Sócrates: Nhà hiền triết trên thảm cỏ xanh

Tác giả CG - Chủ Nhật 04/12/2016 16:57(GMT+7)

Zalo
Với bộ râu, mái tóc rối bù và cái nhìn sắc lẹm, có một vầng hào quang của một cuộc cách mạng tỏa ra từ Sócrates. Ở góc độ nào đó, ông giống như Che Guevara của thế giới bóng đá bởi quan điểm chính trị và sự hoạt động tích cực vì quan điểm đó.
Socrates: Nha hien triet tren tham co xanh2
Sócrates: Nhà hiền triết trên thảm cỏ xanh
Để tăng thêm phần bí ẩn cho người đàn ông này thì có thể khẳng định Socrates là một trong những cầu thủ có tài năng và phong cách thi đấu hào hoa bậc nhất từng khoác chiếc áo vàng của đội tuyển Brazil. Ông là một phần của đội hình seleção tham dự World Cup 1982 và 1986 - một đội tuyển đã mang một thứ bóng đá hoa mĩ chưa từng có đến một vòng chung kết của một giải đấu lớn. Với những người như Falcão và Zico, đó là một tập thể tài năng như có thể nghiền nát mọi đối thủ và ghi những bàn thắng ngoạn mục như pha lập công quân bình tỉ số của Sócrates trước Liên Xô. Dường như với đội bóng ấy, niềm vui mang đến cho mọi người mới là điều quan trọng nhất. Họ cũng giống như Garrincha của nhiều năm về trước.
 
Nhiều người Brazil vẫn còn giữ những kí ức về Bác sĩ - biệt danh ông được đặt nhờ tấm bằng Y khoa. Đã có những tin đồn cho rằng Sócrates từng học tại Đại học Dublin, tuy nhiên đáng buồn đó chỉ là một “truyền thuyết thời hiện đại”. Ông được xem như vị thủ lĩnh của mọi người, một người đức độ và mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người từ thứ bóng đá của mình.
 
Bên cạnh đó, chính trị cũng là một niềm đam mê của Sócrates. Ông luôn quan tâm đến những nỗi bất công xã hội trong đất nước mình. Brazil trong suốt thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX là một quốc gia được điều hành bởi một chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính 1964 và đỉnh điểm là cuộc lật đổ chính phủ dân sự của João Goulart. Chính quyền quân sự coi chế độ cũ như là “mối đe dọa xã hội chủ nghĩa” và lực lượng cánh hữu là những người phản đối chính sách kế hoạch cải cách cơ bản nhằm xã hội hóa lợi nhuận của các công ty lớn để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân Brazil.
 
Với sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, Goulart đã “cướp ngôi” của Humberto de Alencar Castelo Branco để tuyên thệ Tổng thống. Mục đích ban đầu của chính quyền quân sự là sẽ giữ quyền lực cho đến năm 1967, thời điểm nhiệm kỳ của Goulart kết thúc. Tuy nhiên cuối cùng họ thấy rằng cần phải tiếp tục nắm quyền để ngăn chặn và kiểm soát những “bất đồng chính kiến” ở trong nước.
Socrates: Nha hien triet tren tham co xanh4
Sócrates: biểu tượng của Corinthians
Các cuộc biểu tình của những người bất đồng chính kiến đã bị thẳng tay đàn áp đẫm máu, họ bị tra tấn và buộc phải rời bỏ đất nước. Sự đàn áp và loại bỏ các phe phái đối lập về chính trị đã trở thành một chính sách của chính phủ quân sự. Cựu tổng thống Dilma Rousseff là một trong những người bị bắt giam và tra tấn bởi chế độ độc tài toàn trị này. 
 
Đi liền với đó, cấu trúc và cách tổ chức của các câu lạc bộ bóng đá cũng rất giống với những trại quân sự, có quá ít sự tự do để làm điều gì khác dưới chế độ ấy. Các cầu thủ đều phải tuân lệnh và bị giám sát chặt chẽ, từ việc ăn uống cho tới việc phải ở trong các trại huấn luyện ngay trước trận đấu.
 
Ban đầu, Sócrates và các đồng đội của mình chấp nhận điều này. Tuy nhiên là một người nổi tiếng vì yêu tự do và hòa bình, ông cảm thấy “ngạt thở”. Cùng với việc chế độ độc tài đang bóp nghẹt nền dân chủ ở Brazil, ông tin rằng đã đến lúc cần phải thay đổi.
 
Tất nhiên, đó không phải là điều mà Sócrates và các đồng đội được phép bàn bạc một cách công khai. Thay vào đó nó phải thực hiện một cách bí mật và thông qua sức mạnh của ngôn từ. Nhiều vận động viên nổi tiếng ở Brazil thời điểm đó có nhận thức chính trị và cảm thấy nhiệm vụ của mình là phải dùng thể thao để thúc đẩy nền dân chủ tại Brazil và chấm dứt chế độ độc tài.
 
