Pep Guardiola: thiên tài của sự vĩ đại

Tác giả KDNX - Thứ Tư 12/05/2021 16:46(GMT+7)

Pep Guardiola một lần nữa đã chứng minh ông là HLV xuất sắc nhất lịch sử khi một lần nữa lên ngôi Premier League sau một mùa giải tệ hại, một kết quả không hề bất ngờ với những người đã luôn theo dõi vị HLV người Tây Ban Nha trước đây. Vậy, bí mật của HLV người Tây Ban Nha là gì?

Ảnh: Getty Images

THIÊN TÀI KHÔNG THỂ ĐẶT CẠNH SỰ TẦM THƯỜNG

 
"Sẽ thật vô lý nếu đòi hỏi Pep Guardiola dẫn dắt một đội bóng tầm trung như Real Valladolid, Stoke City hay Mainz đến ngôi vô địch Champions League. Bởi lẽ, chẳng ai đòi hỏi Michelangelo phải chứng minh tài năng của mình bằng cách vẽ ra một kiệt tác trên trần của một ngôi nhà bình thường ở một ngôi làng, hay đòi hỏi Martin Scorsese phải đưa một nhóm diễn viên địa phương đến với giải Oscar cả." Đó là những gì mà tác giả Oliver Kay đã dùng để mở đầu cho bài viết của mình.
 
Có thể thấy rõ ý đồ của cây viết này trong câu văn của anh. Đó là, đôi khi trong cuộc đời, có những thứ tuyệt tác không thể được tạo ra bởi những thứ bình thường. Đó là lý do vì sao những bộ quần áo đẹp nhất được trưng diện ở các show diễn thời trang ở Milan, kinh đô của thời trang, phải được may bằng những chất vải hạng sang và quý hiếm chứ không phải những tấm vải bình thường mà chúng ta có thể tìm thấy ở chợ.
 
Pep Guardiola cũng vậy, ông là một nhà thiết kế đẳng cấp. Chính vì vậy, những tác phẩm nghệ thuật của ông, tức những mảng miếng chiến thuật, những đòn đánh trên sân, đều phải được thực hiện bằng những cầu thủ có tư duy chiến thuật tốt nhất và có được sự phù hợp về mặt chiến thuật với ông.
 
Nếu nhìn vào hành trình của Manchester City ở các đấu trường mùa này, chúng ta sẽ nhận ra rằng Pep đã đúng như thế nào khi quyết định thay máu những vị trí quan trọng. Đã có lúc ông bị chỉ trích là "dùng tiền mua cầu thủ". Khi đó, HLV người Tây Ban Nha chỉ bình thản đáp lại: "Đúng, chúng tôi có tiền để có thể mua được những cầu thủ tuyệt vời !" Có lẽ, tuyên bố này của HLV người Tây Ban Nha đã phần nào đó giúp ông rũ bỏ được cái hình ảnh "học trò ngoan" trước kia của mình. Nó như một lời tuyên bố thẳng thừng với giới truyền thông xứ Sương Mù: "Hãy coi chừng, vì tôi không còn hiền lành như trước nữa đâu."
 
Theo thống kê của trang Goal, Manchester City đã tiêu tốn tới 500 triệu Bảng ở mùa này để đem về những cái tên như Ilkay Gundogan, Ruben Dias hay Aymeric Laporte. Nổi bật nhất trong số đó chính là Ruben Dias, nhân tố cực kỳ quan trọng trong chiến thắng của nửa xanh thành Manchester ở 2 lượt trận bán kết Champions League gặp Paris Saint Germain, trận đấu đã chứng minh Pep đúng như thế nào khi bỏ ra một số tiền khá lớn để gia cố hàng thủ, vị trí được xem là yếu nhất ở Manchester City.
 

CÓ “ĐỒ NGON” CHƯA CHẮC ĐÃ LÀM NÊN THÀNH CÔNG

 
Như đã nói ở trên, mọi thiên tài ở những lĩnh vực liên quan tới nghệ thuật luôn cần đến những chất liệu tốt nhất để có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.  Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu không có bàn tay tài hoa của một người nghệ sĩ, chắc chắn thứ chất liệu tuyệt vời kể trên chưa chắc đã tạo nên thành công, thậm chí, khi rơi vào tay một người nghệ sĩ tồi, chắc chắn mọi thứ sẽ trở thành thảm họa.

