Sau 4 năm thi đấu chuyên nghiệp, Marcus Rashford đã học được những gì? (P1)

Tác giả KDNX - Thứ Năm 07/05/2020 16:34(GMT+7)

Ở thời điểm hiện tại, cậu là cầu thủ trẻ thứ 4 đạt được mốc 200 trận cho Man United, chỉ xếp sau Ryan Giggs, George Best và Norman Whiteside. Cậu cũng ra sân cho Quỷ Đỏ nhiều hơn Eric Cantona, một phần vì cậu chưa bao giờ...song phi thẳng vào CĐV Crystal Palace.

Sau 4 năm kể từ ngày Van Gaal cho cậu vào sân lần đầu, Rashford đã đạt được rất nhiều thành công cùng các đồng đội ở cả cấp ĐTQG cũng như cấp CLB. Đơn cử đó là việc giành được Europa League ở mùa giải 2016-2017, danh hiệu Châu Âu đầu tiên của cậu. Sau đó là việc kết thúc ở vị trí thứ 4 cùng ĐT Anh ở World Cup, thành tích tốt nhất của Tam Sư ở thế kỷ 21. Vậy, sau 4 năm thi đấu chuyên nghiệp, Rashford đã rút ra được những gì cho bản thân ? Hãy cùng FourFourTwo khám phá điều đó.