Một thỏa thuận đạt được với tân chủ tịch Waldemar Pires vào đầu những năm 80 đã cho phép Sócrates và các đồng đội được kiểm soát hoàn toàn đội bóng và thiết lập cơ chế hoạt động dân chủ trong câu lạc bộ. Trong một cuộc họp mà mọi người có cơ hội để tự do ngôn luận thì nó cũng đồng nghĩa rằng mọi quyết định sẽ được định đoạt bởi tập thể. Đó là khi đội bóng sẽ được tập luyện, ăn uống hay như Waldemar đã tiết lộ trong một bộ phim tài liệu về Corinthians thì đó là “khi họ có thể dừng một buổi tập để đi vệ sinh”.
 
Điều khiến nền dân chủ Corinthians càng trở nên độc nhất đó là phiếu bầu không bị hạn chế chỉ với cầu thủ và ban huấn luyện mà nó là mô hình có liên quan đến tất cả mọi người trong câu lạc bộ. Dù đó là cầu thủ, nhân viên mát-xa, huấn luyện viên hay người dọn dẹp thì ai cũng đều có tiếng nói. Nói ngắn gọn, đó là “mỗi người một lá phiếu”, và tất cả sẽ ủng hộ quyết định của đa số.
 
Sau đó thỏa thuận về cách thức tổ chức mới của đội bóng được đưa vào thử nghiệm khi Corinthians đi du đấu ở Brazil. Walter Gasagrande - người mới chỉ 19 tuổi vào thời điểm đó - tỏ ra rất nhớ bạn gái của mình và muốn bay trở về nhà với cô. Một cuộc bỏ phiếu được thông qua và mọi người không đồng ý để Gasagrande trở về Brazil. Tập thể quyết định anh phải ở lại và Gasagrande tôn trọng quyết định đó. 
Socrates: Nha hien triet tren tham co xanh5
Sócrates mặc áo có dòng chữ: Vào ngày 15, bỏ phiếu
Không có gì bị cấm trong các cuộc họp vì mọi người đều nhất trí rằng một bác sĩ tâm lý sẽ được mời về để giúp đỡ đội bóng. Sócrates và các đồng đội của mình rất cởi mở và mời cả những người được quan tâm ngoài bóng đá. Các nghệ sĩ, ca sĩ và nhà làm phim nổi tiếng đã được mời đến để nói chuyện về những chủ đề khác nhau.
 
Corinthians dần dần trở thành hiện thân cho ước mơ rất bình dị của người Brazil là xóa bỏ chế độ độc tài và thay thế bằng chế độ phổ thông đầu phiếu. Điều này được thể hiện rất rõ nét ở mặt sau chiếc áo đấu của câu lạc bộ với dòng chữ “Dân chủ Corinthians” được in bằng màu đỏ máu giống logo Coca-Cola.
 
Đó là hành động phá vỡ thế “độc tôn” của cánh hữu - nhiều người trong đó đã gọi phong trào dân chủ của Corinthians là “vô chính phủ” và “Những người cộng sản râu”. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bóng đá đại diện cho nét tinh hoa của Brazil khiến chính phủ quân sự phản thận trọng. Dù vậy, họ vẫn cảnh báo đội bóng về việc can thiệp vào chính trị.
 
Họ sử dụng thành công của đội tuyển tại World Cup 1970 làm con bài của mình. Sócrates tuyên bố rõ ràng: “Các cầu thủ của chúng ta trong thập niên 60 và 70 thi đấu vô cùng lãng mạn khi có bóng trong chân. Nhưng khi rời xa sân cỏ, họ hoàn toàn im lặng. Hãy thử tưởng tượng sẽ như thế nào nếu vào thời điểm cuộc đảo chính diễn ra ở Brazil, một cầu thủ như Pelé lên tiếng chống lại những sự cực đoan ấy”.
 
Sócrates và các đồng đội đã âm thầm chuẩn bị một cuộc cách mạng bằng cách sử dụng bóng đá để nói lên tiếng nói chống lại chính quyền quân sự độc tài. Cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên đã được tổ chức kể từ năm 1964 tại các địa phương vào tháng 5/1982. Thế nhưng phần lớn người dân Brazil vẫn tỏ ra sợ hãi để đi bỏ phiếu. Nhiều người thậm chí không biết liệu quân đội có chép họ bầu cử hay không trong khi nhiều người khác thì lại nghĩ rằng để an toàn, tốt nhất là không đi đâu cả.
 
Với những cuộc bỏ phiếu địa phương tháng Năm được tổ chức vào ngày 15, Corinthians quyết định đánh cược vào việc lật đổ chế độ độc tài. Họ nhất trí rằng sẽ viết dòng chữ “vào ngày 15, hãy đi bỏ phiếu” trên lưng áo để khuyến khích người dân đến các điểm bỏ phiếu.
 
Đó chính là một hình thức bất đồng chính kiến ngầm. Nhưng như khi Sócrates mỉm cười nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau, ông cho rằng chính quyền quân sự gần như không thể buộc tội đội bóng vì họ không ủng hộ bất kì đảng phái nào mà đơn thuần chỉ là khuyến khích người dân đi bỏ phiếu mà thôi.
 
