Ryan Fraser: “Chú lùn” Bournemouth đang khiến tất cả phải ngước nhìn

Tác giả Elflaco - Thứ Hai 06/05/2019 17:07(GMT+7)

Trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu, với 14 pha kiến tạo thành bàn, Fraser cũng chỉ kém duy nhất Hazard, đứng trên cả Lionel Messi.

Ba năm trước, khi Ryan Fraser, bắt đầu mùa giải đầu tiên ở Premier League trong sự nghiệp cùng Bournemouth, sau 1 năm “đi ở” tại CLB Hạng Nhất Ipswich Town, chàng trai 22 tuổi này là người mà… chẳng-ai-biết-là-ai.
Ryan Fraser: “Chú lùn” Bournemouth đang khiến tất cả phải ngước nhìn
Cái sự vô danh của tiền vệ chỉ cao 1m63 này (đến giờ anh vẫn là cầu thủ thấp nhất Premier League) khiến Fraser bị toàn bộ hơn 4 triệu người chơi Fantasy Premier League mùa giải 2016/17 “bỏ qua” khi lựa chọn cầu thủ cho đội hình tranh tài của họ.
 
Nhưng hành trình thăng tiến mạnh mẽ của Fraser đã thay đổi tất cả. Sự thừa nhận cao nhất từ giới chuyên môn và tất nhiên, thiện cảm của người chơi Fantasy Premier League (FPL). Mùa này – mùa giải thứ 3 trọn vẹn của Fraser tại Premier League, anh đứng trong Top 10 cầu thủ “ăn” nhiều điểm nhất của FPL, là 1 trong 5 cầu thủ xuất hiện nhiều nhất trong đội hình Dream Team (6 lần), đứng trong Top 3 cầu thủ tăng-giá-trị cao nhất…
 
Fantasy Premier League là một trò “game” nhưng nó phản ánh khá đầy đủ và sâu sắc phong độ, sự tiến bộ và đóng góp của một cầu thủ trong từng trận đấu cụ thể và tất nhiên, xuyên suốt cả mùa giải. Và mùa này, trên sân cỏ, trong màu áo Bournemouth “chú lùn” Fraser đã… hóa người khổng lồ.
 
 
Sinh ngày 24/2/1994 tại Aberdeen, Fraser là con duy nhất trong một gia đình có bố là kĩ sư chuyên ngành khai thác dầu và mẹ là một vận động viên chạy nước rút 100m, từng là thành viên của đội tuyển quốc gia Scotland tham dự Thế vận hội. 
 
Và con đường đến với bóng đá, trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và giờ là 1 trong những ngôi sao được nhắc đến nhiều nhất ở Premier League, của Fraser, nói không ngoa, gắn liền với sự hi sinh vĩ đại của cha anh, ông Graeme Fraser.
 
Năm chú nhóc Ryan gần 5 tuổi, ông Graeme nhận được một công việc tốt đúng chuyên nghành khai thác dầu ở… Oman. Gia đình Fraser quyết định “chuyển hộ khẩu” từ Arbedeen tới đất nước Trung Đông.  Ở một nơi rất xa quê hương, khác biệt văn hóa và ngôn ngữ, chú nhóc Ryan chỉ có trái bóng là bạn. 
 
 
Cậu bé yêu bóng đá và muốn làm nhiều thứ với trái bóng. Sút bóng, tâng bóng, đá trái bóng lên phía trước và… tăng tốc đuổi theo. Tất cả những điều đấy Ryan chỉ làm một mình, trong vườn nhà cậu.
 
“Cha và mẹ tôi không thích bóng đá, nên những năm tháng ấy tôi chẳng biết làm cách nào để nói cho họ hiểu về giấc mơ lớn của đời mình” – Fraser sau này kể lại. 
 
Phải tới ngày ông bà Fraser dự khán một trận bóng đá ở trường tiểu học của con trai mình, năm Ryan 9 tuổi, nhìn thấy tiềm năng và quan trọng hơn cả, là niềm hạnh phúc ở Ryan khi bên cạnh là trái bóng, họ hiểu rằng mình phải chắp cánh cho giấc mơ của cậu.
 
Một năm sau, ông Graem quyết định nghỉ công việc kiếm bộn tiền của ông ở Oman, đưa gia đình trở về quê nhà Aberdeen, tất cả là để hiện thực hóa giấc mơ của Ryan. Trong buổi dự tuyển đầu tiên ngay khi hồi hương, ở Học viện bóng đá Kincorth tại Arbedeen, Ryan… bị loại bởi “quá nhỏ” và “quá yếu”. Đấy là một cú sốc với Ryan và hai bậc sinh thành. Nhưng vạn sự khởi đầu nan, cả Ryan và ông bà Graeme – Debbie đều không ngả lòng. Một năm sau, Ryan quay trở lại Kincorth và lần này cậu được chọn.
 