Manchester City ăn mừng chức vô địch Premier League mùa giải 2018/2019. Ảnh: Getty Images
 
Trong quá khứ, Pep Guardiola từng bị chỉ trích là cần đến Lionel Messi cùng sự xuất sắc của thế hệ vàng Barcelona mới có được cú ăn 6 đỉnh cao. Đã có lúc, luận điểm này tỏ ra có cơ sở khi nhìn vào việc HLV người Tây Ban Nha vẫn chưa đạt được danh hiệu Champions League nào kể từ khi rời Barcelona, dù là ở Bayern Munich và giờ là Manchester City, đội bóng mà ông phải đợi tới mùa giải thứ 5 dẫn dắt ông mới vào tới trận chung kết.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, ngoài Luis Enrique ra, vẫn chưa có một HLV nào có thể sử dụng tập thể Barcelona để đạt được danh hiệu danh giá nhất Châu Âu. Tệ hơn, đó là trường hợp của Ernesto Valverde, người phải hai lần "muối mặt" nhìn đội bóng của mình rời khỏi Champions League trong sự xấu hổ vô bờ vì bị lội ngược dòng, đầu tiên là bởi AS Roma ở trận tứ kết Champions League mùa giải 2017/2018, sau đó là ở mùa giải 2018/2019 bởi Liverpool trong trận bán kết.
 
Điều đó cho chúng ta nhận ra một điều, đó là trong bóng đá, cũng giống như trong nghệ thuật, việc có một đội hình tốt chưa chắc đã đem lại thành công, thậm chí, có thể đem lại thảm họa nếu rơi vào một HLV không biết cách sử dụng và tối ưu hóa đội hình được giao.
 
Đó là lý do vì sao Barcelona cho tới nay vẫn chưa thể tìm ra một người thứ hai như Pep Guardiola, một người có thể xây dựng thành công về mặt lâu dài cho đội bóng vùng Catalan, dù trong tay họ là một đội hình khá ổn định với Lionel Messi, thiên tài có một không hai trong lịch sử bóng đá.
 

HÒA NHẬP, CHỨ KHÔNG HÒA TAN

 
Trong bài viết của mình cho trang tin The Athletic, nhà báo Oliver Kay đã trích lại một lời bình luận của Pep Guardiola sau khi theo dõi trận thắng 5-4 của Swansea City trước Crystal Palace (mùa giải 2016/2017). Cụ thể, Pep đã chia sẻ: "9 bàn thắng được ghi, trong đó có 8 bàn thắng từ vị trí cố định như phạt góc, đá phạt, ném biên. Bóng đá Anh là thế đấy! Tôi phải nhanh chóng hòa nhập vì tôi chưa bao giờ chứng kiến một điều như vậy."
 
Pep đúng là đã cho thấy sự hòa nhập của mình với bóng đá Anh. Man City của ông ở những mùa giải sau đó đã dần trở nên rắn chắc hơn, đã dần biết phạm lỗi chiến thuật nhiều hơn. Tuy nhiên, những con số lại cho thấy điều ngược lại.

Manchester City và Pep Guardiola còn một trận đấu quan trọng nữa để họ bước lên một nấc thang mới trong lịch sử. Ảnh: Reuters
 
Trong bài viết của mình, Oliver Kay cũng đưa ra những dẫn chứng về việc HLV người Tây Ban Nha vẫn áp dụng chiến thuật của mình trong lối chơi của Manchester City. Cụ thể, theo thống kê mà cây viết này đưa ra: Manchester City có tỷ lệ chuyền dài đạt 6% ở mùa thứ 2 của ông, tức thấp hơn con số 8% của mùa giải đầu tiên, và là tỷ lệ thấp nhất của Premier League mùa đó. 
 
Họ cũng có được con số 60,9% thời lượng kiểm soát bóng trung bình một trận ở mùa giải 2016-2017, tỷ lệ cao nhất ở mùa giải năm đó. Thậm chí, ở mùa giải 2017-2018, tỷ lệ này còn cao hơn, đạt 66,4%, tỷ lệ vượt xa nhà vô địch có thời lượng kiểm soát bóng cao nhất, Chelsea của mùa giải 2009-2010, cụ thể là 56,9%.
 
Một ví dụ nữa cho thấy Pep Guardiola vẫn áp dụng phương pháp riêng của mình chứ không hòa tan vào lối chơi chung của Premier League, đó là việc sử dụng Ederson như một cầu thủ dâng cao, điều mà ông có lẽ đã học được thời còn dẫn dắt Manuel Neuer ở Bayern Munich. Nhờ đó, Manchester City luôn giữ vững quyền kiểm soát bóng kể cả khi họ đang bị dồn ép ở phần sân nhà.
 
Có lẽ, những ví dụ kể trên đã phần nào cho thấy thiên tài của Pep Guardiola, đó là ông không ngại hòa nhập với lối chơi của giải đấu mà ông sắp đến, tuy nhiên, vì là một thiên tài, Pep Guardiola cũng có thể khéo léo pha trộn những chất riêng của mình, sau đó tổng hòa lại với nhau để tạo ra một lối chơi vừa mang đậm bản sắc của ông, nhưng cũng phù hợp với nền bóng đá đó. Qua đó cũng chứng minh Pep đích thực là một nghệ sĩ thiên tài trong bóng đá.
 
Có sử dụng tư liệu từ bài viết: "Pep Guardiola was supposed to compromise his principles, but he conquered the Premier League by staying true to them" của tác giả Oliver Kay đăng trên The Athletic.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.