Tinh thần của Corinthians nhanh chóng được người dân Brazil ủng hộ khi chính quyền bị phản đối trong một cuộc bầu cử địa phương. Chế độ đang mất dần quyền lực của mình. Sócrates sau này chia sẻ: “Đó là đội bóng vĩ đại nhất mà tôi từng thi đấu vì nó còn hơn cả một câu lạc bộ thể thao. Chiến thắng về chính trị với tôi còn quan trọng hơn những chiến thắng trên tư cách một cầu thủ chuyên nghiệp. Một trận đấu sẽ khép lại với 90 phút, nhưng cuộc đời thì vẫn luôn tiếp diễn.”
Socrates: Nha hien triet tren tham co xanh3
Sócrates và Corinthians đã thành công trong việc đưa dân chủ trở lại với Brazil
Trong quãng thời gian này, The Timão (Biệt danh của Corinthians) đã giành chức vô địch bang São Paulo trong hai năm 1982 và 1983. Không có gì ngạc nhiên, các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu đánh giá rất cao Sócrates và bằng mọi cách theo đuổi Bác sĩ. Năm 1984, ông tuyên bố rằng nếu quốc hội thông qua việc sửa đổi hiến pháp để tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống tự do thì ông sẽ ở lại Brazil. Rất nhiều người đã ủng hộ điều này nhưng đáng tiếc, việc sửa đổi đã không thể thực hiện và Sócrates chuyển tới Fiorentina.
 
Người Brazil - theo lời của Sócrates - đã bắt đầu nhận ra rằng việc thay đổi hệ thống chính trị là điều hoàn toàn khả thi. Đó là thứ mà chính quyền quân sự không thể ngăn cản và hệ quả là năm 1985, họ đã thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống. Corinthians đã thành công trong việc đưa dân chủ trở lại với đất nước Brazil.
 
Đó là một giấc mơ mà Sócrates và câu lạc bộ có thể tự hào vì đã đem đến cho người dân đất nước xứ sở Samba. Nhờ bóng đá, họ đã truyền đi thông điệp và mang đến sự thay đổi mà người dân mong muốn. Âu đó cũng là điều dễ hiểu bởi bóng đá dường như đã ngấm vào máu của người Brazil và Soscrates cùng nền dân chủ Corinthians là một phần của phong trào đưa đất nước thoát khỏi chính quyền quân sự.
 
Một cầu thủ đẳng cấp, một người đàn ông đích thực. Hiếm có cầu thủ bóng đá nào sở hữu những kĩ năng chơi bóng và sự thẳng thắn cương trực như Bác sĩ Sócrates vĩ đại. Đó là minh chứng tại sao sau khi đột ngột qua đời vào năm 2011, ông được các cầu thủ và cổ động viên Corinthians tôn vinh trong buổi lễ tưởng niệm với những nắm đấm giơ cao như một cách để lưu giữ những kí ức đối với người thủ lĩnh huyền thoại của mình.

CG (TTVN)
 
Dịch từ bài viết của kí giả Brian Benjamin trên These Football Times
http://thesefootballtimes.co/2015/04/26/socrates-corinthians-democracy/
 
 
 
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

HLV Philippe Troussier: Người sai thời điểm

Được AFC ca ngợi là một trong những HLV xuất sắc nhất trước thềm Asian Cup 2023, chỉ sau hơn 2 tháng đã khép lại triều đại chóng vánh của mình như một trong những HLV tệ nhất lịch sử bóng đá Việt Nam, liệu HLV Philippe Troussier có thực sự thiếu may mắn?

Con số 20 của HLV Troussier và nụ cười của Bùi Hoàng Việt Anh

Số 20 là nỗi ám ảnh của HLV Philippe Troussier trong quãng thời gian ông dẫn dắt ĐTQG Việt Nam, ông tự nghĩ ra con số ấy với ý nói chỉ có 20% NHM ủng hộ mình, nhưng đằng sau 20%, vẫn còn những con số 20 khác mà chính vị chiến lược gia người Pháp không thể kiểm soát.

Philippe Troussier rời ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam: Giọt nước tràn ly

Như vậy là chuyện gì đến cũng đã đến, không có bất ngờ nào xảy ra ở Mỹ Đình đêm qua. Đội tuyển Việt Nam lại thua bạc nhược trước những người Indonesia, làn sóng phản đối HLV Philipe Troussier lên đến đỉnh điểm, và lúc nửa đêm, trang chủ của VFF ra thông cáo chấm dứt hợp đồng với vị HLV người Pháp.

Toni Kroos tỏa sáng trong trận tái xuất ĐT Đức: Niềm hi vọng mới từ một cựu binh!

“Tôi sẽ trở lại Đức vào tháng 3,” Toni Kroos đã thông báo như thế trên Instagram của anh vào cuối tháng 2. "Tại sao? Trước hết là bởi Julian yêu cầu tôi trở lại và sau đó là vì, tôi nghĩ mình có thể giúp đỡ cho đội tuyển. Tôi đang có tâm trạng tốt và tôi chắc chắn rằng tại EURO Hè này tuyển Đức sẽ làm được nhiều hơn những gì mà hầu hết mọi người có thể tin vào lúc này.”

X
top-arrow