Nỗi niềm và hy vọng của Son Heung Min tại Asian Cup 2023

Tác giả Nam Giang - Thứ Bảy 13/01/2024 14:01(GMT+7)

Sau hơn một thập kỷ khoác áo ĐT Hàn Quốc, Son Heung Min đang hướng đến Asian Cup 2023, với tham vọng, mục tiêu và cả những nỗi niềm về một chức vô địch. 

 

Kỷ lục về số lần ra sân trong lịch sử Asian Cup đang thuộc về Yuto Nagatomo của ĐT Nhật Bản với 16 trận đấu. Son Heung Min hiện đứng thứ nhì trong danh sách này với 12 lần ra sân. Chỉ cần 5 trận đấu nữa, siêu sao của ĐT Hàn Quốc sẽ vượt qua cột mốc của Nagatomo. Son đã dự 3 kỳ Asian Cup, ở các năm: 2011, 2015, 2019 và sắp tới là 2023. 

Trong danh sách triệu tập của đại diện tới từ xứ sở kim chi tại Asian Cup 2023, tiền đạo thuộc biên chế Tottenham Hotspur đang là cầu thủ giàu kinh nghiệm nhất và ghi nhiều bàn thắng nhất. Son đã có 117 lần khoác áo ĐTQG và ghi được 41 bàn. Chuyên trang Transfermarkt định giá Son ở mức 50 triệu euro, chỉ kém người đồng đội Kim Min Jae và Takefusa Kubo của tuyển Nhật Bản – 2 cầu thủ có giá 60 triệu euro. 

Tuy nhiên, Son chưa từng trải nghiệm cảm giác nâng cúp ở Asian Cup. Chẳng riêng gì giải đấu này, mà suốt cả sự nghiệp của mình, với lần đầu tiên lên tuyển đã cách đây gần 14 năm, Son chưa từng có bất kỳ danh hiệu nào ở cấp độ ĐTQG. Cựu cầu thủ Bayer Leverkusen đang hướng đến Asian Cup 2023, với tham vọng, mục tiêu và những nỗi niềm về một chức vô địch. 

Những nỗi niềm của Son tại Asian Cup 2023

Son có lần đầu tiên dự Asian Cup năm 2011. Khi ấy, chàng trai thuộc biên chế Hamburg mới 18 tuổi, chỉ được Transfermarkt định giá 1.5 triệu euro và đóng vai trò dự bị. HLV Cho Kwang Rae có 4 lần tung Son vào sân từ băng ghế dự bị (129 phút thi đấu). Dù không đá chính trận nào, nhưng tiền đạo mang áo số 11 vẫn kịp ghi bàn thắng đầu tiên tại Asian Cup để ấn định thắng lợi 4-1 cho Hàn Quốc trước Ấn Độ ở bảng C. 

Dẫu vậy, họ không thể vô địch sau thất bại ở loạt đá luân lưu trước Nhật Bản tại bán kết. Chiến thắng trong trận tranh hạng 3 (3-2 trước Uzbekistan) chỉ mang tính an ủi với Hàn Quốc. 

Son Heung-min tại Asian Cup 2011

4 năm sau, Son trở thành trụ cột của đại diện tới từ xứ sở kim chi. HLV Uli Stielike cho cậu học trò mang áo số 7 đá chính 4/5 trận. Son lúc bấy giờ vẫn đang khoác áo Leverkusen, chưa cập bến Tottenham và trở thành một trong những tiền đạo hàng đầu thế giới nhưng đã dẫn đầu danh sách ghi bàn của Hàn Quốc với 3 pha lập công sau 461 phút có mặt trên sân. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là kỳ Asian Cup Son “nổ súng” nhiều nhất. 

Trong đó, có bàn thắng gỡ hòa 1-1 vào lưới Australia, trực tiếp kéo trận chung kết vào hiệp phụ. Nhưng ở phút thứ 105, bàn thắng ấn định chiến thắng 2-1 cho đội bóng xứ sở kangaroo của James Troisi đã dập tắt giấc mơ quán quân của người Hàn. 

