Rodrigo De Paul: Chiến binh cảm tử của đội tuyển Argentina

Tác giả Trên đường Pitch - Thứ Sáu 12/07/2024 09:13(GMT+7)

Đội tuyển Argentina đã dễ dàng đánh bại đội tuyển Canada với tỉ số 2-0 để vào chơi trận chung kết Copa America 2024. Julian Alvarez và Lionel Messi là những người ghi bàn, nhưng Rodrigo De Paul mới là nhân vật thi đấu nổi bật nhất.

 

Ở tứ kết, Argentina khá vất vả và phải cần đến loạt sút luân lưu may rủi mới có thể đánh bại được Ecuador sau khi hòa nhau 1-1 trong 2 hiệp chính. Song, đến trận bán kết gặp Canada, họ lại hiện nguyên hình của một quái thú với khả năng trấn áp, vồ lấy rồi hạ gục con mồi. Ngoài những mảng miếng chiến thuật định sẵn, La Albiceleste hiện tại có lúc xuất thần tung ra chiêu thức chẳng cần theo quy chuẩn khiến đối thủ bất ngờ và không kịp trở tay. Một dạng “vô chiêu thắng hữu chiêu” như trong kiếm hiệp.

Trước Canada, đối thủ mà Argentina từng thắng 2-0 ở vòng bảng, Rodrigo De Paul là người chơi hay nhất. Trong hệ thống 4-4-2 của huấn luyện viên Lionel Scaloni, De Paul đá cặp tiền vệ trung tâm cùng Enzo Fernandez. Cầu thủ của Atletico Madrid thi đấu thuyết phục hơn nhiều so với lần gặp gỡ ở vòng bảng và đã bóp nghẹt tuyến giữa của đối thủ bằng sức mạnh cùng sự tinh quái.

Chính De Paul là người đã thực hiện đường chuyền thượng hạng xé toang hàng thủ Canada cho Julian Alvarez khéo léo thoát xuống và ghi bàn mở tỉ số ở phút 22. Ngoài pha bóng ấy, cầu thủ sinh năm 1994 còn tạo ra 2 key passes (đường chuyền mở ra cơ hội cho đồng đội), chuyền bóng chính xác đạt tỉ lệ 80%, có 9/14 tình huống thắng tranh chấp tay đôi, thực hiện 4 cú tắc bóng và 1 lần đánh chặn. Điểm trừ của anh là 16 lần để mất bóng, nhưng cũng may các đồng đội thường kịp thời bọc lót nên không gây phương hại nghiêm trọng đến đội nhà.

 

De Paul chạy liên tục, lên xuống nhịp nhàng theo trục dọc như một con thoi, và có xu hướng dạt sang biên phải để hỗ trợ Angel Di Maria cùng Gonzalo Montiel khi cần thiết. Anh xuất hiện ở nhiều điểm nóng, tranh đoạt bóng bằng nhiệt huyết cháy bừng. Anh cũng là người rất thân thiết với Lionel Messi, quý trọng đàn anh của mình hết mực, sẵn sàng đóng vai “vệ sĩ” đầy tin cẩn, có nhiệm vụ phò tá El Pulga cả trong lẫn ngoài sân cỏ.

De Paul cũng phối hợp nhịp nhàng với người đàn em Enzo Fernandez. Hễ khi anh dâng cao thì Fernandez đảm trách nhiệm vụ phía đằng sau, và ngược lại. Ngoài ra, anh có thể kết hợp cùng Leandro Paredes hoặc Alexis Mac Allister, cũng trong hệ thống 4-4-2. Khi Scaloni chuyển sang vận hành 4-3-3, De Paul thường được xếp đá hơi dạt sang phải ở hàng tiền vệ 3 người.

Thực tế, phong cách chơi bóng của De Paul không quá bay bổng như một người nghệ sĩ thuần chất Nam Mỹ, mà ít nhiều mang hơi hướm châu Âu. Anh không sở hữu kỹ thuật cá nhân siêu hạng, nhưng lại có thừa độ ma mãnh, quái chiêu, và khả năng gây áp lực cường độ cao lên đối thủ. Anh có thể chưa vươn lên thành một siêu sao hàng đầu thế giới ở vị trí của mình, song De Paul là nhân tố tối quan trọng nơi trung tuyến, góp phần tạo nên một Argentina khó lường.

 

Sau chức vô địch Copa America 2021, World Cup 2022, Argentina đang đứng trước thời cơ đăng quang 3 giải đấu lớn liên tiếp khi vào chung kết Copa America 2024 trên đất Mỹ. Scaloni không đóng đinh ý tưởng chiến thuật một cách bảo thủ và là người luôn khao khát cách tân. Tầm ảnh hưởng đến từ Messi hay Di Maria vẫn còn khá lớn, nhưng Argentina cũng cho thấy họ có thể tạo ra những hệ giá trị mới cùng nhiều phương án đa dạng để hướng đến thắng lợi. Và họ cần những nhân tố như De Paul, vừa giàu tính chiến đấu, vừa có khả năng tạo đột biến chỉ bằng cú chọc khe hay đường phất bóng dài.

Ngọc My

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.