“El Tigre” (Mãnh hổ) đã trở lại LaLiga và anh lập tức ghi 2 bàn sau 2 trận. Giống như mãnh hổ được thả về rừng, không mất nhiều thời gian để Radamel Falcao hòa nhập với đội bóng mới.
35 tuổi, Radamel Falcao trở lại LaLiga. Điểm đến của anh cũng là ở vùng Madrid, nhưng không phải là Atletico Madrid. Anh tới Rayo Vallecano, một đội bóng ở khu Vallecas và cách sân Wanda Metropolitano của Atletico 15 phút đi lại. Sự xuất hiện của Falcao ở Rayo Vallecano thực sự là điều bất ngờ với người hâm mộ đội bóng này bởi nó diễn ra quá nhanh và chóng vánh.
Thương vụ này không xuất phát từ ý muốn của HLV trưởng Andoni Iraola, người đã đưa Rayo Vallecano lên hạng ở mùa vừa qua. Chính Mario Suarez, đồng đội năm xưa của Falcao ở Atletico Madrid, đã nói với chủ tịch Raul Martin Presa của Rayo Vallecano rằng tiền đạo người Colombia đang tự do và muốn trở lại Tây Ban Nha.
Ngày anh ra mắt đội bóng mới, có hơn 2000 người hâm mộ đã có mặt ở sân để theo dõi buổi lễ. Đã lâu rồi, kể từ thời Hugo Sanchez, Rayo Vallecano mới có một chân sút đẳng cấp như vậy. “Chúng ta đang nói về chân sút xuất sắc nhất hành tinh trong 25 năm qua, sau Hugo Sanchez”, ông Martin Presa khẳng định. Thậm chí, vị chủ tịch của Rayo Vallecano còn so sánh Falcao ngang hàng với Pele. Đó chính là sức hấp dẫn của Falcao với một đội bóng như Rayo Vallecano.
Chân sút người Colombia đã không còn ở trạng thái thể lực sung mãn nhất. Kể từ khi rời Atletico Madrid và dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối nghiêm trọng ở mùa giải 2013/2014, Falcao đã không còn là chính mình. 70 bàn thắng trong 91 trận đấu là những gì “Mãnh hổ” đã làm được ở Atletico Madrid, hiệu suất 0,76 bàn/trận. Anh ghi bàn trong trận chung kết Europa League trước Bilbao, tiếp tục lập công ở trận tranh Siêu cúp Châu Âu. HLV Diego Simeone nói phong độ và màn trình diễn của Falcao là không thể nào diễn tả được. Nói không ngoa rằng trong thời kỳ đỉnh cao của mình, Falcao chỉ kém Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, ít nhất là ở LaLiga.
Kể từ khi rời Madrid, mùa bóng tốt nhất của anh là 2016/2017 ở Monaco với 21 bàn thắng ở Ligue 1 sau 29 trận. Nhưng những gì anh thể hiện khi đó chẳng thể sánh được với quãng thời gian đỉnh cao ở Atletico Madrid. Những chấn thương đã bào mòn một chân sút xuất sắc.
Có thể anh không còn phù hợp với một đội bóng lớn với tham vọng cao, nhưng giá trị, tầm vóc và đẳng cấp của anh vẫn thừa sức với những CLB nhỏ hơn. Với Vallecano, một đội bóng mới lên hạng và đang gặp những bất ổn về niềm tin thì lại càng có giá trị hơn nữa. Tác động của đại dịch đến tài chính của CLB là một chuyện, cuộc khủng hoảng tiềm tin giữa người hâm mộ và chủ tịch Raul Martin Presa cũng là vấn đề. Trong các trận đấu, các khán giả liên tục hô vang những khẩu ngữ yêu cầu ông ra đi.
Giai đoạn đỉnh cao của Radamel Falcao chính là trong quãng thời gian khoác áo Atletico Madrid. Ảnh: Getty Images
Mâu thuẫn đó xuất phát từ bản sắc và tư tưởng. Vallecas là một khu vực của giai cấp công nhân với tư tưởng thiên tả. Trong quãng thời gian Francisco Franco lãnh đạo Tây Ban Nha với tư tưởng cực hữu, Vallecas nổi tiếng với tinh thần phảng kháng. Họ vẫn thường tự hào gọi mình là “Cộng hòa Độc lập Vallecas” hay “Vallekas” (sử dụng chữ “k” để thay cho chữ “c” trong tiếng Tây Ban Nha). Tư tưởng chống lại cánh hữu, chống lại phát xít là thứ ăn sâu vào tiềm thức của người Vallecas. Rayo Vallecano chính là niềm tự hào của địa phương, và không khó hiểu khi người hâm mộ đội bóng này lồng ghép hệ tư tưởng của mình vào đó.