Sang tới Asian Cup 2019, lúc này, Son đã là đội trưởng của Hàn Quốc. Tiền đạo 27 tuổi đá chính 3 trận, trong đó có 2 trận chơi đủ 90 và chỉ có 1 lần bị thay ra. Tuy nhiên, trong 300 phút thi đấu, Son không ghi nổi dù chỉ 1 bàn. Thầy trò HLV Paulo Bento cũng dừng bước ở tứ kết sau trận thua tối thiểu trước Qatar. Đây là thành tích tệ nhất của Hàn Quốc ở 4 VCK Asian Cup gần nhất. 

Lần gần nhất đại diện vùng Tây Á có thành tích kém hơn đã diễn ra từ tận năm 1984, khi Hàn Quốc phải chia tay giải đấu từ vòng bảng. Ở thời điểm ấy, Son thậm chí còn chưa chào đời, còn đoàn quân của HLV Moon Jung Sik đứng bét bảng A với không một trận thắng. Tóm lại, Asian Cup 2019 là nỗi thất vọng với Hàn Quốc nói chung và Son nói riêng. 

Thành tích đáng quên tại Asian Cup 2019 khiến Son Heung-min và các động đội cảm thấy thất vọng

Giải thích về phong độ đáng quên của mình ở kỳ Asian Cup trước, chân sút sinh năm 1992 cho biết: "Tôi bị mất ngủ. Lẽ ra, tôi không định nói đến vấn đề này, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị cho Asian Cup 2019, thể trạng của tôi rất bất ổn. Hiếm khi tôi ở trạng thái sung mãn".

Từ Qatar, tới Australia và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Từ huy chương đồng, cho tới huy chương bạc và cả phải xách va li về nước ở tứ kết. Từ trận thắng nhưng chỉ mang tính chất động viên, cho tới cảm giác gục ngã trước ngưỡng cửa vinh quang và cả bị loại sớm. Son đã nếm trải gần như đủ mọi cảm xúc trong 3 lần dự Asian Cup. Chỉ có cảm giác trở thành nhà vô địch là anh chưa từng trải qua. 

Giờ đây, Son đang hướng đến kỳ Asian Cup thứ 4, và cũng có thể là cuối cùng trong sự nghiệp, bởi anh sẽ bước sang tuổi 32 vào ngày 8/7 tới. Son đã mong mỏi, nếu không muốn nói là thèm khát chức vô địch này suốt hơn nửa thập kỷ qua. Siêu sao 31 tuổi được coi là bảo vật quốc gia của bóng đá Hàn Quốc. Son là một trong những niềm hy vọng trong nỗ lực giải cơn khát vô địch Asian Cup đã kéo dài 64 năm của đại diện tới từ xứ sở kim chi. 

Hy vọng của Son và các đồng đội

Trước khi cùng tuyển Hàn Quốc tới Qatar, với con số 17, Son đang dẫn đầu danh sách ghi bàn + kiến tạo của Tottenham tại Ngoại Hạng Anh 2023/24. Còn ở cấp độ ĐTQG, siêu sao sinh năm 1992 đã có 4 pha làm bàn và 3 lần “dọn cỗ” trong 4 trận gần nhất. Các đồng đội của Son tại Asian Cup 2023 cũng đang nhận được những sự kỳ vọng. 

Trên hàng công, đối tác của số 7 là Hwang Hee Chan (13) đang dẫn đầu danh sách ghi + kiến tạo của Wolverhampton tại Ngoại Hạng Anh mùa giải năm nay. Từ khi bắt đầu chinh chiến ở top 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu từ mùa 2020/21 tại RB Leipzig đến nay, đây là mùa bóng đầu tiên tiền đạo sinh năm 1996 ghi được 5 bàn. Có thể nói, HLV Jurgen Klinsmann đã có trong tay một Hwang Hee Chan với phiên bản tốt nhất trong gần 4 năm qua.

 

Lee Kang In – ngôi sao vừa được Paris Saint-Germain chiêu mộ với giá 22 triệu euro ở kỳ chuyển nhượng hè năm ngoái sẽ là cầu nối giữa hàng công và hàng tiền vệ, là nhân tố sẽ kết nối Son cũng như Hwang với tuyến dưới. Trong màu áo CLB thủ đô nước Pháp, Lee đã có 3 pha lập công và 2 lần “dọn cỗ”. Với 3 bàn thắng, tiền vệ sinh năm 2001 đã cùng Son là 2 cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho tuyển Hàn Quốc trong các trận giao hữu năm 2023. Còn ở vòng loại World Cup 2026, Lee đang dẫn đầu danh sách kiến tạo với 2 đường chuyền thành bàn. 

