Paolo Maldini: Người đàn ông hoàn hảo (P1)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Sáu 26/06/2020 21:11(GMT+7)

Paolo Maldini có thể là một người không thích sự ồn ào, khoa trương, nhưng chắc chắn là anh xứng đáng với từng sự vinh danh, tôn kính mà mình nhận được cả trước và sau khi nghỉ hưu.

Sẽ không có một bữa tiệc chia tay rầm rộ hay một buổi lễ quá khoa trương và hoành tráng trước công chúng. Đó không phải là phong cách của Paolo Maldini. Trận đấu cuối cùng của hậu vệ kiệt xuất người Italia tại Thánh đường San Siro được đánh dấu bằng việc đi bộ hết một vòng quanh sân bóng này lần cuối và vẫy tay chào tạm biệt các “tín đồ” của anh.

Mười lăm tháng trước đó, sau khi trận hòa với Parma đã đánh dấu cột mốc trận đấu thứ 1000 trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của Maldini, anh đã được các phóng viên hỏi về những cảm nhận của mình về thành tựu này: “Những con số sẽ được lịch sử lưu giữ - thật tệ khi chúng tôi đã không giành được 3 điểm.” Đó mới chính là người đàn ông mang tên Paolo Maldini.

Danh tiếng, theo quan niệm của Maldini, không được hình thành bởi những gì mà chúng ta nghĩ về bản thân, mà là bởi những gì người khác nghĩ về chúng ta. Quan điểm đó đã trở nên rõ ràng và chính xác hơn bao giờ hết trong ngày diễn ra trận Derby della Madonnina cuối cùng của Maldini, khi các cổ động viên Internazionale đã giương cao một tấm banner để vinh danh đối thủ vĩ đại của họ, với dòng chữ: “Per 20 anni nostro rivale, ma nella vita sempre leale” – có nghĩa là: “20 năm là kẻ thù của chúng tôi, nhưng với tư cách là một quý ông có lòng thủy chung son sắt”.

“Ở góc nhìn của một con người, tôi nghĩ đó là một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất mà tôi từng trải qua.” Anh tâm sự.

Maldini có thể là một người không thích sự ồn ào, khoa trương, nhưng chắc chắn là anh xứng đáng với từng sự vinh danh, tôn kính mà mình nhận được cả trước và sau khi nghỉ hưu. “Tuổi nghề” của anh là một thứ mà ít ai có thể sánh bằng, dành trọn 25 năm sự nghiệp tại Serie A – trong duy nhất màu áo A.C Milan, trước khi chính thức từ giã nghiệp cầu thủ ở tuổi … 41. Không một cầu thủ nào ra sân tại Serie A nhiều hơn Maldini, và cũng chỉ có Giuseppe Furino là giành được nhiều Scudetto hơn anh - trong màu áo của một câu lạc bộ duy nhất - tại Serie A.

Maldini là cầu thủ lớn tuổi nhất từng ghi bàn trong một trận chung kết UEFA Champions League, và đã chơi đến 161 trận cho Milan tại đấu trường châu Âu. Trước khi Liverpool đăng quang tại Champions League vào năm ngoái, thì đã tồn tại một con số thống kê rất thú vị: Chỉ có 2 câu lạc bộ giành được nhiều chức vô địch châu Âu hơn Maldini, và một trong hai đội đó chính là Milan của anh.

Gắn bó với một câu lạc bộ bất kỳ nào trong suốt một phần tư thế kỷ vốn đã được xem là một thành tựu đáng nể rồi, nhưng để làm được điều đó tại một câu lạc bộ hàng đầu sẽ còn đòi hỏi nhiều hơn cả những tiêu chuẩn thông thường. Dù cho sự trung thành của một cầu thủ đối với một câu lạc bộ là một điều rất đáng ngưỡng mộ, những nó lại rất hiếm khi được đáp lại. Khi một cầu thủ đã sa sút phong độ xuống dưới các tiêu chuẩn mà câu lạc bộ của anh ta yêu cầu, anh ta sẽ phải thu dọn hành lý ra đi. Chỉ có những kẻ mạnh mẽ nhất mới có thể sống sót, bất kể thành tích trong quá khứ của bạn có là gì đi chăng nữa. Đó chính là sự vĩ đại của Maldini.

