Có một sự thật, Hag chưa bao giờ giấu diếm: ông và Pep rất hợp nhau, đặc biệt là những cuộc chuyện trò về bóng đá, về ý tưởng và triết lý bóng đá giàu tính kiểm soát.
Phần 1: Từ học trò của Pep đến cuộc cách mạng ở Utrecht
Chung kết Champions League 1995/96, Ajax thất bại trước Juventus. Kể từ đó, Luật Bosman đi vào đời sống bóng đá cùng nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khiến Ajax không còn giữ được vị thế bá đạo của mình trên đấu trường châu Âu nữa.
Học nghệ từ Pep Guardiola
Dusan Tadic: “Bước lùi” Ajax và sự bùng nổ của ngôi sao tuổi băm
Mùa này chính là mùa đầu tiên sau hơn 2 thập kỉ Ajax góp mặt ở vòng knock-out thứ hai của Champions League. Như một vòng quay định mệnh, đối thủ của Ajax lại chính là Juventus. Và trong khi chờ đợi những kì tích mới của Ajax tại trận địa Champions League mùa này, sau khi đả bại ĐKVĐ Real Madrid trên hành trình vào tứ kết, giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để đưa ra những đánh giá một cách rõ ràng về “sự hồi sinh” của Ajax.
Những tuần qua chúng ta đã nói quá nhiều tới Dusan Tadic, phong độ chói sáng của “số 10” Serbia trong những chiến tích Ajax. Chúng ta cũng dành không ít lời tung hô cho thế hệ những tài năng trẻ mới nhất của Amsterdam như thủ quân Matthijs de Ligt, tiền vệ Frenkie de Jong, cầu thủ tấn công đa năng người Brazil David Neres hay ngôi sao Morocco – Hakim Ziyech. Nhưng đó chỉ là bề nổi. Kiến trúc sư cho những thành công đến thời điểm hiện tại của Ajax, chính là HLV Erik ten Hag.
Sự hồi sinh của Ajax và câu chuyện phi thường của Erik ten Hag
Sau khi chứng kiến Ajax hủy diệt Real Madrid 4-1 ở trận lượt về vòng 1/8 Champions League, ngay tại Bernabeu, Jose Mourinho đã bình luận: “Erik đã làm đươc điều phi thường”. Nhưng chiến tích đả bại Real, thực ra chỉ là “điều phi thường” mới nhất trong bộ sưu tập đầy rẫy nhưng kì tích đặc biệt của HLV sinh năm 1970 này.
Ten Hag có một sự nghiệp cầu thủ không nhiều điểm nhấn, ông đá trung vệ cho Twente, de Graafschap, Waalwijk, Utrech, chơi hơn 300 trận tại hai hạng đấu cao nhất của bóng đá Hà Lan. Khi treo giầy, Ten Hag làm trợ lí HLV ở đội trẻ Twente từ 2002-2006, làm trợ lí đội một Twente trong 3 năm kế tiếp, trước khi chuyển tới PSV tiếp tục sắm vai “phó tướng” trong 3 mùa giải 2009-2012. CLB đầu tiên mà ten Hag dẫn dắt là GA Eagles, mùa 2012-2013, khi đó đang chơi ở giải hạng Nhì Hà Lan.
Sau một mùa giải khá ổn với GA Eagles, tháng 6/2013, Ten Hag lần đầu tiên xuất ngoại, sang Đức làm HLV cho đội Bayern B, chơi ở giải hạng 4 Đức. Với đa số, đấy là một bước lùi thấy rõ của một người theo nghiệp HLV. Nhưng với cá nhân Hag, đấy lại là một cơ hội mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp. Bởi làm HLV ở đội trẻ Bayern, Hag sẽ thường xuyên được làm việc với một chiến lược gia mà từ lâu ông đã coi là thần tượng lớn. Pep Guardiola.