"Cậu ấy tin rằng mình có thể, vì vậy cậu ấy thực hiện được."
Những câu chữ trên tự hào đứng cạnh một bức hình chụp lại những ngày đầu của Marcus Rashford, một bức hình được lồng khung kính. Các phóng viên của FourFourTwo được mời đến nhà của cầu thủ 22 tuổi. Nhờ thế, cậu đã cho các phóng viên thấy được việc ta có thể tiến xa thế nào nếu có niềm tin chỉ sau 4 năm thi đấu chuyên nghiệp.
Tiền đạo trẻ của Manchester United đã ghi tên mình vào không ít bàn thắng quan trọng cho Man United. Đầu tiên phải kể đến bàn thắng ở chung kết cup FA, sau đó là danh hiệu Europa League, rồi đến các danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận cùng một số lượng lớn lần được ra sân.
Rashford hiện tại đang có cho mình một thành tích đáng nể: 38 lần ra sân cho ĐTQG. Và nếu có thể duy trì số lần ra sân này tới tháng 3 năm 2021, cậu sẽ trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân 50 trận cho Tam Sư.
Ở thời điểm hiện tại, cậu là cầu thủ trẻ thứ 4 đạt được mốc 200 trận cho Man United, chỉ xếp sau Ryan Giggs, George Best và Norman Whiteside. Cậu cũng ra sân cho Quỷ Đỏ nhiều hơn Eric Cantona, một phần vì cậu chưa bao giờ...song phi thẳng vào CĐV Crystal Palace.
Dù vậy, cuộc gặp ở nhà Rashford như một lời nhắc nhở rằng dù Rashford là cầu thủ hàng đầu, cậu vẫn là một cậu nhóc 22 tuổi: sẵn sàng nằm ườn ra trên ghế sô-pha sau một ngày làm việc mệt nhoài, mặc đi mặc lại một bộ quần áo hay trêu chọc các anh chị em của mình.
"Nếu mà phải huỵch nhau, vật nhau ấy anh, em luôn là thằng thắng," cậu ta đùa với hai anh trai của mình, Dwaine và Dane.
Khi cậu chưa thể trở lại từ chấn thương lưng, tiền đạo hàng đầu của Man United luôn chơi bóng trong nhà. Chỉ cần mẹ không biết là được.
"U em chuyển ra sống riêng rồi, vậy nên em chẳng bị mắng vì chơi trong nhà nữa," Rashford vừa cười vừa nói. Kể từ khi trở thành ngôi sao, cậu đã tặng hẳn một căn hộ mới cho mẹ mình, cô Melanie, để tri ân những gì bà đã làm cho cậu. Vậy, tiền đạo hàng đầu nước Anh có làm vỡ cái gì khi chơi bóng trong nhà không ?"
"Có, vài cái lọ...anh khiến em gặp rắc rối đấy !" cậu ta nói rồi cười lớn. "Nhưng em nghĩ đó là điều ai ai cũng từng làm mà, nhất là những ai yêu bóng đá: có bóng trong chân thì không thể nào không đá được..."
Rashford yêu bóng đá từ những ngày đầu. Đấy là thứ đam mê đã đưa cậu ấy đến vị trí hiện tại. Tiền đạo sinh ra ở Wythenshawe yêu Man United từ những ngày đầu, thường tham gia các trận đấu của họ từ năm 5 tuổi. Những trận đấu cực kỳ đáng nhớ.
"Real Madrid thi đấu ở Old Trafford, đó là trận đấu đầu tiên em đến xem," Rashford nhớ lại. "Trận đó có tỷ số 4-3, Ronaldo ghi cú hat-trick. Được cảm nhận bầu không khí đó thực sự tuyệt vời."
VIDEO: Ronaldo de Lima và hattrick chinh phục NHM Quỷ Đỏ 17 năm trước
23/4/2003 Real Madrid đến Old Trafford gặp Man Utd trong trận lượt về tứ kết Champions League với lợi thế 3-1 ở trận lượt đi. Hattrick của Ronaldo de Lima và...
"Man United đã luôn là đội bóng của em. Hồi em mới 8-9 tuổi gì đó, em bắt đầu đến mọi trận sân nhà. Em nhớ cú hat trick của Dimitar Berbatov vào lưới Liverpool, sau đó là cú vô-lê của Wazza vào lưới Man City."
Cậu cũng thường xem lại các trận đấu trên youtube. "Em thích theo dõi các trận đấu em không thể đến xem," cậu giải thích. "Trận bán kết lượt về Champions League 2008 gặp Barca là trận em thích nhất, nếu chỉ tính đến bầu không khí. Em luôn thích theo dõi lịch sử CLB."
Rashford mới chỉ 10 tuổi khi Manchester United giành được Champions League mùa đó, vì vậy, không hề ngạc nhiên khi cậu nói rằng 2 ngôi sao lớn nhất của đội bóng chính là nguồn cảm hứng của cậu.
"Thần tượng của em là Wayne Rooney và Cristiano Ronaldo," cậu chia sẻ. "Dù thế nào thì họ vẫn luôn là thần tượng của em, nhưng thật có ích khi được theo dõi họ trên sân, chứng kiến họ trở thành những cầu thủ vĩ đại của hiện tại. Có thể nói, em đã theo dõi con đường của họ."
Ở thời điểm đó, cầu thủ trẻ đã đi theo con đường riêng của mình. Khởi đầu sự nghiệp ở Fletcher Moss Rangers, cậu từng được ăn tập với Man City, nhưng khi Man United theo đuổi cậu, cậu chẳng thể nào từ chối cả.
"Em tập với Man City đúng một tuần," cậu chia sẻ. "Trước khi ký hợp đồng với Man United, em ký hợp đồng với vài học viện khác cũng như đội bóng thuộc Giải Cuối Tuần (Sunday League-ND), nhưng chúng em được thăm quan Man United.

Sau đó, em ngồi xuống bàn luận với các anh và mẹ. Có gì đó rất đặc biệt về nơi này. Chẳng còn gì phải quyết định nữa cả."

"Ngày em gia nhập Man United, đội một đang tập ở The Cliff. Em theo dõi họ thi đấu một chút, sau đó chúng em vào khu mái vòm ở sân tập rồi ký kết. Đó là ngày em không bao giờ quên."

