Paolo Maldini: Số 3 bất tử ở San Siro

Tác giả CG - Thứ Hai 28/11/2016 17:45(GMT+7)

Steven Gerrard đã tuyên bố giải nghệ. Người đội trưởng còn lại trong đêm Istanbul huyền thoại hơn 10 năm trước đã quyết định dừng lại. Người ta sẽ nhớ mãi Gerrard với sự cày ải đến gần như kiệt sức của anh trong suốt trận đấu đó và nụ cười mãn nguyện của người chiến thắng.
Paolo Maldini: Số 3 bất tử ở San Siro
Nhưng còn với Paolo Maldini - kẻ chiến bại đầy đau đớn ngày hôm đó - nỗi buồn chỉ làm tăng thêm nét đẹp của người thủ lĩnh mà các cổ động viên Milan nhất mực tôn thờ. Và vượt ra khỏi khuôn khổ trận đấu ấy, xuyên suốt sự nghiệp của mình, đó là vẻ đẹp bất tử.
Maldini là một, là riêng, là duy nhất. Anh là sức sống của Milan trong suốt hơn hai thập kỉ, là niềm tin của các Milanisti cho đến tận bây giờ. Nhưng đời người là nhân vô thập toàn, chẳng ai hoàn hảo trong mắt tất cả. Nhóm Ultra cuồng nhiệt của đội vẫn giận anh vì anh nhất quyết không chịu xin lỗi khi đặt chân đến sân bay sau khi trở về từ Istanbul 11 năm trước. Họ chỉ trích anh công khai với tư cách của một người thủ lĩnh đã để đội bóng thua một trận cầu hết sức lạ lùng, khó hiểu và điên rồ. 
Và mâu thuẫn sau đó được đẩy lên tới đỉnh điểm. Ngày 24/5/2009, một buổi chiều hè nóng bức. Tất cả đổ dồn sự chú ý về một người, đó là Maldini. Il Capitano sẽ có trận đấu cuối cùng tại San Siro với biết bao kỉ niệm. Và Milan thua AS Roma 2-3. Người đội trưởng với đôi mắt buồn trũng sâu đã đánh dấu lần cuối cùng của mình tại San Siro với một thất bại. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Một tấm băng rôn được giăng lên trên khán đài Curva Sud : “Cảm ơn đội trưởng. Trên sân, anh là một nhà vô địch bất tử tuy nhiên anh không hề có sự tôn trọng với những người đã cho anh có được điều này.” Gần đó, một chiếc áo đỏ - đen khổng lồ với số 6 trên lưng cũng được đem ra với dòng chữ : “Chỉ có một người đội trưởng duy nhất, Baresi.”
Đáp lại những điều đó là gì ? Là sự im lặng của ban lãnh đạo AC Milan. Đứa con trung thành của mình bị xâm phạm và không có một ai đứng ra bảo vệ. Đó dường như là nguyên nhân sâu xa của những mối bất đồng cho những lần tái hợp sau này giữa Maldini và đội bóng. Trả lời tờ Gazzetta dello Sports, số ba huyền thoại chia sẻ :
“Thậm chí không có một lời bình luận nào từ ngài chủ tịch, không có một giám đốc nào nói một lời. Có lẽ tôi là một người hay lý tưởng hóa, tuy nhiên tôi tin rằng một đội bóng như Milan không nên tách mình khỏi một sự cố nào đó như thế.”

