Nicklas Bendtner: Chàng "tiên cá" bị hiểu lầm của bóng đá Đan Mạch

Tác giả KDNX - Chủ Nhật 16/01/2022 18:00(GMT+7)

Nhắc đến bóng đá Đan Mạch, thế hệ 8X, 9X sẽ nghĩ ngay đến những cái tên như Peter Schmeichel, Thomas Sorensen, hay xa hơn là anh em nhà Laudrup. Tuy nhiên, có một cái tên thậm chí còn nổi tiếng hơn những cái tên kể trên, nhưng lại nổi tiếng vì...thất bại và những lần bỏ lỡ, không ai khác, đó chính là Nicklas Bendtner, người sẽ chính thức bước vào tuổi 34 ngày hôm nay.

 
 
"Lãnh Chúa" của bóng đá Anh

Ở thời xa xưa của vương quốc Anh, việc một người được mang tước hiệu Lord (lãnh chúa-ND), thực sự là vinh quang không chỉ cho cá nhân người đó mà còn cho cả dòng họ của người mang tước hiệu này. Thế nhưng, trong bóng đá Anh, từ Lord này lại mang ý nghĩa ngược lại: nó được dùng để chỉ những cầu thủ có khả năng làm được điều phi thường hiếm ai làm được, đó là dứt điểm ra ngoài trước khung thành trống.
 
Đã có rất nhiều Lord như thế xuyên suốt lịch sử Premier League, từ Lord Emile Heskey cho tới Lord Fernando Torres thời thi đấu cho Chelsea hay gần đây nhất là Lord Alvaro Morata và Lord Romelu Lukaku cũng của Chelsea. Tuy nhiên, không ai có thể vượt xa danh tiếng của một vị "lãnh chúa" người Đan Mạch, một vị "lãnh chúa" có khuôn mặt và mái tóc thường thấy của những gã rocker lãng tử, phong trần, không ai khác, đó chính là Nicklas Bendtner của ĐT Đan Mạch và Arsenal.
 
Gắn bó với Pháo Thủ được 9 năm trước khi chuyển đến VFL Wolfsburg vào năm 2015, tuy nhiên, cựu Pháo Thủ này chỉ ghi được 45 bàn sau 171 trận, một con số đủ để khiến cho anh đi vào "Ngôi Đền Huyền Thoại" của những tiền đạo thất bại hàng đầu Châu Âu. Thậm chí, khiến anh phải mang cái tước hiệu "Lord Bendtner" đầy tai nghiệt kia.
 
Tuy nhiên, cái khiến người ta mỉa mai và cười chê anh lại không phải là khả năng ghi bàn có phần hạn chế, mà là tính cách và những phát ngôn có phần hơi "quá lố" của tiền đạo người Đan Mạch. Đơn cử như hồi tháng 11 năm 2009, tiền đạo này từng tự tin phát biểu: "Tôi muốn trở thành tiền đạo hàng đầu ở World Cup, và trong vòng 5 năm, trở thành một trong số những tiền đạo hàng đầu thế giới, tin tôi đi, điều đó chắc chắn sẽ xảy ra."

 
Hoặc, khi được hỏi về vị trí của anh trong bóng đá thế giới ở một bài kiểm tra độ tự tin của cầu thủ, Nicklas Bendtner đã không ngần ngại ghi vào: 

Nếu bạn hỏi tôi có phải là cầu thủ hàng đầu thế giới hay không, tôi chắc chắn sẽ trả lời có vì tôi tin vào điều đó.
Nicklas Bendtner
Tự tin là thế, nhưng số phận chưa bao giờ mỉm cười với Nicklas Bendtner. Cứ mỗi lần anh vào sân là CĐV Arsenal cũng như các CĐV đối địch của Pháo Thủ lại được một tràng cười sảng khoái nhưng cũng đầy "chua chát" vì những pha bỏ lỡ của anh, những pha bỏ lỡ có thể được so sánh với pha bỏ lỡ đầy đáng tiếc của Fernando Torres trong trận gặp Manchester United ở phần đầu mùa giải 2011-2012.
 
Nicklas Bendtner tệ hại hay không thì chúng ta cũng đã biết rồi, nhưng không vì thế mà nói rằng sự nghiệp của anh ngoài hai chữ "tệ hại", thậm chí có thể nói rằng anh viên mãn hơn khá nhiều cầu thủ tài năng khác cùng thời khi sở hữu 1 danh hiệu Serie A cùng Juventus ở mùa giải 2012-2013, tiếp đó là 1 danh hiệu DFB-Pokal và DFL-Supercup cùng Wolfsburg ở mùa giải 2014-2015 và nửa đầu mùa giải 2015-2016, còn ở mặt cá nhân, tiền đạo mang tiếng là "chân gỗ" này từng đạt được danh hiệu Vua Phá Lưới giải VĐQG Na Uy sau khi ghi được 19 bàn trong màu áo Rosenborg, đội bóng cuối cùng của tiền đạo người Đan Mạch. 
Lord Bendtner bất ngờ tuyên bố treo giày ở tuổi 33
Cựu tiền đạo Arsenal, Nicklas Bendtner - người vẫn được gọi vui là Lord Bendtner mới đây đã chính thức tuyên bố giải nghệ, khép lại một sự nghiệp chơi bóng...
Nicklas Bendtner: “Tôi đã sống một cuộc đời thú vị”
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với ký giả Donald McRae trên The Guardian, tiền đạo Nicklas Bendtner chia sẻ những lý do anh lạc lối trên con đường sự nghiệp.
Nicklas Bendtner: Người mang chỗ đứng cho những tiếng cười
Bóng đá trở thành môn thể thao vua cũng chính là bởi nó mang lại quá nhiều các cung bậc cảm xúc khác biệt nhau. Kẻ thắng hạnh phúc, người thua rơi lệ; nếu có...
Sự ngạo mạn có phải là nguyên nhân chính?
 