16 tuổi, Ryan rời Học viện Kincorth gia nhập Arbedeen. Tại đây, cậu vẫn là người nhỏ nhất nhưng giờ là nhanh nhất và giỏi nhất trong số những tài năng trẻ của Arbedeen. Đầu mùa giải 2012/13, Ryan trở thành cầu thủ chính thức của đội một Arbedeen và những màn trình diễn xuất sắc của chàng trai 18 tuổi này nhanh chóng gây sốt. Trong 2 tháng Chín và Mười năm 2012, Fraser nhận giải thưởng Cầu thủ trẻ hay nhất. 
 
Tháng 1/2012, Fraser từ chối gia hạn hợp đồng với Arbedeen và gia nhập Bournemouth, khi đó đang chơi ở giải League One, với mức phí chuyển nhượng… 400 nghìn bảng. Sau những tháng đầu tiên khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới, Fraser dần chứng tỏ được tài năng và giá trị của anh tại Bournemouth, góp công đưa CLB này thăng Premier League mùa Hè 2015.
 
 
Năm đầu tiên Bournemouth chơi ở Premier League, mùa 2015/16, Fraser không góp mặt bởi BLĐ đội đã quyết định đem tài năng trẻ này cho Ipswich mượn để tích lũy thêm kinh nghiệm. Một năm “đi ở” là đủ và khi trở lại từ Ipswich, Fraser đã từng bước cho thấy anh thực sự là một “mỏ vàng” của Bournemouth.
 
Đầu mùa giải này, trong một bài phỏng vấn với Daily Mail, Fraser đã nói rất nhiều về những thách thức, trải nghiệm của một cầu thủ có chiều cao khiêm tốn như anh ở một giải đấu đầy ắp những cầu thủ to cao như Premier League.
 
“Có một điều tôi luôn nhắc nhờ mình, khi chơi ở Premier League, là các hậu vệ ở đẳng cấp này, luôn là những tay nhanh nhẹn, mạnh mẽ và tất nhiên to lớn hơn tôi gấp bội. Nhưng Premier League, vẫn có chỗ cho những cầu thủ thể hình thấp nhỏ thành danh. Những kĩ thuật gia đại tài. Như David Silva, Raheem Sterling của Man City. Và tất nhiên, Eden Hazard ở Chelsea, người đang chơi thứ bóng đá ở đẳng cấp rất cao.  
 
Thực sự mà nói, tôi thích xem Hazard vô cùng. Không chỉ là để tận hưởng vẻ đẹp bóng đá mà một cầu thủ siêu hạng có thể trình diễn, mà còn là học học để hoàn thiện chính mình”.
 
9 tháng sau bài phỏng vấn ấy, những người luôn dõi theo Fraser đã nhìn thấy chàng trai này vượt mặt Hazard ở hạng mục kiến tạo bàn thắng, khi anh đặt dấu giày trong pha lập công của Ake giúp Bournemouth đánh bại Tottenham. Đường chuyền thành bàn thứ 14 của Fraser. Để rồi một ngày sau, Hazard tỏa sáng với cú đúp kiến tạo trong thắng lợi 3-0 của Chelsea trước Watford.
 
  
Fraser vượt qua Hazard trước trận Chelsea - Watford

Trên hạng mục kiến tạo bàn thắng của Premier League 2018/19, trước vòng đấu hạ màn, Fraser vẫn kém Hazard một đơn vị. Nhưng nhìn vào xuất phát điểm của Fraser, thành viên của 1 CLB trung bình Bournemouth, người 3 năm trước còn chơi ở giải hạng Nhất, thì những gì anh đã và đang làm được mùa này, xứng đáng được coi là kì tích.
 
Trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu, với 14 pha kiến tạo thành bàn, Fraser cũng chỉ kém duy nhất Hazard, đứng trên cả Lionel Messi. Trong Tốp 4 cầu thủ sở hữu số đường chuyền mở ra cơ hội ghi bàn nhiều nhất Premier League mùa này, Fraser cũng góp mặt. 
 
Tổng thành tích của Fraser trong 2 mùa đầu ở Premier League? 16 bàn: 8 pha lập công và 8 đường kiến tạo. Hiện tại, trong 53 bàn thắng của Bournemouth tại giải Ngoại hạng Anh mùa này, Fraser đặt dấu giày trong 21 pha lập công, tức xấp xỉ 40%. Sự khác biệt là quá rõ ràng, cho thấy bước thăng tiến mạnh mẽ của “chú lùn” Fraser.
 
Và đừng quên rằng, Fraser, chú nhóc chơi bóng một mình trong vườn nhà tại Oman năm nào, giờ mới chỉ 25 tuổi…

EL FLACO (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.