Sir Alex Ferguson vẫn luôn được kính trọng với những năm tháng đầy vinh quang ở Manchester Untied. Đằng sau những thành công đó, chiến lược gia người Scotland có bí quyết gì? Ông sẽ giải đáp phần nào câu hỏi trong cuộc trò chuyện với cậu học trò cũ, Gary Neville trên Sky Sports.
Ảnh: Sky Sports
- Thầy thường nhắc đến những “xưởng đóng tàu” trong các buổi nói chuyện toàn đội. Tại sao sự tận tụy lại quan trọng đến vậy?
- Các cầu thủ mà thầy làm việc cùng có lẽ không xuất thân từ tầng lớp lao động giống thầy. Vì thế, thầy phải cố gắng truyền tải suy nghĩ đó cho họ: sự tận tụy cũng là một dạng tài năng. Thầy nhắc đến những công nhân ở xưởng tàu, những người thợ mỏ, công nhân thép vì thầy nghĩ rằng các em có thể không thuộc tầng lớp lao động nhưng ông, cha các em thì xuất thân từ đó.
Thầy muốn tất cả mọi người thấy tầm quan trọng của sự chăm chỉ. Ngay cả cầu thủ giỏi nhất, dù anh ta có là người tài năng nhất đi chăng nữa cũng phải chứng minh anh ta làm việc chăm chỉ như mọi cầu thủ khác. Thầy nghĩ đội chúng ta có điều đó. Thầy may mắn vì những cầu thủ của thầy đều thấm nhuần tư tưởng làm việc chăm chỉ cũng là một tài năng.\
- Thầy làm thế nào để liên tục duy trì điều đó?
- Phải có sự hy sinh. Trước khi trở thành HLV trưởng, thầy là một cầu thủ dạng khá. Thầy làm HLV trưởng năm 32 tuổi và nghĩ là công việc dễ thôi. Thầy nghĩ về những HLV mà thầy đã từng thi đấu cho họ. Trận sân khách đầu tiên thầy thua 2-5, trên đường về nhà tối hôm đó, thầy ngồi trong xe và tự nhủ “Mình không chờ đợi điều này”. Thầy nhận ra là nếu không có tinh thần làm việc, sức mạnh tâm lý ở các cầu thủ thì không thể có cơ hội thắng được.
Sau chức vô địch quốc gia đầu tiên, buổi nói chuyện toàn đội đầu tiên của thầy với đội ở mùa giải mới là về những con ngỗng. Thầy cá là các cầu thủ lúc đó ngồi nghĩ ‘Thằng cha này đang nói gì đây?’ Nhưng đó là một câu chuyện rất ý nghĩa. Một người bạn của thầy - anh họ của anh ta có một trang trại ở Canada. Anh ta kể thầy câu chuyện về những con ngỗng ở Canada bay 4000 dặm để tìm hơi nóng. Thầy bảo các cầu thủ rằng “Tất cả những gì tôi yêu cầu các cậu là thi đấu 38 trận để vô địch giải đấu”.
Buổi tối, thầy nằm trên giường để nghĩ cách tạo động lực cho cầu thủ vì nếu đã ở một CLB như United suốt 27 năm, thầy sẽ không muốn các cầu thủ cảm thấy tâm lý “chúng ta lại đi đây”.
- Thầy không tin vào tâm lý học mà chỉ tin vào quản lý. Ý thầy là sao, thưa thầy?
- Thầy chưa bao giờ coi tâm lý học là một phần trong công việc của mình. Công việc quản lý dựa trên khả năng giao tiếp, lòng trung thành và sự tin tưởng. Khi thầy tới Aberdeen, thầy phải đặt niềm tin vào các cầu thủ và hy vọng niềm tin đó được đáp lại. Tại United thầy cũng làm như vậy.
Khả năng giao tiếp với thầy thực sự quan trọng, cái này thầy phải đánh giá cao ban huấn luyện. Thầy sẽ không cho phép ai đi qua thầy ở hành lang hoặc phòng ăn mà không nói “chào buổi sáng”. Nếu em nghĩ lại thời điểm đội chúng ta vô địch quốc gia hay bất cứ giải cúp nào, toàn bộ ban huấn luyện đều ở phòng ăn vào thứ 2. Đó cũng chính là chiếc cúp của họ. Nếu em coi trọng nó và suy nghĩ đến công việc mà mọi người đang làm thì mọi người sẽ đền đáp lại em.
Ảnh: Sky Sports
- Thầy giữ em ở lại trong 3-4 năm cuối cùng dù khi đó em thi đấu không tốt. Tại sao thầy lại giữ những cầu thủ không cần thiết về chuyên môn với mình hoặc những người không phải tài năng nhất? Làm thế nào mà thầy giúp họ chiến thắng?