Nicklas Bendtner tự kiêu, Nicklas Bendtner ngạo mạn, đó là cái danh xưng đã bị "đóng đinh" vào cầu thủ người Đan Mạch xuyên suốt sự nghiệp của anh và trở thành đề tài cho cánh truyền thông Anh xoáy vào mỗi khi tiền đạo người Đan Mạch thi đấu tệ hại, thế nhưng, vẫn có một người trong giới truyền thông Anh đi ngược lại xu hướng này, đó là nhà báo Daniel Taylor.
 
Cách đây 6 năm, thời điểm Nicklas Bendtner chuyển đến Nottingham Forest, ký giả người Anh đã viết hẳn một bài viết nhằm "minh oan" cho cái sự kiêu ngạo đã gắn liền với thương hiệu của cầu thủ người Đan Mạch, một bài viết chắc chắn sẽ khiến nhiều người làm truyền thông Anh Quốc phải suy nghĩ mỗi khi đọc.

 
Theo Daniel Taylor, sự tự tin tới mức ngạo mạn của Nicklas Bendtner không hề tới từ cá nhân anh, mà phần nhiều tới từ thứ văn hóa Scandivania mà anh lớn lên. Để dẫn chứng cho quan điểm này của mình, ký giả người Anh đã dẫn ra hai trường hợp tới từ hàng xóm của Đan Mạch, đó là Zlatan Ibrahimovic, người thậm chí coi mình là "Đức Chúa Trời" của bóng đá, tiếp đó là John Guidetti, người từng chia sẻ với Daniel Taylor về việc anh sẽ trở thành siêu tiền đạo hàng đầu thế giới, sau đó mở cửa hàng hoa mang tên Flowers For Doubters (Hoa cho kẻ nghi ngờ-ND) sau đó gửi hoa tới những kẻ đã từng nghi ngờ về tài năng của anh trước đây.
 
Vậy, đâu là lý do khiến tài năng Đan Mạch mãi mãi không thể tỏa sáng theo cái cách anh và những người đặt niềm tin vào anh mong muốn ? Câu trả lời nằm ở chính những lần mắc phải chấn thương của cầu thủ người Đan Mạch, cùng với đó là những sự kỳ vọng quá mức vào tài năng "đầy triển vọng" người Đan Mạch này, từ đó khiến anh gặp phải rất nhiều áp lực mỗi khi vào sân thi đấu trong màu áo Arsenal hay bất cứ đội bóng nào anh từng thi đấu ở Châu Âu.
 
Một nguyên nhân khác, được chính tiền đạo người Đan Mạch chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với Sky Sports cách đây 2 năm, đó chính là sự thiếu định hướng từ các đàn anh cũng như những người xung quanh anh khi cầu thủ người Đan Mạch còn trẻ, dẫn đến việc anh sa đà vào những thói hư tật xấu như hộp đêm, những trò vui và những bữa tiệc tùng thâu đêm suốt sáng: "Tôi nghĩ việc có được một người lớn bên cạnh mình, một người có thể giúp định hướng anh khi trở thành người lớn, thực sự rất quan trọng, một người có thể đưa anh đi đúng hướng, một người có thể dẫn dắt anh khỏi mọi cám dỗ. Hồi đó, tôi còn là một cậu trai tò mò về mọi thứ. Sự tò mò của tôi về mọi thứ liên quan tới bóng đá cứ thế mạnh dần lên, thế nhưng, tôi lại chưa chuẩn bị cho điều đó. Vậy nên tôi cho rằng sẽ tốt hơn nếu ở thời điểm đó có ai đến với tôi để nói rằng: "Tò mò cũng tốt thôi, nhưng hãy nhớ lấy những điều quan trọng trong đời." "

 
Đáng tiếc cho Nicklas Bendtner, có lẽ đó là những gì chúng ta nghĩ đến khi nhìn vào sự nghiệp của tiền đạo người Đan Mạch. Tuy nhiên, câu chuyện của anh không phải là câu chuyện ngoại lệ của thế giới bóng đá, cái thế giới đã chứng kiến rất nhiều tài năng có "triển vọng cao" phải lụi tàn vì nhiều nguyên do khác nhau, cái thế giới đã khiến thủ môn đồng hương với Nicklas Bendtner, Anders Lindegaard, phải tự hỏi cay đắng: "Liệu cuộc đời của các cầu thủ thất bại có tệ hại đến thế nếu họ là người thường hay không ?"
 
Bài viết có sử dụng tư liệu từ The Guardian.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.