Thật đẹp đẽ khi nói về tuổi trẻ và sự hứa hẹn, để qua đó giảng giải về giá trị của sự kiên nhẫn, nhưng liệu điều gì sẽ xảy ra nếu trong một hoặc hai, hoặc 4 năm, hóa ra Solskjaer lại là một sự lựa chọn sai lầm?
Thứ Sáu, ngày 5 tháng 3 năm 1909, Manchester United đã hành quân đến Burnley trong khuôn khổ một trận tứ kết thuộc đấu trường FA Cup. Mặt sân đã hoàn toàn bị đóng băng, tuyết rơi dày đặc, và khi cuộc đối đầu này còn lại 18 phút cuối cùng, trọng tài Herbert Bamlett đã ra quyết định hủy bỏ trận đấu. Đối với Manchester United, quyết định đó là một món quà từ trên trời rơi xuống: Họ đã bị đối phương dẫn trước 1-0, và trong trận đấu lại, họ đã giành chiến thắng với tỷ số 3-2, để rồi sau đó có được lần đầu tiên nâng cúp FA kể từ khi thành lập câu lạc bộ.
Bamlett, sau khi tham gia điều hành trận chung kết cúp FA năm 1914, đã quyết định chuyển hướng sự nghiệp và trở thành một vị huấn luyện viên, lần lượt dẫn dắt những Oldham, Wigan Borough và Middlesbrough, giúp Boro tiếp cận rất gần với cơ hội thăng hạng, trước khi được Manchester United thuyết phục ngồi vào chiếc ghế huấn luyện viên trưởng của họ vào tháng 4 năm 1927.
Động thái đó đã trở thành một cuộc bổ nhiệm đầy tệ hại. Chỉ hai tháng sau khi Bamlett nắm quyền tại Man United, chủ sở hữu của đội bóng, John Henry Davies, đã qua đời. Với tình trạng ngân sách eo hẹp, Man United đã phải rất chật vật trong việc nâng cấp đội hình, để rồi hệ quả là bị xuống hạng vào năm 1931 và cái quyết định không thể tránh khỏi là kết thúc mối duyên với Bamlett. Đó là một câu chuyện có lẽ sẽ cho thấy khá rõ về sự điên rồ và ngu ngốc của việc bổ nhiệm một vị huấn luyện viên trưởng dựa trên tình cảm và sự yêu thích dành cho một thứ gì đó mà ông ta từng làm đã giúp câu lạc bộ giành được một danh hiệu vào 2 thập kỷ trước đó.
Và kết luận đó sẽ đưa chúng ta đến với tình hình ở hiện tại. Sau khi được tin tưởng ký kết hợp đồng để trở thành huấn luyện viên trưởng chính thức của Man United vào tháng Ba năm ngoái, kể từ Bamlett, không một vị thuyền trưởng nào của Man United trong lịch sử đội bóng này – không phải Frank O’Farrell, không phải Wilf McGuinness, và thậm chí cũng không phải Scott Duncan tội nghiệp – có tỷ lệ giành chiến thắng kém hơn con số 36,76% của Ole Gunnar Solskjaer.
Thật đẹp đẽ khi nói về tuổi trẻ và sự hứa hẹn, để qua đó giảng giải về giá trị của sự kiên nhẫn, nhưng liệu điều gì sẽ xảy ra nếu trong một hoặc hai, hoặc 4 năm, hóa ra Solskjaer lại là một sự lựa chọn sai lầm? Liệu có bằng chứng nào ở hiện tại đang cho thấy ông là một sự lựa chọn đúng đắn? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự lãng phí tiềm năng của cả một đội hình chính là kết quả cuối cùng của cuộc bổ nhiệm này? Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả của sự tin tưởng vào dự án của Solskjaer chính là việc Man United đã bỏ lỡ đi cơ hội bổ nhiệm một cái tên có tầm vóc trong giới cầm quân – như Mauricio Pochetino?