Ở hàng phòng ngự, Kim Min Jae đang là bản nâng cấp so với chính anh ở Asian Cup 2019. Sau khi trung vệ sinh năm 1996 cùng Napoli vô địch Serie A mùa trước, Bayern Munich đã dùng 50 triệu euro để đổi lấy sự phục vụ của anh. Trong năm 2023, Kim còn trở thành trung vệ châu Á đầu tiên trong lịch sử lọt top 30 đề cử quả bóng vàng và giành giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất năm của KFA (Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc). 

Đó là những cá nhân đáng chú ý của đại diện tới từ xứ sở kim chi ở Asian Cup 2023. Còn xét về mặt tổng thể, Hàn Quốc đang là ĐT đắt giá thứ nhì toàn giải. Tổng giá trị đội hình của đại diện vùng Đông Á là 193 triệu euro, chỉ kém con số 316.95 triệu euro của Nhật Bản. 

Những ngọn núi mà Son và Hàn Quốc phải vượt qua

Tuy nhiên, thầy trò HLV Klinsmann sẽ phải nỗ lực 200, thậm chí 300% nếu muốn vô địch Asian Cup 2023. Bởi trên đất Qatar, Nhật Bản mới là ứng viên số 1. Không chỉ là tập thể đắt giá nhất và từng đăng quang nhiều nhất lịch sử (4 lần), đại diện xứ hoa anh đào còn có dàn sao đáng gờm như Takefusa Kubo, Kaoru Mitoma, Wataru Endo, Takehiro Tomiyasu, Ayase Ueda, Junya Ito, Takumi Minamino, Ritsu Doan… Nhật Bản là ĐT đậm chất châu Âu nhất kỳ Asian Cup này với 20/26 cầu thủ đang chinh chiến ở lục địa già. 

Bên cạnh Samurai xanh, Hàn Quốc vẫn còn một ngọn núi phải vượt qua là Iran nếu muốn nâng cúp. Iran và Ả Rập Saudi đang là 2 ĐT có số lần vô địch Asian Cup nhiều thứ nhì lịch sử, với 3 lần đăng quang. Iran cũng đang dẫn đầu 4 thông số tập thể của các kỳ Asian Cup như: Số trận đã đấu (68), số trận thắng (41), hiệu số (+83) và số điểm (142). Nhật Bản và Iran còn đang là 2 ĐT xếp cao nhất trên BXH FIFA khu vực châu Á. 

Siêu máy tính của trang We Global Football dự đoán cơ hội vô địch của thầy trò HLV Hajime Moriyasu là 32.64% (cao nhất), rồi tới tập thể do HLV Amir Amir Ghalenoei dẫn dắt (15.2%), sau đó là Australia (14.52%), rồi mới “đến lượt” Hàn Quốc (12.08%).

 

Siêu máy tính của Opta cũng cho rằng Nhật Bản sẽ trở thành quán quân với tỷ lệ 24.6%. Hàn Quốc xếp ngay sau với (14.3%), nhỉnh hơn Iran (11.2%). 

a

Ở vòng bảng, Hàn Quốc (hạng 23 trên BXH FIFA) chỉ phải đối đầu những Bahrain (hạng 86), Jordan (87) và Malaysia (130). Việc thầy trò HLV Klinsmann đoạt vé vào vòng đấu loại trực tiếp với ngôi nhất bảng E, thậm chí toàn thắng cả 3 trận là kịch bản không bất ngờ. Dẫu vậy, từ vòng 1/8 trở đi, mọi chuyện sẽ rất khác. Những thử thách thực sự sẽ ập đến với Hàn Quốc.

Liệu Son Heung Min có thể tỏa sáng để giúp đại diện tới từ xứ sở kim chi cắt đứt cơn khát danh hiệu tại Asian Cup đã kéo dài tới năm thứ 64, và giúp chính bản thân anh có chức vô địch đầu tiên trong màu áo tuyển? Hay sự thất vọng ở Asian Cup 2019 sẽ lặp lại?

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.