Sergio Ramos: Chúa tể của những chiếc thẻ đỏ

Tác giả Fussballgott - Chủ Nhật 13/09/2020 17:52(GMT+7)

Ramos thường suy nghĩ cặn kẽ, không bao giờ hối tiếc và hiếm khi mất kiểm soát thật sự. Cho dù thẻ đỏ đến từ một chiến lược sâu xa, hành vi ngăn chặn bàn thắng hay trút nỗi thất vọng nào đó, thật khó bỏ qua cảm giác rằng Ramos luôn tính trước được tình hình trận đấu sẽ như thế nào sau khi rời sân.

Có rất ít hậu vệ nào ghi bàn thường xuyên như Sergio Ramos. Anh nhận trách nhiệm thực hiện những quả phạt đền, thường kết thúc bằng phong cách panenka mà nếu thành công có thể hủy diệt tinh thần đối phương. Anh từng lập công trong hai trận chung kết Champions League, từng ghi hai bàn vào lưới Bayern Munich của Pep Guardiola trên đường chung kết 2014. 



Mang băng đội trưởng và thường xuyên ghi những bàn thắng quan trọng, Ramos đã một chân vào ngôi đền của những huyền thoại sân Santiago Bernabeu. Nhưng chưa hết, anh sẽ còn được lịch sử nhớ tới với những kỷ lục ăn thẻ vô tiền khoáng hậu, từ Real Madrid cho tới đội tuyển Tây Ban Nha, từ La Liga cho đến Champions League.

Đáng chú ý với Real Madrid, Ramos đã phải nhận 26 thẻ đỏ, giữ kỷ lục tại những giải đấu mà đội bóng áo trắng thường xuyên góp mặt, tuy nhiên ở cấp độ đội tuyển, dù nhận thẻ vàng 24 lần, anh vẫn nhẫn nhịn để chưa phải đi tắm sớm lần nào.
 
Sau khi nhận thẻ đỏ vì đốn Messi, Ramos quay sang ‘xử’ cả Puyol

Một cách có chủ ý, những pha phạm lỗi nhận thẻ đỏ của Ramos đều nhắm vào những ngôi sao danh tiếng. Anh từng bị đuổi sau những pha chơi xấu Sergio Aguero và Fernando Torres của Atletico Madrid, cũng như những danh thủ khác ở La Liga như Ivan de la Pena, Aritz Aduriz và Xabi Prieto. Anh không ngần ngại nhắm vào những đồng đội ở đội tuyển như Torres và Sergio Busquets. Anh đã bị đuổi khỏi sân bốn lần sau những pha va chạm với từng thành viên của bộ ba MSN, riêng Lionel Messi là hai lần.  Ramos đã ‘tấn công’ Messi trong cuộc chiến kéo dài hơn mười năm và cuộc chiến đó vẫn chưa dừng lại. 

Nhiều  người vẫn nhớ như in lần đầu tiên đáng nhớ của Ramos tại El Clasico diễn ra như thế nào. Tháng mười một năm 2010, Real Madrid bước vào trận El Clasico đầu tiên trong nhiệm kỳ của Jose Mourinho. Los Blancos bị dẫn trước tới bốn bàn còn Ramos lẽ ra đã phải ăn thẻ đỏ sau pha phạm lỗi thô bạo với David Villa ở phút 73. Hai mươi phút sau, có lẽ nóng mặt vì Barcelona nâng tỉ số lên 5-0, anh chơi xấu thô bạo với Messi từ phía sau, nhận thẻ vàng thứ chín của Real trong trận đấu và là thẻ đỏ đầu tiên ở El Clasico với cá nhân anh. Trên đường rời sân, Ramos còn đẩy ngã cả Carles Puyol lẫn Xavi. Sự cố này là lần thứ hai Ramos ăn thẻ trong vỏn vẹn một tuần lễ. Cách đó mấy ngày, khi đá vòng bảng Champions League, anh đã cố tình câu thẻ đỏ để khỏi phải tham dự trận đấu bị không còn mấy ý nghĩa ngay sau đó.

