Những tiếng giả khỉ và góc nhìn của một ngôi sao bóng đá về phân biệt chủng tộc

Tác giả Fussballgott - Thứ Ba 31/12/2019 13:26(GMT+7)

Từ đội tuyển Anh bị sỉ nhục ở Bulgaria, rồi đến một trận đấu bị tạm hoãn vì những tiếng hú giả khỉ ở Hà Lan, rồi Manchester City trong cuộc đối đầu với Tottenham, những cầu thủ bị sỉ nhục màu da giờ là chuyện xảy ra hằng tuần.

Milan – Romelu Lukaku sẽ ngồi bên chiếc tivi, ngã người thư thái xem hai đội bóng cũ ở Premier League ra sân. Tiền đạo Bỉ có quyền hưởng thụ. Hành trình tìm lại chính mình trên đất Italia đang rất hanh thông.

 
Nhưng đó chỉ là dự định không thành của anh.
 
Buổi tối của anh bị hủy diệt từ rất lâu trước khi các trận đấu bắt đầu. Một người bạn gửi thông qua WhatsApp bức ảnh bìa tờ nhật báo Corriere dello Sport định sử dụng trong ngày mai quảng cáo trận AS Roma gặp Inter Milan. Chris Smalling, tuyển thủ Anh gốc Jamaica, và Lukaku, gốc Cộng Hòa Dân Chủ Congo, và dòng tiêu đề ghi là: “Black Friday”. Lukaku choáng váng. "Đó là tiêu đề ngu xuẩn nhất có thể".
 
Đây cũng không phải lần đầu tiên, Lukaku thấy mình cần viết gì đó trên Twitter và Instagram.
 
Không phải lần đầu trong mùa, anh thấy mình phải phát tiếng nói mạnh mẽ về việc chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
 
Những cảm xúc thất vọng xen lẫn phẫn nộ của Lukaku đã liên tục xảy ra trong vài tháng, khi phân biệt chủng tộc xảy ra khắp mọi nơi trong vài tháng qua. Từ đội tuyển Anh bị sỉ nhục ở Bulgaria, rồi đến một trận đấu bị tạm hoãn vì những tiếng hú giả khỉ ở Hà Lan, rồi Manchester City trong cuộc đối đầu với Tottenham, những cầu thủ bị sỉ nhục màu da giờ là chuyện xảy ra hằng tuần.
 
 
Ở Italy, phân biệt chủng tộc đã là một thứ vô cùng tệ hại. Lukaku bị sỉ nhục ngay ở trận đấu chính thức thứ hai của mình. Một điệp khúc giả tiếng khỉ kêu nhắm vào anh khi Lukaku chuẩn bị thực hiện quả penalty khi Inter Milan làm khách ở Cagliari. Vì đã quá quen với những sự cố kiểu như vậy, Lukaku chia sẻ cách anh vượt qua những tình huống tương tự: “Tôi sẽ ghi bàn. Tôi sẽ chiến thắng. Và tôi sẽ trở về nhà”.
 
“Tôi đối mặt chuyện này đã rất nhiều lần trong đời”. “Tôi có thể tạo ra vỏ sò để nhét mình vào trong. Tôi đặt sự tức giận ra ngoài sân cỏ”.
 
Và Lukaku cũng không phải người duy nhất bị lâm vào tình huống khó khăn ấy. Hậu vệ trái của Fiorentina, Dalbert, phải chịu đựng những tiếng la ó phân biệt ở Atalanta, còn Ronaldo Viera của Sampdoria bị cổ động viên AS Roma sỉ nhục. Mario Balotelli, giờ đã trôi dạt đến Brescia, nổi khùng lên khi bị phân biệt trong trận Verona hồi tháng mười một. Anh nhặt trái bóng rồi đá mạnh nó về phía khán đài. Balotelli không nhận được sự cảm thông. Các ultras Brescia muốn anh đặt trách nhiệm với CLB lên trên hết, mặc cho sự sỉ nhục.
 