Paolo Maldini và nỗi buồn Istanbul
Khi tình yêu bị xâm phạm, đó là một trong những điều đau đớn nhất mà con người phải nhận. 25 năm, 902 trận đấu ròng rã không biết mệt mỏi là minh chứng đanh thép nhất của Maldini. Nếu có một người chép sử cho túc cầu giáo, sẽ là  ‘tội ác’ nếu họ phớt lờ đi ‘anh Ba’ của các Milanista. Nhưng tình yêu kéo dài bất tận ấy đã từng có lúc bị dao động. Đó là năm 1996, thời điểm đó Milan đang gặp khó khăn tại đấu trường châu Âu. Huấn luyện viên Gianluca Vialli của Chelsea lúc đó đã ra sức chèo kéo người đồng hương của mình cập bến Xứ sở sương mù. 
“Tôi đã cân nhắc một cách nghiêm túc lời mời đó vì tôi bị tổn thương bởi một vài lời nói về mình. Nhưng rồi tôi lựa chọn ở lại với câu lạc bộ của trái tim mình. Đó là lần đầu tiên và cũng là cuối cùng tôi nghĩ về việc ra đi.”
Đúng, và đó là lần duy nhất anh nghĩ về việc ra đi. Sinh ra trong một gia đình với người cha quá nổi tiếng - Cerase Maldini, Paolo được mang trong mình dòng máu Milan và đam mê cháy bỏng với trái bóng tròn ngay từ nhỏ. Chẳng cần bàn cãi, Cesare là người tạo ảnh hưởng rất lớn lên cậu con trai lên những tháng năm đầu đời này. Và lịch sử sẽ mãi ghi nhớ ngày 20/1/1985 ấy, ngày một cậu bé 16 tuổi có trận đấu đầu tiên cho AC Milan (dưới sự dẫn dắt của một người vĩ đại khác - Nils Liedholm) khi vào sân thay người trong cuộc đối đầu với Udinese. Và một chương huy hoàng đã mở ra kéo dài mãi về sau. Cậu bé Maldini được xếp đá hậu vệ cánh phải như một tiền đề để rồi sau này làm nên tên tuổi ở vị trí hậu vệ trái và trung vệ. Anh là điểm tựa cho những đội bóng mình thi đấu, là hiện thân của thứ phòng ngự Italia điển hình. Mái tóc lãng tử bay trong gió cùng những bước chạy chắc chắn và đúng nhịp, lên công về thủ nhịp nhàng và tranh chấp khôn ngoan đã trở thành một hình ảnh điển hình cho Il Capitano của Milan những năm tháng đỉnh cao.
Paolo Maldini và cha - Cesare Maldini
Sir Alex Ferguson trước thềm trận bán kết UEFA Champions League năm 2007 giữa AC Milan và Manchester United đã phải dành những lời thán phục cho cầu thủ sinh năm 1968 :
“Tôi đã xem Milan thi đấu ở tứ kết lượt về trước Bayern Munich. Maldini đá suốt 90 phút mà không cần sử dụng một pha tắc bóng nào. Đó là một môn nghệ thuật và anh ấy là bậc thầy của môn nghệ thuật đó, một cầu thủ vĩ đại.”
Nhưng giá trị của một người đàn ông không nằm ở tính thời điểm mà ở những cống hiến mà anh ta đóng góp suốt chiều dài năm tháng cuộc đời mình. 25 năm với một màu áo đỏ-đen, Maldini vẫn vững chãi như một tượng đài bất diệt của những thế hệ cầu thủ đến rồi đi : 902 trận đấu, 26 chức vô địch lớn nhỏ là một lời bảo chứng đanh thép. Arrigo Sacchi, Fabio Capello, Alberto Zaccheroni hay Carlo Ancelotti luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào số 3 của mình. 
Anh là thủ lĩnh trong phòng thay đồ gồm toàn những siêu sao, là người đàn anh đàn chú của những gương mặt trẻ cần sự giúp đỡ. Maldini cống hiến hết mình vì sắc áo đang mang, vì lòng tin của người cha vĩ đại. Đơn giản, AC Milan là cả cuộc sống của người đàn ông có đôi mắt buồn man mác ấy. 
Và bởi vậy, anh không chấp nhận để những gì của Milan mà mình tôn thờ bị mất đi. 
Ngày anh chia tay San Siro
Vừa qua, Paolo Maldini anh đã từ chối lời đề nghị của những ông chủ Trung Quốc để trở thành CEO của đội bóng cùng Marco Fassone. Những đồng tiền sẽ được ném vào thị trường chuyển nhượng, nhưng điều anh cần không chỉ là như vậy. Anh muốn nhìn thấy một giá trị cốt lõi với nền tảng bền vững từ đội bóng dưới thời những ông chủ mới. 
“Tôi không thể chấp nhận công việc này. Tôi cần tôn trọng những giá trị mà tôi đã theo đuổi trong suốt cuộc đời mình. Tôi cần tôn trọng những cổ động viên đã ở đây nhiều năm bên tôi vì niềm đam mê và sự tự nguyện.

Tôi không tin đó sẽ là nền móng cho một đội bóng chiến thắng. Mùa giải trước AC Milan với hai CEO cùng lúc và một vai trò chồng chéo là một bài học.”
Maldini là vậy, anh yêu Milan bằng tất cả con tim của mình nhưng đủ tỉnh táo để biết điều gì là tốt nhất cho đội bóng. “Make Milan Great Again”, nhưng chắc chắn ở một góc sâu thẳm nào đó, anh vẫn khát khao được một lần nữa được trở lại mái nhà xưa và đưa Milan vĩ đại một lần nữa như anh đã từng. Sân khấu San Siro từng kì vọng một De Sciglio sẽ trở thành một “Paolo Maldini mới”, các Milanisti vẫn trông ngóng một người thủ lĩnh như anh xuất hiện vực dậy tinh thần toàn đội và chờ đợi một trong hai cậu nhóc Daniel và Christian trưởng thành để kế thừa chiếc áo số 3 mà anh để lại. Nhưng, Paolo Maldini chỉ có một và luôn chỉ là một, vì những di sản để lại qua năm tháng và chiếc áo số 3 mãi mãi bất tử.

CG (TTVN)
Bài viết có sử dụng tư liệu của:

http://jameshorncastle.com/paolo-maldini-is-locked-out-of-his-milan-home/
http://thesefootballtimes.co/2016/01/31/in-celebration-of-paolo-maldini-the-greatest-defender-of-his-age/
http://www.dailymail.co.uk/sport/football/article-3093415/Paolo-Maldini-interview-Read-transcript-AC-Milan-legend-sits-Liverpool-hero-Jamie-Carragher.html

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.