Paolo Maldini: Người đàn ông hoàn hảo (P2)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Tư 01/07/2020 14:58(GMT+7)

Zalo

Nếu tuổi nghề và sự tài năng đã xây dựng nên những di sản và tầm ảnh hưởng của Paolo Maldini, thì chính cách ứng xử đầy chuẩn mực trong mọi tình huống của anh đã củng cố vững chắc chúng.

Phần 1: Paolo Maldini: Người đàn ông hoàn hảo (P1)

Phần 2: 

Nếu bạn muốn tạo dựng bản thân mình thành một hậu vệ tuyệt đỉnh, thì việc có Cesare Maldini là bố sẽ là một sự khởi đầu vô cùng hoàn hảo. Bản thân Maldini Sr. vốn cũng là một hậu vệ kiệt xuất và là một tuyển thủ quốc gia Italia, ông đã được rèn giũa, huấn luyện bởi Catenaccio ở giai đoạn từ 1954 đến 1966 trong màu áo Milan. Trong khi đó, Maldini Jr. đã gia nhập Rossoneri vào năm 10 tuổi và được đưa lên đội 1 khi chỉ mới … 16 tuổi. Mọi sự lăng mạ, gièm pha cho rằng anh đã được ưu ái, được hưởng lợi nhờ cái gốc “con ông cháu cha” đã hoàn toàn bị đập tan khi người Milano được chứng kiến anh thi đấu.

“Cậu ấy còn rất trẻ, vì vậy tôi đã cố gắng đưa ra cho cậu ấy một vài lời khuyên,” Franco Baresi hồi tưởng về những ngày tháng đầu tiên của cậu bé Paolo ở đội 1 Milan. “Nhưng cậu ấy không hề cần đến chúng, bởi vì cậu ấy vốn đã là một cầu thủ vô cùng tuyệt vời. Chúng tôi đã sát cánh bên nhau trong suốt 15 năm. Chúng tôi đọc thấu được từng suy nghĩ của nhau; di chuyển, hành động như thể chúng tôi là cùng một người vậy. Cậu ấy có thể thi đấu trong mọi vai trò ở hàng phòng ngự - thật phi thường. Được sát cánh bên cậu ấy là một niềm vui không gì sánh bằng, và cũng là một sự vinh hạnh lớn.”

Paolo Maldini Người đàn ông hoàn hảo (P2) hình ảnh
Baresi và Maldini
Với bốn cái tên Paolo Maldini, Franco Baresi, Alessandro Costacurta, và Mauro Tassotti, A.C Milan đã sở hữu một trong những hàng phòng ngự xuất sắc nhất lịch sử thế giới bóng đá, giành 5 chức vô địch quốc gia và 3 cúp châu Âu chỉ trong 9 mùa giải. Nếu bạn muốn tổ chức một hàng phòng ngự để đối đầu với một đội bóng đến từ một hành tinh khác, thì bốn người đàn ông khoác áo đỏ-đen kia chính là bộ tứ vệ hoàn hảo nhất mà bạn có thể tìm ra được trên Trái Đất.

Tuy nhiên, những di sản và tầm ảnh hưởng của Maldini thậm chí còn vượt xa cả việc là một mảnh ghép quan trọng trong bộ tứ vệ tuyệt đỉnh dưới thời Arrigio Sacchi và Fabio Capello. Cùng với Baresi, anh còn là một chiếc cầu nối giữa Milan cũ và Milan của thời đại mới, gánh vác cả câu lạc bộ trên lưng và tiến đến tương lai. Sự nghiệp lâu dài của Maldini đã chứng kiến anh giành chức vô địch châu Âu trong ba thập kỷ khác nhau và cách nhau 18 năm, chính vì vậy, anh không chỉ là trụ cột, là thủ lĩnh của một, mà là nhiều, đội hình vĩ đại. Trong mùa giải đầu tiên của Maldini tại Serie A, anh sát cánh bên cạnh Giuliano Terraneo, và trong mùa giải cuối cùng, anh thi đấu cạnh cậu nhóc Matteo Darmian. Nên nhớ, Terraneo và Darmian sinh ra cách nhau 36 năm.

Khả năng thích nghi và tỏa sáng của Maldini trong mỗi kỷ nguyên mới, dưới thời mỗi vị huấn luyện viên mới, và với mỗi người đồng đội mới, chính là những phẩm chất đã thể hiện rõ tính biểu tượng của anh. Anh đóng vai trò là trụ cột của Milan và cả “bóng đá Italia thời hiện đại”.
AC Milan thời cực thịnh: Sự xuất hiện của nhà truyền giáo Arrigo Sacchi
Sacchi đã rất nhanh chóng phô diễn sự liều lĩnh và tinh tế của ông tại một nước Ý tôn sùng bóng đá phòng ngự với một 4-4-2 mang tính cách mạng và các chiến...
“Maldini là một biểu tượng của Milan,” Gianni Rivera vĩ đại nhận định. “Cậu ấy như một sợi chỉ nối liền giữa các kỷ nguyên, và đại diện cho cả sự cổ kính lẫn hiện đại.”