Và không phải anh là người duy nhất cảm thấy nhà chức trách đã vô trách nhiệm. Cagliari, được các cơ quan bác bỏ tất cả những gì liên quan đến sự cố của Lukaku, nghiễm nhiên thoát khỏi án phạt của Serie A.
 
 
Phân biệt chủng tộc, từ lâu đã là nổi nhức nhối tại Italy và một phần của châu Âu, đang có khuynh hướng xuất hiện ngày một thường xuyên hơn đến mức báo động, đi cùng chủ nghĩa dân tộc bùng nổ khắp châu Âu. Như ở Italy, các cuộc tấn công liên quan đến việc phân biệt tăng gấp ba lần sau khi phong trào dân túy Five Star gia nhập giới cầm quyền trong hình thức đảng cực hữu Lega, năm 2017. Sự gia tăng được thể hiện ở những gì các cầu thủ da đen bị chịu đựng trên sân cỏ khắp cả nước.
 
Tình hình căng thẳng đến mức các CLB hàng đầu Italy phải hô hào hành động quyết liệt. Hồi tháng mười một, 20 CLB phát hành một thông cáo thừa nhận “làm không đến nơi đến chốn” để truyền đạt thông điệp phân biệt chủng tộc trong bóng đá, và cảnh báo các nhà chức trách rằng đã đến lúc cần “nghiêm túc thay đổi”.
 
Ít lâu sau khi sự cố ảnh bìa của Corriere mà tờ báo cật lực phản đối cáo buộc, cho rằng các chỉ trích là khép án tử hình không cần xét xử, giám đốc điều hành Serie A bị phát hiện trong đoạn ghi âm đề xuất tắt tiếng trên các khán đài, để ít ra các vụ phân biệt chủng tộc từ khán đài không được phát rộng rãi trên sóng truyền hình. BTC Serie A thể hiện khả năng sáng tạo khi sử dụng hình ảnh ba chú tinh tinh để truyền đi thông điệp chống phân biệt chủng tộc, dĩ nhiên đón nhận một làn sóng phản ứng dữ dội, ám chỉ rằng cầu thủ da đen nên giả điếc để khỏi bị phân biệt !?!
 
Có rất nhiều sự cố đã xảy ra, ở nhiều cấp độ cao thấp khác nhau, đến nỗi khó mà kể ra cho hết. Lukaku thấy mình phải nói ra, phải trăn trở về vấn đề này nhiều hơn. Giáo dục là điều quan trọng, như Lukaku khẳng định, nhưng anh không chờ người khác giải quyết vấn đề.
 
“Tôi nói những điều tôi nghĩ”. “Nếu có điều gì đó trong tâm trí, tôi sẽ đứng lên và nói ra ngay”.
 
SỨC MẠNH VÀ TỐC ĐỘ
 
Lukaku muốn Paul Pogba là người đầu tiên được biết. Họ trở nên thân thiết sau quãng thời gian khoác áo Manchester United. Mới hồi hè, khi họ trong tour giao hữu chuẩn bị mùa giải ở Australia, Lukaku đã kéo Pogba ra ngoài và chia sẻ ý định rời nước Anh. “Tôi nói rằng đã quá đủ rồi”.
 
Lukaku đã quyết định trước đó vài tháng. Dù cho sau 8 mùa giải trên đất Anh, anh trở thành một trong những trung phong hàng đầu thế giới, nhưng hai năm cuối trải qua thực sự khó khăn.
 
“Nó luôn là cái kiểu ‘ừ thì cũng được, nhưng mà…’”. “Tôi ghi bàn vào lưới Real Madrid ở siêu cúp châu Âu nhưng bỏ lỡ một cơ hội. Nó sẽ thành: ‘nhưng hắn bỏ lỡ một cơ hội’. Rồi tôi ghi bàn vào lưới West Ham ở trận ra mắt: ‘ờ, nhưng mà…’. Từ lúc đó, tôi luôn thắc mắc mọi thứ sẽ tiếp diễn thế nào”.
 