Không thể phủ nhận việc ý tưởng ban đầu là rất tuyệt vời. Ai mà không muốn một huyền thoại trở lại với câu lạc bộ để hồi sinh lại những giá trị mà ông ấy từng thấm nhuần trong tư cách là một cầu thủ tại đội bóng kia chứ? Ai mà không muốn nghĩ rằng câu lạc bộ của họ là độc nhất, như thể nó mang một thứ linh hồn mà chỉ có những “con chiên” thực thụ của nó mới có thể hiểu được? Đó chính là lý do vì sao Chelsea chọn Frank Lampard cho chiếc ghế huấn luyện viên trưởng ở mùa giải này. Đó chính là lý do vì sao Barcelona lại cố gắng lôi kéo Xavi trở về lại Camp Nou. Đó là lý do vì sao các fan hâm mộ của Sunderland, ít nhất là cho đến vài tuần trước, luôn hát vang những ca khúc về Kevin Phillips. Đó là lý do vì sao quyết định mang tính thể thao tốt nhất mà Ed Woodward từng đưa ra trong tư cách CEO của Manchester United chính là việc sa thải José Mourinho và bổ nhiệm Solskjaer trở thành huấn luyện viên trưởng tạm thời của đội bóng.
Cựu cầu thủ người Na Uy chính là một cái tên đầy lý tưởng để khôi phục lại các giá trị của câu lạc bộ, để loại bỏ những độc tính đang tồn tại bên trong nó. Và quyết định này đã thật sự mang lại hiệu quả. Man United đã có một khoảng thời gian giành được trung bình 2,46 điểm mỗi trận. Họ đã tạo nên một kỳ tích tại Paris, khi mà thứ vũ khí duy nhất chính là “sức mạnh tinh thần”, với những hoài niệm về cái đêm tuyệt vời tại Barcelona vào 20 năm trước, để dẫn dắt cả đội hoàn tất một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục trước PSG.
Woodward, với một sự nhạy cảm chưa từng thấy với những làn sóng của dư luận, đã ngay lập tức trao cho Solskjaer vị thế huấn luyện viên trưởng chính thức sau những thành tích ấn tượng trên. Nhưng kể từ khi quyết định đó được đưa ra, Man United chỉ có thể giành được vỏn vẹn 1,49 điểm mỗi trận. Trong quá khứ, theo những gì đã được ghi chép lại, Bamlett cũng đã từng có được chuỗi thành tích thắng 6 và hòa 1 trong 7 trận đấu đầu tiên mà ông dẫn dắt Man United.
Sự kiên nhẫn là một điều rất xa xỉ trong thế giới bóng đá hiện đại. Các yêu cầu thường được đặt ra ở mức rất cao. “Chủ nghĩa ngắn hạn” đang nắm quyền thống trị. Với tư duy của cái thế giới hiện đại này, Herbert Chapman của Arsenal, Billl Shankly của Liverpool, Don Revie của Leeds, Brian Clough của Derby và Nottingham Forest, và đặc biệt là Sir Alex Ferguson của Manchester United, chắc chắn đều sẽ bị sa thải trước khi có thể đạt được những thành công vang danh lịch sử như chúng ta đã được biết đến ngày hôm nay.
Nhưng đó sẽ là một cái suy nghĩ cực kì nguy hiểm: Chỉ vì có một số nhà cầm quân đã đạt được thành công tại một câu lạc bộ khi được trao cho thời gian không có nghĩa là tất cả mọi người trong cái ngành này đều sẽ như vậy. Khi Solskjaer bước vào trận đấu thứ 44 của ông với tư cách là huấn luyện viên trưởng của Manchester United trước Liverpool, sẽ không có gì sai khi chúng ta đặt ra câu hỏi rằng, liệu có bất kì sự tiến bộ nào đã diễn ra ở đội bóng này hay không.
Mourinho đã bị sa thải khi mà tỷ lệ giành chiến thắng của ông tại Man United là 53.8%. Solskjaer, dù cho bạn có tính cả chuỗi thành tích đầy tích cực trong khoảng thời gian ông vẫn còn là một vị huấn luyện viên trưởng tạm thời tại câu lạc bộ, thì cũng chỉ là 48,8%. Man United của Solskjaer đang ghi được nhiều bàn thắng hơn so với thời Mourinho – 1,7 bàn thắng mỗi trận so với 1,6 bàn thắng mỗi trận – nhưng họ cũng đang để thủng lưới nhiều hơn so với khi được dẫn dắt bởi nhà cầm quân người Bồ Đào Nha – 1,2 mỗi trận so với 0,9 mỗi trận.