3 tháng trước khi Hag cập bến Munich, Pep đã nhận lời dẫn dắt Bayern. Việc giám đốc thể thao Bayern thời điểm đó, Matias Sammer, thuyết phục bằng được Hag làm HLV đội B CLB phần lớn là bởi, cũng như Pep, Hag là một người theo đuổi thứ bóng đá giàu tính kiểm soát. Hag với triết lý bóng đá tương đồng Pep, sẽ giúp cuộc cách mạng ở Bayern diễn ra thông suốt và đồng bộ, từ tuyến trẻ, đội B cho đến đội một.
Trên cương vị HLV Bayern B, Hag giúp đội thăng hạng 3, đạt thành tích thắng 66,7% - cao kỉ lục trong lịch sử. Nhưng với Hag, thành tích đó chỉ là thứ yếu. Cơ hội được làm việc chung, học hỏi từ Pep mới là thứ quan trọng nhất. Khác với đại đa số các HLV, những người luôn “xù lông” phủ nhận mình chịu ảnh hưởng của một chiến lược gia nào đó, Hag hơn một lần khẳng định ông coi Pep là thầy và tự hào nếu ai đó so sánh ông với Pep.
Thậm chí ngay cả vẻ ngoài của Hag, cái đầu trọc, dáng người chắc gọn, bộ suit hợp thời, cũng gợi ít nhiều hình ảnh về Pep. Và có một sự thật, Hag chưa bao giờ giấu diếm: ông và Pep rất hợp nhau, đặc biệt là những cuộc chuyện trò về bóng đá, về ý tưởng và triết lý bóng đá giàu tính kiểm soát. Ngày chia tay Bayern, để hồi hương, Hag nói: “được làm việc ở Bayern và học hỏi Pep là quãng thời gian tuyệt vời và vô cùng giá trị đối với cuộc đời cũng như sự nghiệp của tôi”.
Cuộc cách mạng không tưởng tại Utrecht
Trở lại quê nhà Hà Lan, Hag được bổ nhiệm làm HLV kiêm giám đốc thể thao CLB Utrecht. Và những câu chuyện phi thường về Hag bắt đầu. Utrecht là 1 trong 4 đô thị lớn nhất của Hà Lan nhưng điều đáng ngạc nhiên là đội bóng đại diện cho thành phố lại không nhận được sự quan tâm từ ngươi dân nơi đây. Thời điểm Hag “cập bến” Utrech, đây là một thế giới khác xa so với những gì ông tưởng tượng hay trải nghiệm ở Twente, PSV hay Bayern trước đó.
Ngân sách hoạt động của Utrecht, cho mùa giải đầu tiên của Hag? 2 triệu euro (để tiện so sánh, nó không bằng 1/35 Ajax mùa này). Khi Hag đến, Utrech đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, cở sở vật chất lạc hậu, xuống cấp đến mức ngay cả sân tập của đội bóng cũng không đạt chuẩn; cầu thủ thì sinh hoạt và ăn uống vô tội vạ, đội ngũ y tế của CLB có 5 người thì 4 là tay ngang. Ngày đầu của Hag tại Utrecht, 15/22 cầu thủ của ông vượt chuẩn cân nặng cho phép. Với một CLB như vậy, việc xếp thứ 11 giải hạng Nhất Hà Lan ở mùa giải trước khi Hag đến, có thể nói, đã là bất ngờ lớn.
Cuộc cách mạng của Hag, tại Utrecht vì thế phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Sân tập không đạt yêu cầu? Hag đề xuất với CLB xin chính quyền địa phương cho mượn một khuôn viên của CLB Golf thành phố để làm sân tập cho đội bóng. Đề xuất được duyệt, vấn đề sân tập được giải quyết. Tiếp đó, Hag tận dụng mối quan hệ của mình để mời về một người bạn cũng là chuyên gia dinh dưỡng thể thao khá có tiếng để lên thực đơn hàng ngày cho đội bóng.