Maldini có thể không phải là cầu thủ phòng ngự thành công nhất mọi thời đại, nhưng anh chắc chắn là người hoàn hảo nhất và rõ ràng là có sức hấp dẫn nhất. Xuất phát điểm là một cầu thủ chạy cánh và sau đó là một hậu vệ phải, anh đã được chuyển sang đá ở vị trí hậu vệ trái sau khi Milan xác định tư tưởng rằng “Mauro Tassotti không phải để bán.” Sau đó, với việc tốc độ của anh bị suy giảm khi đã bước sang tuổi 30 và vị trí hậu vệ cánh ngày càng có những sự đòi hỏi khắt khe hơn, Maldini đã được chuyển vào trung tâm hàng phòng ngự để đảm nhận vai trò trung vệ. Vậy là trong suốt 25 năm, một đội bóng đã có thể được hưởng lợi từ anh ở cả hai vị trí.

Với sự đa năng và toàn diện của mình, Maldini sở hữu tất cả những phẩm chất, năng lực mà bất kì một vị huấn luyện viên nào cũng thèm muốn. Thuở ban đầu, anh nổi tiếng với những pha tăng tốc, dâng cao tấn công từ vị trí hậu vệ cánh trái và khả năng tắc bóng, sau đó, khi chuyển vào thi đấu ở trung tâm hàng phòng ngự, anh lại cho thấy khả năng đọc trận đấu xuất sắc đến vô đối. Ray Wilkins, người đã từng sát cánh cùng Maldini tại Milan, đã từng nhận xét rằng, Maldini hoàn toàn có thể chơi ở vị trí tiền đạo trung tâm và đạt được thành công trong vai trò này.

Andrea Pirlo đã từng gọi Maldini là một “cỗ máy”. Nhưng cách so sánh này có vẻ không chính xác cho lắm. Đúng là Maldini không khác gì một cỗ máy ở sự hoàn hảo, không bao giờ mắc sai lầm của mình, nhưng trên đời làm gì tồn tại cỗ máy nào có thể “sexy” như anh. Đôi mắt sắc sảo màu xanh lục, mái tóc dài và làn da rám nắng, người đàn ông này như mang trên người ánh hào quang, khí chất của Adonis, đến mức mà Amy Lawrence của The Guardian đã từng nhận xét rằng “Thật khó để biết được liệu đàn ông hay phụ nữ ở Italy yêu anh ấy nhiều hơn.”

Tuy nhiên, cái nét tao nhã, thanh lịch bên ngoài không hề áp đảo hay che lấp đi sự cứng rắn và máu lửa trong con người của Maldini, nhưng khía cạnh quan trọng nhất thể hiện những phẩm chất đó lại không hề được sử dụng như một món vũ khí chủ chốt, mà chỉ là một công cụ để anh cản bước và dằn mặt đối phương. “Nếu tôi phải xoạc bóng, thì có nghĩa là tôi đã mắc phải một sai lầm,” chính là câu nhận định nổi tiếng của anh sau khi được chuyển vào đá ở vị trí trung vệ, đến cả Sir Alex Ferguson cũng đã từng rất khâm phục phong cách thi đấu của Maldini trong hai lượt trận của cuộc đối đầu giữa Milan và Bayern Munich tại vòng bán kết Champions League, khi anh không một lần nào phải tung người xoạc bóng.

“Trong thế hệ cầu thủ hiện tại, Lionel Messi là chàng trai xuất sắc nhất,” Ferguson nhận xét. “Zinedine Zindane cũng là một tài năng kiệt xuất, thế nhưng, không một chút nghi ngờ nào, Paolo Maldini mới là cầu thủ mà tôi yêu thích nhất. Cậu ấy có những bước chạy thật tuyệt vời, tinh thần thi đấu bền bỉ và dẻo dai đến không tưởng. Dù không phải là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới về mặt kỹ thuật, nhưng cậu ấy có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các thế hệ cầu thủ Milan trong quãng thời gian hoàng kim của mình tại đây." Nhà cầm quân người Scotland cũng đã từng thử và thất bại trong việc chiêu mộ Maldini về với Manchester United.