Trong những tháng đầu tiên của triều đại Solskjaer, Louis Van Gaal đã nhận định rằng Manchester United chỉ đang bổ nhiệm một vị huấn luyện viên thuộc trường phái “phòng ngự phản công” khác, ý kiến này đã nhận phải rất nhiều gạch đá và sự dè bỉu – nhưng nhà cầm quân người Hà Lan đã nói đúng. Trong mắt của rất nhiều người, cái tư tưởng quá đặt nặng việc kiểm soát bóng của Van Gaal đã dẫn đến hậu quả là một thứ bóng đá nhàm chán, khô khan.
Nhưng đội bóng của Solskjaer hiện tại cũng chỉ đang thể hiện sự đáng tin cậy trong khâu tấn công khi được chạm trán với những đối thủ để lộ ra những khoảng trống thuận lợi ở phía sau hàng thủ, bất kể là vì họ đẩy cao đội hình để dồn ép, tấn công Man United, như những gì Tottenham và Manchester City đã làm vào đầu tháng 12, hay bởi vì Qủy Đỏ đã vươn lên dẫn trước, như những gì đã diễn ra trước Norwich, Newcastle và Chelsea.
Mặc dù vậy, ở level cao nhất của thế giới bóng đá hiện đại, Liverpool và Manchester City đã thể hiện rõ trong tất cả những trận đấu của họ rằng, yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công chính là cấu trúc. Tấn công, cũng như phòng ngự, đều có mấu chốt là tính tổ chức, đều là về việc các cầu thủ có khả năng nhận thức được rằng mình cần phải di chuyển đến đâu mỗi khi những cơ hội xuất hiện, lối chơi phải được thấm nhuẩn trong tiềm thức, để trở thành một bản năng, và phải được vận hành nhanh nhất có thể, ngay cả đối với công tác phòng ngự. Một năm đã trôi qua và cho đến giờ vẫn chưa hề xuất hiện bất kì dấu hiệu nào cho thấy Man United của Solskjaer sắp đạt được điều đó.
Một trong những nguyên nhân khiến Mourinho bị sa thải chính là vì thứ bóng đá của ông đã bị xem là không phù hợp với lịch sử của Manchester United. Thứ bóng đá của Solskjaer đã không thể hiện khía cạnh tiêu cực của nó giống như những tiêu cực đã diễn ra dưới thời Mourinho – trận thua trên sân Anfield vào mùa giải trước chính là ví dụ tiêu biểu nhất – nhưng các thông số của Qủy Đỏ hiện tại lại đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hơn so với sự dẫn dắt của nhà cầm quân người Bồ Đào Nha. Số đường chuyền thực hiện mỗi trận đã giảm đi dưới thời Solskjaer, khi mà những đường chuyền thành công thường bị kết thúc ở khu vực 1/3 cuối sân đối phương. Số bàn thua từ các pha phản công nhanh – một thông số cho thấy sự nguy hiểm của các đội bóng chơi pressing ở hiện tại – cũng đã tăng lên.
Man United đang thật sự là một mớ hỗn loạn. Các vấn đề của họ sẽ không thể được giải quyết ngay lập tức dù cho thay thế Solskjaer. Dĩ nhiên, ông không hề là một sự hiện diện độc hại khiến sinh lực của đội bóng này bị phá hoại. Nhưng tình hình hiện tại chỉ đơn giản là không hề có một bằng chứng nào – hấp dẫn như những giấc mơ ban đầu – cho thấy rằng ông đã có được sự chuẩn bị hoàn hảo nhất – như thể tất cả chúng đều đã tan biến – để có thể một lần nữa vực dậy lại Man United. Vào lúc này, đang có khá nhiều nhà cầm quân có tầm vóc ở tình trạng “rảnh rỗi”, nhưng sẽ không phải lúc nào cũng như vậy. Đến một lúc nào đó, chắc chắn những lời hứa hẹn mơ hồ về tuổi trẻ và bóng đá phòng ngự phản công sẽ trở nên vô giá trị.
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Ole Gunnar Solskjær is not the right manager for Manchester United” của Jonathan Wilson, đăng tải trên The Guardian.
Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.
Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.
Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.
Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.
Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.