Steven Gerrard: Huyền thoại camera, cú trượt chân và 38 giây lịch sử

Tác giả Gem - Thứ Hai 16/05/2016 16:15(GMT+7)

Hỏi tôi yêu CLB nào? Vì lí do gì? Quá dễ! Tôi yêu đội A vì lối chơi đẹp mắt, thích đội C vì HLV cá tính, đam mê đội R vì dàn hào thủ với khuôn mặt đẹp trai đồng đều. Nhưng nếu hỏi tôi ghét CLB nào, hay 1 cá nhân nào, thì mọi việc còn dễ dàng hơn nhiều!
Steven Gerrard: Huyền thoại camera, cú trượt chân và 38 giây lịch sử.

Nói đến đội M chỉ cần nhắc đến 4 từ kinh điển, đội A thì cứ nhiệt tình so sánh với bệnh viện hay trường mẫu giáo nào đó gần nhà, mấy đội bóng áo Xanh thì thôi cứ quy chụp hết về những túi tiền ních chật. Tôi ghi thiếu mất đội L, và đặc biệt là người đội trưởng huyền thoại của họ. Chỉ cần bạn nhắc đến 1 trong 3 cụm từ: Camera, trượt chân hoặc 38 giây. Đủ để fan hâm mộ họ phát điên lên rồi!

CAMERA VÀ NHỮNG CHIẾC CUP DANH GIÁ

Có trăm ngàn kiểu bàn thắng trên đời này, số kiểu ăn mừng cũng nhiều không kém. Cá nhân tôi không thích kiểu ăn mừng của Cristiano Ronaldo, cái kiểu gồng mình lên thấy gớm! Nhưng nhắc tới kiểu ăn mừng của Steven Gerrard thì còn khủng khiếp hơn nhiều, không hiểu từ đâu lao ra, ôm trầm lấy cái Camera, hôn đắm hôn đuối gây phản cảm người xem vô tuyến truyền hình! Nói chung là tôi không thích mấy kiểu ăn mừng phô trương. Không có người kiến tạo, không có sự lỏng lẻo của hàng hậu vệ đối phương, liệu anh ta có ghi bàn?

Một kiểu ăn mừng chuẩn mực là phải theo các bước sau:
- Bước 1: Quay lại ôm hôn cảm ơn người kiến tạo (nếu là cầu thủ đối phương kiến tạo cho mình thì cũng phải chạy lại ôm hôn).
- Bước 2: Lấy tay đặt lên ngực trái, nơi logo CLB luôn hiện hữu trong tim.
- Bước 3: Chạy tới khán đài “lùa” tay người hâm mộ (thì họ mới tiếp tục cổ vũ cho mình chứ).
- Bước 4 (có thể có hoặc không): Nhận thẻ Vàng từ trọng tài, can tội câu giờ, ăn mừng bàn thắng quá lâu!!!

Kiểu ăn mừng chuẩn mực đến thế mà chẳng có mấy cầu thủ ghi nhớ và thực hiện. Muốn trách cũng khó vì lúc đó ai cũng vỡ òa trong hạnh phúc của chính mình. Có những người kiềm chế được, có những người không. Chả thế mà các buổi lễ hàng năm của các CLB thậm chí còn có giải “Pha ăn mừng đẹp nhất trong năm”.

Vậy cớ sao cứ trách Gerrard vì anh ta hôn Camera? Thêm nữa là có phải lúc nào anh ta cũng hôn đâu. Nhưng Gerrard lại đặc biệt thích dùng cách ăn mừng này khi anh ghi bàn trên SVĐ Old Trafford, nơi mà anh biết thừa rằng, không dưới 80% fan M.U không hề thích anh. Đến Rio Ferdinand – đồng đội trên tuyển Anh của Gerrard cũng chia sẻ thẳng thắn: “Tôi vẫn nhớ cái lần M.U thua Livepool 0 – 3 ấy (tháng 3/2014), 1 tháng sau tôi xem lại trận đấu đó trên TV, nhìn cái cảnh cậu hôn camera ăn mừng. Thú thực tôi chỉ muốn ném cái TV đi luôn.”
Kiểu ăn mừng quen thuộc của Gerrard.
Steven Gerrard cũng đã thừa nhận với Rio rằng lúc đó anh hơi quá khích, nhất là khi đánh bại được đối thủ truyền kiếp với một cách biệt đáng kể. Nhưng G8 cũng muốn Rio thử đặt mình vào vị trí của anh. Nếu hôm đó người chiến thắng là M.U của Rio, chắc hẳn những thứ âm ỉ sẽ là: “Thế đó. Manchester United mới là người chiến thắng.”…