- Thông qua Eric Harrison và cả thầy, bọn ta đã phát triển một đội ngũ cầu thủ sở hữu tâm lý vững vàng và sự rắn rỏi để có thể thi đấu trước 75.000 người. Bọn ta thường nói chuyện với các phụ huynh. Thầy đã từng nói với cha mẹ em là ‘Tôi hy vọng Gary và Phil sẽ thi đấu trước 75.000 người, đó là mục tiêu của tôi’. Không phải cầu thủ nào cũng làm được thế nhưng điều tuyệt vời là nhiều cầu thủ đến ngày hôm nay vẫn thi đấu cho những CLB khác nhau. Có thể thấy chính sự giáo dục và những bước chuẩn bị họ được bồi đắp ở United đóng vai trò quan trọng.
Về chủ đề những cầu thủ xuất sắc và những cầu thủ chăm chỉ, thầy đã suy nghĩ nhiều về những cầu thủ như Bryan Robson, Steve Bruce và chính em nữa. Tất cả đều có những phẩm chất nội tại giúp họ trở thành những cầu thủ giỏi như Paul Scholes, Ryan Giggs, Eric Cantona, Cristiano Ronaldo và Wayne Rooney. Có những thứ bên trong thúc đẩy họ tiến lên, buộc họ phải nỗ lực hết sức. Thầy may mắn vì được chứng kiến quá trình phát triển đó.
Darren Fletcher, Steve Bruce hay em là ví dụ điển hình. Em khởi đầu ở vị trí trung vệ và các thầy nhanh chóng nhận ra em sẽ không trở thành trung vệ ở trên đội một được, chính vì thế em đã phát triển thành hậu vệ phải. Điều đó nhờ sự quyết tâm và ngọn lửa trong chính bản thân em - đó cũng là những điều biến Bryan Robson, Roy Keane, Steve Bruce thành những cầu thủ giàu tính cạnh tranh. Còn những cầu thủ rất tài năng như Cantona, Ronaldo, Giggs, Scholes, Michael Carrick, họ phải chứng minh rằng họ luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ như em. Mấu chốt chính là phải tổng hòa cả hai.
Trong hầu hết trường hợp, những đội bóng mà chúng ta đã xây dựng đều có những tính chất này. Mọi người không thích thua cuộc. Họ được phát triển theo cách đó. Thầy thấy chính mình trong các cầu thủ. Tất nhiên, khi thua một trận đấu thì phải biết cách phản ứng lại sao cho đúng đắn. Em biết tại sao không? Vì sự kỳ vọng của thầy lớn hơn người khác. Thầy muốn đoạt mọi danh hiệu, thắng mọi trận đấu. Đây chính là thái độ của thầy mỗi buổi sáng.
- Một từ nữa thầy hay nhắc nhở mọi người là “mạo hiểm”…
Ảnh: Sky Sports
- Ví dụ, đội em đang thua 0-1 thì em giữ 4 hậu vệ lùi sâu, hàng tiền vệ và hai tiền đạo như bình thường để làm gì? Mạo hiểm chính là xô đẩy 3 hay 4 người trong vòng cấm, nhận bóng ở đó. Đây là mạo hiểm vì em có thể mất bóng và bị phản công khá dễ.
Chúng ta đã từng thua theo cách đó. Thầy nhớ Ole Gunnar Solskjaer bị đuổi khỏi sân trong trận đấu với Newcastle và họ đã tận dụng những cơ hội nhỏ nhất. Nhưng điều giá trị là em ghi bàn ở phút cuối cùng thời gian bù giờ, em nhớ phòng thay đồ những lúc như thế không? Thật sự phấn khích. Người hâm mộ ra về và không thể chờ đợi để tới quán rượu bàn luận về trận đấu, sau đó về nhà kể cho vợ con nghe về cảm giác khi chứng kiến bàn thắng phút cuối cùng ở Old Trafford. Đó chính là giá trị.
Nếu thi đấu cho CLB của chúng ta, rủi ro như thế sẽ luôn có. Chẳng có lý do gì để cứ phải loanh quanh ở giữa sân với một vài đường chuyền mà không chấp nhận rủi ro, đưa bóng vào vòng cấm vì em sẽ không cố gắng ghi bàn từ khoảng cách 40yd (gần 37m).. Thầy không nhớ có nhiều cầu thủ cố gắng ghi bàn từ khoảng cách 40yd.
- Có cảm giác với thầy, việc bị Liverpool đánh bại ở bất cứ cấp độ nào là một sự xúc phạm. Và nó khiến thầy tức giận. Đó có phải sự ghét bỏ, kình địch? Điều gì khiến thầy cảm thấy như vậy?