Tám lần Ramos bị truất quyền thi đấu bằng những thẻ đỏ trực tiếp. Số thẻ đỏ của anh phải nhận rải rác trong từng tháng dương lịch, chỉ trừ tháng sáu và tháng bảy. Tháng mười một là thời điểm Ramos ưa nhận thẻ đỏ nhất, ‘tắm sớm’ bảy lần qua sáu mùa giải khác nhau. Trong mùa giải đầu tiên ở Madrid, 2005-2006, Ramos nhận thẻ đỏ tới bốn lần. Anh khởi động việc thu thập thẻ đỏ ngay từ trận thứ hai của mùa giải (dùng vai đập vào ngực De la Pena). Chỉ mười ngày sau, Ramos tiếp tục bị truất quyền thi đấu trong một trận đấu trên sân nhà thuộc Champions League. Có bốn năm dương lịch mà Ramos bị đuổi ít nhất ba lần. Đối thủ ưa thích anh ưa thích là Atletico Madrid, hai lần, và Barcelona, năm lần. 

Hậu quả xảy đến với Real Madrid sau thẻ đỏ của Ramos dường như cho thấy chúng không đến từ những ý định bột phát. Trong 24 thẻ đỏ đầu tiên diễn ra trước năm 2018, chỉ hai lần – Clasico tháng ba năm 2014 và Clasico tháng tư năm 2017 – khiến đội bóng sụp đổ sau khi anh rời sân. Nhưng ngay cả như vậy, nỗi đau cũng chẳng kéo dài lâu vì vào cuối mùa 2014, họ hoàn tất Decima còn ở 2017, họ thắng cả sáu trận cuối cùng rồi giành chức vô địch. Ngạc nhiên hơn, có tới sáu lần, Madrid đã đạt kết quả tốt hơn sau khi Ramos đi tắm sớm nhờ các bàn thắng của Zinedine Zidane, Raul Bravo, Julio Baptista, Robinho, Gonzalo Higuain, Pepe và Cristiano Ronaldo. Ramos không có nhiều lý do để hối hận hoặc tự kiểm điểm về những thẻ đỏ của mình.
 
Mùa đầu tiên ở Real Madrid, Ramos nhận tới bốn thẻ đỏ!

Ramos đã kiềm chế một cách không tưởng sau khi nhận thẻ đỏ đầu tiên ở Clasico 2010 nói trên: tám trận Clasico trong vòng mười bốn tháng sau đó anh chỉ phải nhận thêm hai thẻ vàng (bao gồm trận SuperCopa dẫn đến sự kiện Mourinho chọc vào mắt Tito Vilanova và chuỗi bốn trận liền kề nhau trong mười bảy ngày ở La Liga, chung kết Copa del Rey và hai trận bán kết Champions League). Bất chấp bối cảnh sự thù địch ngày càng leo thang bởi theo đuổi những giá trị đối nghịch nhau và ganh đua trong cùng ở giải đấu, bất chấp Sergio trẻ tuổi và có thái độ căm ghét Blaugrana, yêu thích nghệ thuật hắc ám và Mourinho cho phép cầu thủ bộc lộ tinh thần hiếu chiến thoải mái, Ramos vẫn đứng ngoài những cuộc va chạm nảy lửa trong thời gian này.

Vào ngày hai mươi lăm tháng hai năm 2012, con quỷ dữ trong Ramos đã trở lại, dù cho đó là mùa giải Real chạm mốc 100 điểm tại giải quốc nội. Trong những phút chết mòn ở tứ kết Copa del Rey vì Barcelona đã dẫn trước 4-2 chung cuộc, Ramos thể hiện sự thất vọng bằng thúc cùi chỏ vào đầu Busquets rồi đưa ra lời đề nghị bắt tay đầy chế giễu với trọng tài và rời sân với nụ cười mỉm giờ đã thành thương hiệu. Thẻ đỏ thứ hai của anh ở các trận Clasico là lần thứ mười phải đi tắm sớm, cân bằng với kỷ lục của Fernando Hierro tại Real Madrid, nhưng đá ít hơn tới 264 trận.

