, vật tế thần mà ông đã chọn chính là một playmaker đầy vị tha và luôn sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để mang đến kết quả tốt nhất cho tập thể, Michael Laudrup.
 
Chắc chắn sẽ không đời nào có chuyện Pep Guardiola – người đã bật khóc khi nghe tin Laudrup đã bị bán đi – sẽ mang một tư tưởng tương tự như Cruyff. Một trong những quyết định đầu tiên của ông khi đảm nhận chiếc ghế huấn luyện viên trưởng ở Barcelona vào năm 2008 chính là loại bỏ Ronaldinho. Guardiola mang tư tưởng quá coi trọng sự khiêm tốn và đạo lý trong công việc để có thể chấp nhập xây dựng đội bóng của ông xoay quanh cầu thủ người Brazil. Ông đã hành động rất nhanh chóng để thay đổi nền văn hóa tại câu lạc bộ này.

“Tài năng của bạn sẽ đưa bạn đến với phòng thay đồ. Nhưng cái cách mà bạn cư xử, thái độ của bạn mới là thứ quyết định xem bạn có thể trụ lại đó hay không.” Đó chính là lời mô tả của Begiristain về triết lý của Guardiola tại Barca. Nhưng về bản thân mình, vị huấn luyện viên trẻ người Catalan này lại áp dụng câu châm ngôn đó một cách hoàn toàn trái ngược. Thái độ, cách cư xử và danh tiếng là những thứ đã mang đến cho ông sân khấu của riêng mình. Tài năng của ông là thứ đã giúp ông trụ lại ở đó. Phong cách thi đấu vẫn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về kiểm soát bóng của Cruyff, nhưng công việc này là của riêng ông.
 
 
Lược dịch từ bài viết “Pep Guardiola’s rapid rise is not a template for managerial success” của tác giả Adam Bate, đăng tải trên Sky Sports.
 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

X
top-arrow