Từ đó, tuổi thơ của Rashford chỉ có một mối quan tâm, như lá thư cậu viết năm 11 tuổi đã chỉ ra.
"Tôi chỉ có một đích đến trong cuộc đời, đó là trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, hy vọng là ở Man United," cậu viết. "Tôi muốn khiến gia đình mình tự hào. Tôi hứa rằng mình sẽ làm việc chăm chỉ nhất có thể." Rashford đã tỏ rõ thái độ đúng đắn từ khi còn rất trẻ, điều mà cậu đem theo suốt quãng thời gian sau đó.
"Em nhớ rằng mình đã viết một lá thư," cậu nói. "Một dự án của trường. Với em, những điều đó rất dễ vì có thể nói về cuộc sống của mình. Từ khi còn rất trẻ, em đã biết mình muốn đạt được điều gì. Khi em 11, 12 rồi sau đó 13 tuổi, em biết rõ em muốn gì. Khi ở Man United, khi được đứng trên sân tập và chứng kiến các anh lớn dốc hết sức mình như thế nào, em mới nhận ra rằng viết thư chẳng có gì khó, kể cả khi còn trẻ con."
"Sir Alex Ferguson thường nói chuyện với chúng em ở canteen, ông ấy nói rằng ông ấy hy vọng chúng em tập luyện cần cù. Đôi khi, chúng em được tập đá kiểu joga bonito (bóng đá đẹp-ND) trong phòng gym, khi đó, ông ấy sẽ ngắm từ ban-công. Khi còn bé, nghe những lời từ miệng ông ấy thực sự đã thúc đẩy chúng em rất nhiều."
"Gia đình cũng đóng góp rất nhiều. Trong suốt quãng đường đã qua, em có đủ thăng, trầm. Nếu không có được những người thích hợp xung quanh, sự nghiệp bóng đá có thể đi đời. Vì vậy, em luôn biết ơn những người xung quanh em."
Họ cho cậu tinh thần cạnh tranh cũng như sự ủng hộ. Là em út trong số 3 anh em, Rashford có thêm động lực, dù cậu nói rằng kể cả khi còn bé, mục tiêu của cậu không phải là chơi bóng tốt như các anh mình."
"Không, em muốn tốt hơn các anh ấy !" cậu nói khi nhìn vào các anh mình. "Chúng em luôn cạnh tranh với nhau. Họ sẽ thi đấu với bạn mình, còn em cùng các bạn em, sẽ thử đánh bại họ."
Liệu tinh thần cạnh tranh đó có giúp cậu thể hiện những gì tốt nhất ? "Có," cậu nói rồi cười. "Như thể anh thử thách bản thân vậy. Nếu một trong số các anh trai của em thi đấu với bạn của các anh ấy, chúng em sẽ đá với nhau cả ngày. Ở thời điểm đó, em chỉ biết tận hưởng thôi, điều đó thực sự giúp anh rất nhiều trong tương lai."
Buổi họp báo của Van Gaal đã gần kết thúc, nhưng ông vẫn rất muốn nhắc tên ai đó. Hôm đó là ngày 21 tháng 11 năm 2015, Man United khi đó thắng Watford 2-1.
Khi Van Gaal gặp giới truyền thông ở sân Vicarage Road, hầu hết các câu hỏi luôn liên quan tới các tiền đạo không được ra sân, Rooney khi đó không ra sân vì bệnh, trong khi Anthony Martial và James Wilson gặp chấn thương.