Rio có thể xuề xòa cho qua với Steven Gerrard nhưng với các antifan, thanh minh thế là chưa đủ. Họ chế giễu Gerrard, họ cho rằng số lần anh hôn Camera còn nhiều hơn số lần anh hôn Cup vô địch cùng Liverpool. Câu nói này đúng, nhưng chưa đủ.
Hơn 16 năm thi đấu cho Đội 1 của Liverpool, anh chưa từng được thưởng thức cảm giác vô địch giải Ngoại hạng. Dù đêm 2005 ở Istanbul có kì ảo và đáng nhớ đến đâu, nhưng KHÔNG cúp Premier League với một người được xếp vào hạng “huyền thoại nước Anh” thì thật quá bất công.
Thế đấy, đã ăn mừng dở, giờ Gerrard còn khiến người ta bực dọc vì thói cam chịu của mình. Bao nhiêu năm không vô địch như vậy, bao nhiêu năm chỉ toàn hôn camera chứ chẳng được hôn cúp, tại sao cứ cố ở mà không ra đi?

MỘT CÚ TRƯỢT CHÂN VÀ CẢ TRIỆU LẦN ĐỨNG VỮNG

Liverpool chưa từng vô địch Premier League kể từ khi giải đấu cao nhất nước Anh đổi tên. “Chưa từng” không có nghĩa là “chưa bao giờ mơ tới”. Đã có những lúc Liverpool của Gerrard ở rất gần, tưởng chừng chỉ cần giơ tay ra là có thể chạm được đến chiếc Cúp danh giá ấy. Chắc chẳng CĐV Liverpool nào quên được ngày 27 tháng 4 năm 2014, khi Liverpool đang nắm trong tay mình quyền tự quyết, chỉ cần 7 điểm trong 3 vòng đấu cuối, họ sẽ lên ngôi vô địch!

24 năm! Vậy là những cậu bé sinh năm 1990 – năm gần nhất Liverpool lên ngôi vương nước Anh, giờ cũng đã trưởng thành. 
Nhưng cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, có lẽ trong mắt ông trời, 24 năm vẫn là khoảng thời gian ngắn, ông vẫn cố tạo điều kiện thêm cho CĐV Liverpool chờ đợi.

Cái gì đến cũng đến, trận đấu mang tính quyết định với Chelsea. Những phút cuối của hiệp 1, sau pha cầm bóng không chắc chắn ở giữa sân, bỗng dưng Steven Gerrard trượt chân và ngay lập tức tiền đạo đối phương, Demba Ba cướp lấy bóng rồi ghi bàn.
Không ai dám trực tiếp chỉ trích hay đổ tội trận thua của Liverpool là do Gerrard. Cũng chẳng một ai trong CLB dám nói rằng Livepool mất chức vô địch vì đội trưởng. Nhưng Gerrard thì biết rõ lỗi lầm của mình đã gây hậu quả ra sao, anh trả lời phỏng vấn: “Khi đã là đội trưởng thì bạn không được phép buồn hay ủ rũ gì hết, ngay cả việc cảm thấy tiếc nuối cũng không nên. Tất cả mọi người trong đội đều chú ý cảm xúc của tôi lúc đó như thế nào, đó là lí do tại sao tôi cần phải gạt sự thất vọng đi ngay lập tức.”

Khi đã là đội trưởng thì bạn không được phép buồn hay ủ rũ gì hết, ngay cả việc cảm thấy tiếc nuối cũng không nên. Tất cả mọi người trong đội đều chú ý cảm xúc của tôi lúc đó như thế nào, đó là lí do tại sao tôi cần phải gạt sự thất vọng đi ngay lập tức.
Steven Gerrard

Tháng 10 năm 2003, HLV Gerard Houllier bổ nhiệm G8 vào ghế đội trưởng Liverpool, kế nhiệm trung vệ người Phần Lan Sami Hyypia khi ấy đã luống tuổi. Gerrard lúc đó mới 23, kinh nghiệm chưa nhiều, đẳng cấp cũng chưa thể khẳng định. Gerrard còn áp lực vô cùng khi không biết phải đối mặt với Sami ra sao, với người anh lớn bỗng dưng bị tước mất băng đội trưởng. Nhưng trái ngược với sự lo lắng của Gerrard, Sami lại ủng hộ quyết định này và cho rằng Gerrard xứng đáng với điều đó, vấn đề chỉ là thời gian cho cậu ấy thể hiện.

12 năm làm đội trưởng Liverpool, 28 năm khoác trên mình màu áo đỏ thành phố Cảng. Steven Gerrard đã vực dậy đồng đội như thế nào? Đã ủng hộ và khuyến khích họ ra sao. Điều này anti cũng không còn Ram bộ nhớ để lưu lại, cái khoảnh khắc họ nhớ chỉ là Gerrard đã ngã xuống như thế đó, cú trượt chân đó mới đáng cười làm sao.