“Tôi đã từng cố gắng chiêu mộ cậu ấy. Nhưng khi gặp Cesare Maldini, ông ấy khá cứng rắn và những gì tôi nhận lại chỉ là một cái lắc đầu. Ông ấy nói rằng ‘Ông nội tôi là người Milan, cha tôi cũng thế, tôi cũng thế và giờ đây con tôi cũng phải cống hiến cho Milan. Paolo là một Rossonero từ tận trong máu. Linh hồn của nó thuộc về Milan. Ông nên quên cái ý nghĩ chiêu mộ nó đi.’”
VIDEO: Những thủ lĩnh bền bỉ nhất thế giới bóng đá - Đều là những huyền thoại
Đội trưởng là một trong những vị trí quan trọng nhất trong bất cứ đội hình nào. Họ lĩnh xướng, thúc đẩy và truyền động lực cho các anh em còn lại. Chúng ta may...
Franco Baresi: Số 6 của giải độc đắc
Hàng phòng ngự của AC Milan là sự kết hợp điên rồ nhất lịch sử, giống như trúng giải độc đắc 6 số, với 2 thành viên của ‘One Club Men’ (chỉ những cầu thủ chỉ...
Triều đại Maldini đã thay đổi bộ mặt của AC Milan như thế nào (P2)
Paolo cũng giống cha mình, cũng rất linh hoạt ở vị trí phòng ngự, nhưng chỉ khi chuyển sang thi đấu ở vị trí hậu vệ trái, anh mới được nhớ tới. Có thể nói anh...
Với những tài năng, phẩm chất được cả thế giới thừa nhận, ngưỡng mộ, không có gì bất ngờ khi đi kèm theo đó là những sự tôn vinh về mặt cá nhân của Maldini. Anh là hậu vệ đầu tiên từng được đề cử cho giải thưởng “Cầu thủ xuất sắc nhất năm” vào năm 1995, và hai lần lọt vào top 3 của danh hiệu Ballon D’Or. Anh cũng lập kỷ lục về việc đã góp mặt trong 5 đội hình khác nhau của đội tuyển Italia tại các giải đấu lớn (Euro ‘88, ‘96 và 2000, World Cup ‘90 và ‘94). Một trong những sự tiếc nuối lớn nhất trong sự nghiệp của Maldini chính là việc anh chưa bao giờ được nếm trải vinh quang trong màu áo đội tuyển quốc gia, với những khoảnh khắc đau đớn nhất là hai trận chung kết của năm 1994 và 2000.

(còn nữa)

Nguồn: Lược dịch và bổ sung từ một đoạn trích trong cuốn “Portrait of an icon” của tác giả Daniel Storey.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Francesco Acerbi: Đóa hoa nở muộn

36 tuổi mới có lần đầu tiên vô địch Serie A dù đã chơi bóng ở Ý từ năm 2006, nếu ví Francesco Acerbi là một đóa hoa nở muộn thì người nuôi trồng đóa hoa ấy là Simone Inzaghi.

Julian Brandt: Gọi giấc mơ về từ quá khứ

Dù chưa bao giờ phát tiết trọn vẹn những phẩm chất cũng như tiềm năng thiên bẩm của mình nhưng tiền vệ người Đức đang cùng Dortmund mơ về một mùa giải đẹp nhất kể từ ngày bắt đầu sự nghiệp.

Gabriel Heinze và con đường của một gã... Judas

Một hậu vệ mạnh mẽ, phóng khoáng, luôn nhận được sự yêu quý tại bất kỳ nơi nào anh từng thi đấu nhưng rồi những mối nhân duyên quá đỗi phức tạp đã vô tình biến Gabriel Heinze trở thành kẻ phản bội trong mắt người hâm mộ từng giành trọn vẹn tình cảm cho ngôi sao người Argentina. 

Xavi ở lại Barcelona: Giá trị của tình yêu

Tình yêu là thứ quyết định việc Xavi chọn ở lại Barca và cũng là thứ khiến CLB xứ Catalan luôn muốn giữ chân nhà cầm quân 44 tuổi, dù trước đó, ông từng tuyên bố sẽ ra đi sau khi mùa giải 2023/24 hạ màn. 

Jamal Musiala và giấc mơ từ những vũ điệu Latin

Cuộc phỏng vấn độc quyền trên tờ MARCA sẽ phần nào giúp những người hâm mộ hiểu rõ hơn về cuộc sống của Jamal Musiala cũng như lời hẹn ước chuyển tới La Liga chơi bóng trong tương lai không xa.

Nghịch lý Nicolas Jackson

“Hôm nay, Jackson vừa cầu thủ xuất sắc nhất vừa là cầu thủ tệ nhất trên sân - điều mà tôi chưa từng thấy trong bất kỳ trận đấu nào trước đây”, cựu danh thủ hiện đang làm việc tại Talksport - Stuart Pearce đã bình luận như thế về màn trình diễn của Nicolas Jackson trong thất bại 0-1 của Chelsea trước Man City ở bán kết FA Cup.