Không ai hỏi HLV về cầu thủ 18 tuổi vừa được đưa vào sân từ băng ghế dự bị ngày hôm đó, nhưng chính ông đã đem cậu vào cuộc họp báo.
"Hôm nay tôi đưa Rashford, Marcus RRRRashford, vào sân," ông nói bằng cái giọng Hà Lan của mình. "Một tài năng tuyệt vời."
Rashford chưa ra sân hoàn toàn ở trận đấy, còn câu nói đó thậm chí chẳng được lên báo, nhưng nó cho thấy rất rõ một điều: Van Gaal biết rõ về Rashford. Rõ như cái cách ông hiểu Clarence Seedorf, Edgar Davids, Patrick Kluivert hay Carles Puyol, Xavi và Andres Iniesta. Họ đều được ra sân lần đầu dưới thời Van Gaal khi ông nắm Ajax và Barcelona.
Với cậu nhóc Rashford, trận gặp Watford đó chính là hương vị đầu tiên của đội một, dù cậu đã được sắp xếp tập luyện với đội một 1 năm trước đó, khi một nhóm các sao mai được triệu tập để hỗ trợ một buổi tập.
"Buổi tập đầu tiên của em đó là dưới thời David Moyes. Nói thật với anh nhé, em chẳng chạm nổi vào bóng !" Rashford vừa cười vừa nói. "Nhưng trải nghiệm đó thực sự tốt. Hồi đấy em mới 15 tuổi."
"Đến thời điểm em ra mắt lần đầu, em cảm thấy hào hứng khi được tham gia tour đấu tiền mùa giải, thế nhưng em gặp chấn thương. Khi mùa giải bắt đầu vào guồng, em lại đủ khỏe để tập với đội một vài lần. Thế rồi em được lên ghế dự bị."
1 tuần sau trận thắng ở Watford, Rashford là cầu thủ dự bị trong trận hòa 1-1 trước Leicester City. Sau đó, cơn khủng hoảng chấn thương ập đến. Chỉ 3 tháng sau đó, cậu được trở lại đội hình chính. Nhưng Van Gaal đã cho thấy rõ sự ngưỡng mộ của ông. Rashford luôn được HLV người Hà Lan tôn trọng và tin tưởng, điều sau đó được thể hiện qua việc ông cho cậu ra sân từ đầu trên sân Old Trafford.
"Ông ấy nói là một chuyện, nhưng khi ông ấy trao cho em cơ hội ra sân từ đầu, đó chính là khoảnh khắc đáng nhớ," Rashford chia sẻ với FFT. "Dù còn rất trẻ, ông ấy vẫn đặt niềm tin vào em."
Manchester United khi đó đối đầu Midtjylland ở vòng 32 của Europa League. Thời điểm đó, họ bị dẫn 2-1 trên đất Đan Mạch. Rashford khi đó được đưa vào danh sách dự bị, nhưng khi Martial gặp chấn thương ở màn làm nóng người, Rashford nhanh chóng được vào sân từ đầu.
Nhắc đến cái tên "Midtjylland" với Rashford, kể cả ở thời điểm hiện tại, cậu vẫn sẽ chỉ thể hiện một cảm xúc.
"Chỉ có thể là tự hào," cậu cho biết. "HLV chưa nói gì nhiều với em trước đó, ông ấy chỉ nói chung chung rằng luôn phải thể hiện bản thân, đừng thi đấu khác với thời thi đấu cho đội U18. Khi đó, em ra sân và tận hưởng bản thân. Trận đấu diễn ra như ta đã biết sau đó...và thế là mọi thứ trở nên rất khác."
Rashford kết thúc câu nói trên với một nụ cười. Bằng một sự khiêm cung, cậu vừa mô tả lại cái đêm đã thay đổi cuộc đời cậu mãi mãi. Khi Man United bị dẫn 3-2 sau 2 lượt trận khi chỉ còn 27 phút nữa là trận lượt về sẽ kết thúc, Juan Mata thu hồi bóng từ đường biên rồi đưa bóng cho Rashford ghi bàn từ khoảng cách 7 mét trước các khán giả Man United.

12 phút sau, anh lại ghi bàn thắng thứ 2, đưa đội bóng của Van Gaal vào trận 1/16 gặp kình địch Liverpool.
"Em chỉ cảm thấy vui khi được ra sân, được khoác lên mình chiếc áo Man United," cậu nói. "Đó là điều mà chúng ta ai cũng mơ tới khi 6-7 tuổi. Kể cả khi chưa ghi bàn nào, em cũng cảm thấy tự hào. Hai bàn thắng đó chỉ khiến mọi thứ tuyệt hơn thôi."
Ảnh hưởng của Rashford lớn tới mức cậu được ra sân trong trận gặp Arsenal ở Premier League 3 ngày sau đó. Chỉ sau 32 phút, cậu đã ghi bàn, Quỷ Đỏ nhờ thế giành chiến thắng 3-2. Hai trận ra sân cho đội 1 đã chứng kiến việc cậu ghi 4 bàn.
(còn nữa)
Lược dịch từ bài phỏng vấn được thực hiện bởi tác giả Chris Flanagan cho tạp chí FourFourTwo.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.