Liverpool thua AC Milan 0-3 trong hiệp 1. Tại trận chung kết UEFA Champions League năm ấy, chẳng ai nghĩ Lữ đoàn đỏ có thể cân bằng tỉ số, chứ chưa nói đến việc họ sẽ lội ngược dòng và là những người lên ngôi. Vậy mà Liverpool đã thắng, các Liverpudlians đã thắng, và Steven Gerrard – chàng đội trưởng trẻ tuổi ghi bàn mở tỉ số cho Liverpool hôm đó, cũng đã giành chiến thắng.

Điều này ai cũng biết, nhưng có một thông tin ít người nắm được. Trong trận đấu hôm ấy, Steven Gerrard đã nhận trọng trách đá quả penalty thứ Năm của đội – một việc không cầu thủ Liverpool nào dám nhận. Ngày ấy Liverpool giành chiến thắng dù chỉ mới đá đến quả penalty thứ Ba. Nhưng giả sử hôm ấy Steven Gerrard trượt chân tại cú đá penalty thứ Năm, ai dám đứng lên trách cứ chàng trai đã vực dậy tinh thần cả đội này?
Cú trượt chân lịch sử của Gerrard

38 GIÂY VÀ
 CẢ 1 ĐỜI CỐNG HIẾN

Một cầu thủ nổi tiếng lương thiện và chung thủy như Kaka, đến giờ còn có người anti do những trục trặc của anh với vợ cũ. Chứ huống hồ Gerrard, đội trưởng của 1 đội bóng thuộc “Top Four” giải Ngoại hạng. Nhưng với những tình huống chơi xấu trên sân, xin đừng viện bất kỳ một lí do gì. Trận đối đầu với M.U cuối cùng trong sự nghiệp, Steven Gerrard được tung vào sân từ băng ghế dự bị. 38 giây – khoảng thời gian kỉ lục cho 1 cầu thủ có thể ghi bàn từ băng ghế dự bị. Nhưng không, kỉ lục của Gerrard lại mang tính chất khác. Kỉ lục bị thẻ đỏ nhanh nhất kể từ lúc được tung vào sân.

Người bị phạm lỗi là Ander Herrera. Sau khi bị tiền vệ trẻ người Tây Ban Nha áp sát và cướp bóng thành công, Gerrard bất lực dùng chân đạp thẳng vào phía chàng cầu thủ tội nghiệp. Chiếc thẻ đỏ là cái kết xứng đáng của Gerrard. Và 38 giây, cũng xứng đáng là mốc thời gian mà không bao giờ G8 muốn nhớ lại trong cuộc đời.

CĐV Man United căm phẫn Steven Gerrard là đương nhiên, còn các Livepudlians cũng chẳng thể hài lòng. Tại sao anh lại làm vậy? Dù có thua, hãy thua trong tư thế ngẩng cao đầu. Đội trưởng Gerrard sau đó cũng ân hận vô cùng về hành động của mình: “Tôi xin lỗi. Tôi đã khiến các đồng đội, HLV và đặc biệt là CĐV phải thất vọng. Tôi sẽ nhận hết toàn bộ trách nhiệm về mình.”

Cần phải tỉnh táo lại, Steven Gerrard không phải mẫu cầu thủ như Raul Gonzalez, càng không thuộc tuýp đội trưởng kiểu Philipp Lahm. G8 là G8, anh phạm lỗi, anh nhận lỗi, anh hứng chịu búa rìu dư luận. Các đồng đội cứ yên tâm thi đấu, CLB cứ mạnh mẽ đứng lên, những tiếng quát tháo chửi rủa, hãy cứ để lại cho người đội trưởng mặc áo số 8 này.

Hơn 20 năm là biểu tượng của Liverpool, từng ấy những năm Steven Gerrard hứng chịu búa rìu dư luận. 38 giây và người ta quy kết đủ sự xấu xa trong con người này. Không sao cả, vì 38 giây ấy không thể khiến Gerrard gục ngã.
Khoảnh khắc đáng buồn trong sự nghiệp Gerrard chỉ diễn ra vỏn vẹn 38 giây.

TẠM KẾT

Với tôi, Steven Gerrard là một kẻ “hèn nhát”. Tôi chắc chắn không phải một fan thực thụ của anh chàng này. Anh ta hèn nhát đến độ không dám tới một Chelsea vô đối dưới thời Mourinho, hèn nhát không dám sát cánh Pirlo để cân hết hàng tiền vệ trời Âu. Gerrard vẫn lặng lẽ ở đó, tại sân Anfied, cho đến ngày người ta không cần anh nữa.

Cứ châm biếm Gerrard như cái cách bạn vẫn đang làm mỗi ngày. Nhưng đừng quên, chàng trai mặc áo số 8 này, anh ta là một trong những tiền vệ xuất sắc nhất giải ngoại hạng. Đừng quên những cú sút xa như trái phá, đừng quên những lễ vinh danh của sự trung thành.

Vì trong hiện tại và cả tương lai, bạn sẽ khó có cơ hội được chứng kiến một cầu thủ nào như thế nữa.

Một bài viết của Gem (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.