“Nghèo nhưng đáng tự hào”, “Niềm tự hào của khu vực” là những biểu ngữ quen thuộc trên khán đài sân Vallecas. Năm 2014, hàng chục cảnh sát đã xuất hiện ở Calle Sierra de Palomeras, Vallecas để tìm cách đuổi bà Carmen Martinez Ayudo khi đó 85 tuổi ra khỏi nhà. Đây là mệnh lệnh từ tòa án bởi con trai bà Carmen đã thế chấp căn nhà cho khoản vay 40.000 euro (sau đó lên đến 70.000 euro) nhưng không thể trả. Những người ở Calle Sierra de Palomeras đã phản đối kịch liệt hành động của cảnh sát.
Khi biết câu chuyện ấy, Paco Jemez - cựu cầu thủ của Rayo Vallecano và lúc đó cũng là HLV trưởng đội bóng - đã cùng các cầu thủ tìm cho bà Carmen một căn hộ và trả tiền thuê nhà cho bà. CLB cũng thành lập một quỹ để giúp đỡ những người khó khăn. “Chúng tôi không thể đứng đó, chúng tôi sẽ giúp bà sống ở một nơi đàng hoàng và không còn cảm thấy cô đơn”, Jemez chia sẻ.
Đó là câu chuyện chứng minh cho tinh thần nhân bản, thiên tả của Rayo Vallecano. Trong các trận đấu của họ, hình ảnh của nhà cách mạng Che Guevara vẫn thường xuất hiện trên khán đài. Nhưng, họ cảm thấy tinh thần của đội bóng đã bị chủ tịch Raul Martin Presa phản bội. Trong quãng thời gian đại dịch, ông đã mời Santiago Absacal, lãnh đạo của Vox - một đảng cực hữu của Tây Ban Nha - đến xem trận đấu trong sân vận động không khán giả trước Albacete. Và có một chi tiết là Albacete khi ấy có Roma Zozulya - cầu thủ ủng hộ tư tưởng phát xít cũng như các tổ chức tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa Quốc xã. Người hâm mộ Rayo Vallecano từng giăng băng rôn “Vallecas không có chỗ cho những kẻ phát xít” để nhắm tới Zozulya.
Sau 2 trận đấu, Falcao đã ghi 2 bàn cho Rayo Vallecano. Ảnh: Getty Images
Mâu thuẫn giữa người hâm mộ và chủ tịch đội bóng cộng thêm tài chính hạn hẹp chính là những chướng ngại vật của Rayo Vallecano khi trở lại LaLiga. Nhưng sự xuất hiện của Radamel Falcao giống như việc có một người để tất cả đặt hy vọng. Như đã nói, giá trị và tầm vóc của anh vẫn quá đủ với đội bóng tại Vallecas. Và ngay lập tức anh đã chứng minh điều đó. Hai trận đấu đều vào sân từ ghế dự bị và Falcao đều nổ súng. Rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam), bàn thắng ở phút 90+6 của anh đã giúp đội bóng mình đánh bại Athletic Bilbao với tỷ số 2-1.
Không còn mặc chiếc áo số 9 quen thuộc với một tiền đạo cắm, nhưng “bản năng săn mồi” của “Mãnh hổ” thì vẫn còn đó. Những dấu hiệu ban đầu cho thấy trở lại LaLiga, dường như Falcao giống như hổ được trở về rừng. Tất nhiên thời gian còn dài, nhưng mọi thứ đang diễn ra tích cực với Falcao và Rayo Vallecano.
Trở lại buổi lễ ra mắt, Falcao nói: “Tôi ngạc nhiên vì chất lượng của đội bóng. Ở đây có những cầu thủ tuyệt vời, tất cả đều muốn giành chiến thắng. Một khi mọi thứ vào guồng, chúng tôi có thể mơ mộng hơn một chút chứ không chỉ là trụ hạng”. Với một CLB như Rayo Vallecano, trụ hạng thành công là mục tiêu và đạt được những mục tiêu cao hơn như giành vé đi tham dự cúp châu Âu là kỳ tích. Nhưng với sự hiện diện của Falcao, họ có quyền tin vào những viễn cảnh tốt đẹp.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.