Chuyện sinh hoạt, ăn uống vô tội vạ, phản thể thao của các cầu thủ tại Utrech chấm dứt. Đội ngũ y tế cũng được thay mới, phác đồ theo dõi thể trạng cầu thủ cùng hệ thống phân tích dữ liệu cầu thủ được sử dụng. Thay vì một ngày tập một buổi như trước, giờ các cầu thủ Utrecht, dưới sự huấn luyện của Hag, tập ba buổi/ngày với những khoảng thời gian tập được chia nhỏ. CLB về cơ bản đã ra dáng một đội bóng chuyên nghiệp, như nó vốn phải thế.
Nhưng tất cả mới chỉ là những bước cơ bản đầu tiên. Để các cầu thủ nắm được và triển khai thứ triết lý bóng đá đề cao tính kiểm soát của mình, Hag phải ôm đồm một khối lượng công việc khủng khiếp. Trên sân tập, Hag theo sát từng chuyển động, các tình huống xử lí bóng của cầu thủ để có thể đưa ra tư vấn đúng lúc và uốn nắn chính xác. Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của Hag đối với cầu thủ, trong các buổi tập chiến thuật chính là “kiểm soát bóng” bằng những đường chuyền ngắn và chuẩn. Sút xa không được khuyến khích, các cầu thủ phải luôn tạo ra được một khối 3 người gần nhau để đảm bảo khả năng kiểm soát bóng ở mức độ cao nhất, là những nét cơ bản khác trong triết lý của Hag.
Cuộc cách mạng của Hag tại Utrecht tiếp tục bằng việc tuyển lựa cầu thủ cho đội bóng. Nắm cùng lúc cả vai trò HLV lẫn Giám đốc thể thao, Hag được toàn quyền quyết định chiến lược phát triển. Tất nhiên là “toàn quyền” trong ngân sách vô cùng hạn hẹp. Ông sục sạo khắp các thị trường cầu thủ giá rẻ, tận dụng những mối quan hệ sẵn có từ giai đoạn làm việc ở Twente, PSV, Bayern để đưa về những “chữ kí” bèo nhưng phù hợp với triết lý bóng đá của mình.
Quan trọng hơn, Hag sẵn sàng đánh bạc với những tài năng trẻ của Học viện Utrecht, vốn nhiều năm qua không giới thiệu được một gương mặt mới nào cho đội một. Những “măng non” như Sean Klaiber (21 tuổi), Giovani Troupée (17), Soufyan Amrabat (19), Bart Ramselaar (19) và Yassin Ayoub (21) lần lượt được trao cơ hội thử lửa và dần trở thành nòng cốt của đội một.
Sự tận tụy và khát vọng của Hag, theo như bình luận của fussballstadt 2 năm trước, thực sự đã “thức tỉnh” không chỉ đội bóng mà cả thành phố Utrecht. Các cầu thủ, ngoài việc “bị” ấn tượng bởi một HLV như Hag còn cảm thấy “nợ” chính ông. Và họ “trả nợ” Hag bằng sự chuyên nghiệp, chăm chỉ trong các buổi tập và quyết tâm chiến thắng trên sân cỏ. Sau nhiều năm ghẻ lạnh, các CĐV bóng đá của thành phố Utrecht cũng bắt đầu trở lại, tới sân để cổ vũ đội bóng. Còn trên sân cỏ, một Utrecht hoàn toàn mới, với thứ bóng đá tấn công đẹp mắt và giàu tính kiểm soát, liên tiếp tạo ra những thắng lợi nức lòng.
Mùa giải đầu tiên của Hag, Utrecht xếp hạng 5 chung cuộc và giành ngôi Á quân cúp Quốc gia Hà Lan. Mùa giải thứ 2, Utrecht xếp hạng 4 và giành vé dự Europa League sau cuộc ngược dòng khó tin trước AZ Alkmaar ở chung kết play-off (thua 0-3 lượt đi, thắng lại 3-0 lượt về và đánh bại đối thủ ở loạt đấu súng 11m). Nhưng chiến tích không ai dám nghĩ tới nếu nhìn vào tình cảnh của Utrecht trước khi Hag đến. (còn nữa)
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.