- Thầy tôn trọng Liverpool. Khi còn là HLV trưởng St Mirren, thầy đã tới Liverpool để tập luyện suốt một tuần. Thầy thấy cường độ và sự ổn định mà họ thể hiện. Khi thầy tới United, đó là lúc họ đang đoạt mọi danh hiệu, thầy đã nhớ điều đó. Khi thầy ở Aberdeen, chỉ có 2 CLB cần phải đánh bại để đoạt mọi danh hiệu là Rangers và Celtic. Thời điểm thầy tới United, chỉ có một đội duy nhất cần đánh bại để vô địch quốc gia là Liverpool.
Thầy làm mọi thứ để tạo ra một đội bóng có thể đánh bại họ. Không nhất thiết phải thắng mọi trận đấu mà quan trọng là thắng ở giải đấu. Thầy luôn nói với các cầu thủ là khi chúng ta đối đầu Liverpool, nếu các em không đám đương đầu, các em sẽ bị đánh bại.
Ảnh: Sky Sports
Chúng ta đã đối đầu họ với đội hình mạnh nhất của mình - Keane, Scholes, Giggs và David Beckham, bộ tứ vệ thì hợp lý, những cầu thủ tiền đạo cũng vậy - và đôi khi nếu chúng ta chuệch choac một chút, chúng ta sẽ thua. Nhưng chúng ta có thành tích tốt khi so sánh với bất cứ CLB nào. Thầy biết đánh bại Liverpool tức là chúng ta đang đi con đường đúng.
- Thầy thường đứng ngoài cửa phòng thay đồ, và đội trưởng không thể đi qua thầy. Lý do là gì vậy? Điều này dành cho đội mình hay đối thủ?
- Cho đội mình. Có một lần, chúng ta bị Tottenham dẫn 3-0. Thầy chưa nói một lời nào trong phòng thay đồ. Thầy ngôi trên bộ tản nhiệt và nó cũng nóng như lửa. Lúc đó thầy nói ‘mục tiêu tiếp theo chính là bạn ấn định chiến thắng”.
Thầy bước đến cửa, Teddy Sheringham hôm đó là đội trưởng. Cậu ấy bước ra nhìn thầy, sau đó quay sang các cầu thủ và nói đừng để họ ghi bàn thắng sớm. Chúng tôi đã ghi bàn ở phút đầu tiên. Thầy nghĩ là đội mình sẽ “nuốt trọn” họ. Thầy nhìn các cầu thủ và họ nhìn thầy. Thầy chỉ nói là chúng ta đều có thể giết họ. Thầy nhìn họ, họ, họ nhìn thầy và thầy chỉ nói: ‘Tiến lên, chúng ta có thể thắng trận này.
Đây là Bryan Mbeumo! Cầu thủ hiện đang đứng thứ hai trong danh sách vua phá lưới tại Premier League mùa này với 8 bàn thắng sau 9 lần ra sân, chỉ kém 3 bàn so với người dẫn đầu là Erling Haaland.
Raphinha có vẻ không thích phỏng vấn lắm, nhưng anh cũng không tỏ ra khó chịu khi được chúng tôi (tờ El Pais – Tây Ban Nha) tiếp cận. Anh nói chậm rãi, lướt qua một số câu hỏi, nhưng không hề né tránh: Raphinha là kiểu người thẳng thắn.
Một thương vụ được so sánh với một đám cưới trong mơ giữa số 10 cổ điển hay nhất thế giới và đội bóng vĩ đại hàng đầu châu Âu, nhưng sau cùng lại kết thúc bằng sự cay đắng và nghiệt ngã dành cho chàng tiền vệ hào hoa đến từ Nam Mỹ.
Sinh ra trong một trại tị nạn rồi sau đó vươn tới những đỉnh cao với các danh hiệu Bundesliga, Champions League cùng Bayern Munich và cuối cùng là tham dự World Cup 2022 cùng ĐTQG Canada. Đó quả là một chặng hành trình dài và nếu nó có được Alphonso Davies ghi vào một cuốn nhật ký thì hẳn đó sẽ là một cuốn nhật ký rất đáng đọc. Nhưng chàng trai tới từ Canada năm nay mới chỉ 24 tuổi và chặng hành trình tiếp theo của anh vẫn còn rất dài.
Danny Welbeck, 33 tuổi, đang tận hưởng một trong những mùa giải đẹp nhất trong sự nghiệp cầu thủ. Bạn có thể thích tiền đạo Brighton hoặc không, nhưng bạn không thể phủ nhận những bước tiến khó tin của chàng trai “tuổi băm” này.