Trong cuốn tự truyện mang tên “Penso Quidi Gioco” (Tôi tư duy, là tôi chơi bóng) của mình, Pirlo đã từng ca ngợi người đội trưởng của anh như sau: “Về mặt kỹ thuật, Ronaldo ‘xịn’ là cầu thủ giỏi nhất mà tôi từng thi đấu cùng, nhưng xét một cách toàn diện thì Maldini mới là người vĩ đại nhất. Từ ngày tôi mới đến Milan cho đến khi anh ấy 40 tuổi, niềm đam mê chơi bóng của Maldini không có gì thay đổi và anh ấy luôn giữ mình trong một trạng thái hoàn hảo về cả thể chất lẫn tinh thần. Maldini là hình mẫu của tôi, và đam mê của anh ấy là một chiếc kim chỉ nam cho tôi không chỉ đến hết sự nghiệp mà còn hết cả cuộc đời. Anh ấy đã dạy tôi tất cả, không chỉ là về cách đánh giá tình huống và ra quyết định trên sân bóng: Lúc nào nên giận dữ, lúc nào nên tha thứ, lúc nào nên mở miệng, lúc nào nên im lặng. Tất cả. Và Costacurta nữa, tôi luôn nhìn vào hai người bọn họ như là chuẩn mực cho tất cả mọi thứ. Nên đi đôi giày nào? Tôi hỏi Costacurta. Cái cà vạt nào đẹp hơn? Tôi hỏi Maldini. Đâu là vị trí tốt nhất của tôi trên sân bóng? Phải cư xử thế nào trên bàn ăn? Tôi hỏi cả Maldini và Costacurta.”

Nếu tuổi nghề và sự tài năng đã xây dựng nên những di sản và tầm ảnh hưởng của Maldini, thì chính cách ứng xử đầy chuẩn mực trong mọi tình huống của anh đã củng cố vững chắc chúng. Anh chỉ bị đuổi khỏi sân duy nhất một lần trong suốt sự nghiệp (trong một trận giao hữu), và vẫn cho thấy được sự minh triết của mình kể cả khi phải chịu đựng những thất bại khó nuốt nhất. Vào năm 2008, Maldini đã trở thành cầu thủ thứ 24 được trao tặng huân chương “Order of Merit”, danh hiệu cao quý nhất được FIFA trao tặng cho những người có các đóng góp phi thường cho sự thành công và phát triển của môn thể thao vua. Như Tommaso Pellizzari, một nhà văn người Italia, (và cũng là một fan hâm mộ của Inter Milan) đã viết như sau: “Trong suốt 20 năm, anh ấy chưa bao giờ làm bất cứ điều gì tệ hại hay xấu xa cả.”

Ronaldo va Maldini thuong xuyen dung do nhau trong nhung tran derby Milano
 
“Thất bại là một phần của bóng đá, do đó, bạn phải biết chấp nhận nó,” Maldini giải thích về sự điềm tĩnh đến đáng nể của mình trong những nghịch cảnh. “Tôi tin rằng, với tư cách là một vận động viên thể thao, thất bại là một chuyện rất bình thường. Người có tinh thần thể thao phải biết cách chấp nhận thất bại. Chỉ có từ đó bạn mới có thể khởi hành để đến được với một chiến thắng mới trong tương lai. Nhiệm vụ của bạn là phải cố gắng để không phải nếm mùi thất bại, bởi vì chúng ta thi đấu trong thế giới thể thao chuyên nghiệp là để giành chiến thắng, nhưng thất bại luôn là một phần của thể thao. Điều này cũng có thể áp dụng để nói về cuộc sống.”

Những cầu thủ phòng ngự vĩ đại luôn rất dễ bị người đời lãng quên, đặc biệt là những người không thi đấu dựa vào phong cách hổ báo, chém đinh chặt sắt. Những tình huống phòng ngự xuất sắc của họ luôn dễ bị lãng quên hơn là những bàn thắng của các tiền đạo vĩ đại, những đường chuyền của các tiền vệ xuất chúng, những pha đi bóng của các cầu thủ chạy cánh tuyệt đỉnh, và những pha cứu thua của các thủ môn kiệt xuất. Rất khó để có thể nhận thấy được những tình huống phòng ngự đẳng cấp cao, và do đó, việc nhớ đến chúng lại càng khó hơn. Tuy nhiên, phong cách thi đấu và sự thanh lịch, quý phái của Maldini đã đảm bảo rằng anh sẽ không bao giờ bị quên lãng, trong khi sự khiêm tốn và tử tế của anh đã khẳng định chắc chắn rằng, anh sẽ mãi mãi là “trái tim” của một đội bóng vĩ đại, một biểu tượng bất tử của Milan và cả Italia.

Những câu chữ cuối cùng sẽ thuộc về David Beckham, và câu trả lời của anh khi được hỏi về lý do vì sao anh lại chọn đến thi đấu cho Milan trong một cuộc phỏng vấn.

“Điều tuyệt vời nhất trong toàn bộ khoảng thời gian của tôi tại đội bóng này chính là được sát cánh bên cạnh Paolo Maldini,” anh nói. “Anh ấy là một cầu thủ vĩ đại, một người đội trưởng vĩ đại và một người đàn ông tuyệt vời.”

Nguồn: Lược dịch và bổ sung từ một đoạn trích trong cuốn “Portrait of an icon” của tác giả Daniel Storey.
 
   

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

X
top-arrow