Đôi khi xen giữa những màn trình diễn thượng thặng trong vai trò phòng ngự, Ramos tạo ra những cú sốc có một không hai. Vào tháng hai năm 2013, anh đánh đầu ghi bàn giúp Real dẫn trước Rayo Vallecano 2-0 chỉ sau mười hai phút. Năm phút sau, anh nhận thẻ vàng đầu tiên, rồi chưa đầy một phút sau, Ramos nhận tiếp thẻ vàng thứ hai rời sân. Quyết định của trọng tài bị đánh giá hơi khắt khe nhưng đó là hậu quả của hai pha phạm lỗi liên tục chẳng để làm gì của Ramos. Nhưng người Madrid có thể tha thứ cho anh vì sự kiện trở thành lần đầu tiên Ramos ghi-bàn-rồi-bị-đuổi trong sự nghiệp.

Rất dễ để đưa ra kết luận rằng với áp lực công việc như thế, việc Ramos việc mất kiểm soát cảm xúc là điều dễ hiểu. Sự thật là có rất ít cầu thủ nào chơi bóng bạo lực như Ramos, cũng thật như việc bản năng của cậu bé tiền đạo mười tuổi khi gia nhập học viện Sevilla đã ở lại bên trong Ramos, vì vậy anh thường ghi những bàn thắng đẳng cấp trước khi coi thường vị trí phòng ngự dẫn đến bàn thua. Nhưng chưa phải là hết, khi nghiên cứu kỹ những lần Ramos nhận thẻ đỏ, có vẻ như anh luôn nhận thức được những gì mình đang làm. Nói chung Sergio Ramos không phải chỉ nóng đầu trước khi phạm lỗi.

Một số lần phạm lỗi bị trọng tài quyết định phạt nặng hơn dự kiến nhưng nhìn chung, không có quá nhiều tai nạn xảy đến với Ramos.

Ramos thường suy nghĩ cặn kẽ, không bao giờ hối tiếc và hiếm khi mất kiểm soát thật sự. Cho dù thẻ đỏ đến từ một chiến lược sâu xa, hành vi ngăn chặn bàn thắng hay trút nỗi thất vọng nào đó, thật khó bỏ qua cảm giác rằng Ramos luôn tính trước được tình hình trận đấu sẽ như thế nào sau khi rời sân. Anh làm quen với việc đi tắm sớm, bị treo giò trận tiếp theo và có buổi cuối tuần (hoặc giữa tuần) ở nhà.

Dù thế nào đi nữa thì ‘kế hoạch’ của Ramos được nhiều người yêu thích rất nhiều, căm ghét cũng không ít nhưng chưa bao giờ gây nhàm chán từ những ngày đầu tiên. Anh chuyển đổi từ vị trí tấn công sang phòng ngự hiệu quả đến nỗi luôn kiếm được suất đá chính, từ Sevilla cho đến Real Madrid và đội tuyển Tây Ban Nha. Ramos vẫn đang là hậu vệ người Tây Ban Nha có phí chuyển nhượng cao nhất lịch sử. Anh rời khỏi CLB cũ như kẻ lập dị, khoác lên chiếc áo từng thuộc về huyền thoại Real Madrid và ung dung lao vào điểm nóng bỏng nhất trên sân. Ramos làm tất cả những điều này khi chưa tròn 20 tuổi.

Khi chuyển đến Madrid, anh hiểu rằng sự ngưỡng mộ của Madridista không đến từ thái độ khiêm cung nhã nhặn, mà bằng sự khuếch đại và áp đặt. Đó là thứ giúp Ramos tồn tại được ở Bernabeu. Sự tôn trọng không đến một cách tự nhiên, càng không phải tìm kiếm nó, mà là thực thi nó khiến kẻ khác phải tuân theo.
 
Ở tuổi 34, Ramos vẫn còn giữ sự tinh ranh nhưng thể chất đã đi xuống

Giờ ở tuổi 34, mười lăm năm gắn bó và mười ba triều đại HLV, Ramos – đội trưởng, trụ cột, một trong những nhân vật quan trọng nhất thế giới bóng đá – không còn ở thể trạng tốt nhất, vì thế những pha đấu tay đôi quyết liệt ngày càng giống hành động liều lĩnh hơn. Nhưng đồng thời, Ramos vẫn giữ được sự tin một cách điên cuồng, vẫn đậm tính giải trí, vô cùng tự mãn….và vẫn luôn quan trọng với Real Madrid như đã từng.

Theo Emile Avanessian | The Squall 4 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.