Lukaku ghi bàn đều đặn – 42 bàn sau 96 trận – nhưng anh uất ức vì nhận thức phong độ kém đến toàn bộ danh tiếng của Lukaku ở Anh. “Một năm ở United xóa nhòa 8 năm trước đó”. Lukaku cảm thấy cùng với Pogba luôn bị đem ra đổ thừa cho những trận đấu của Manchester United.
 
Anh tự hỏi liệu có phải vì Manchester United đã trả nhiều tiền để mua; vì tính những cuộc chuyển nhượng, Lukaku là cầu thủ đắt giá thứ ba thế giới.
 
Nhưng có khả năng khác.
 
Có những sự khác biệt rất lớn giữa cầu thủ Lukaku trong nhận thức của số đông và cầu thủ Lukaku trong nhận thức của chính anh. HLV Roberto Martinez khẳng định anh là một “nhà tư duy”, nhưng những ý kiến như vậy chẳng bao giờ được đoái hoài. Như rất nhiều cầu thủ da đen khác, việc phân tích về những phẩm chất của Lukaku sẽ tập trung về sức mạnh, nền tảng thể thao siêu việt và khía cạnh thể chất.
 
“Không bao giờ có người so sánh kỹ năng của tôi với những tiền đạo khác”. “Kỹ năng qua người một-một của tôi cũng khá ổn. Tôi có thể step-over (đi bóng qua đối phương bằng động tác giả). Tôi có thể đánh bại đối phương. Tôi còn nhớ có một phóng viên từng viết rằng United đừng nên mua tôi vì tôi không phải cầu thủ có trí tuệ”. Đó là một nhận định khiến Lukaku vẫn nhức nhối.
 
 
Lukaku gọi đó là “yếu tố sức mạnh và tốc độ” vì anh đang bị xem xét dưới góc độ là cầu thủ da đen nên không hề khó hiểu. Nghiên cứu của Cynthia Frisby tại đại học Missouri khẳng định các vận động da đen luôn bị gán với hình ảnh “thể chất cường tráng bẩm sinh nhưng thiếu sự thông minh và đạo đức nghề nghiệp kém”.
 
Stella Orakwue viết trong quyển sách “Pitch Invaders: The Modern Black Football Revolution” rằng cầu thủ da đen được đánh giá “không phải vì những phẩm chất cá nhân hiện hữu mà bởi hàng loạt những tính cách được hư cấu, được truyền tụng trong thần thoại”.

“Tôi không thấy như vậy”. “Những cầu thủ như Thierry Henry, Nicolas Anelka, Marcus Rashford, Anthony Martial vẫn được nhắc đến vì kỹ thuật điêu luyện. Nhưng đó là vài cầu thủ hiếm hoi được nhìn theo cách đó”.
 
Dù lý do gì đi nữa thì tháng ba rồi là thời điểm sức chịu đựng của Lukaku đến giới hạn. Anh ấy chỉ muốn ra đi, “làm lại từ con số không” và “tái lập” danh tiếng của mình. United đồng ý bán anh cho Inter Milan, CLB Lukaku hâm mộ từ bé vì từng sở hữu hai chân sút Brazil là Ronaldo và Adriano. Anh không oán trách: “nước Anh rất tốt với tôi” “nhưng tôi phải đi”.
 
GIẢI ĐẤU KHÓ KHĂN NHẤT
 
Cristiano Ronaldo là người cuối cùng xuất hiện trong đường hầm San Siro. Juventus của siêu sao Bồ Đào Nha đối đầu cùng Inter của Lukaku vào đầu tháng mười, khi cả hai đội đều đang bất bại và chia sẻ vị trí dẫn đầu Serie A. Ronaldo nhìn thấy Lukaku, anh bước đến chào hỏi.
 
“Anh ấy nói với tôi rằng đây là giải đấu có những hàng phòng ngự khó khăn nhất trên thế giới”. “Anh ấy nói rằng mình đã ghi bàn mọi giải đấu đã đi qua nhưng đây là nơi khó khăn nhất. Nếu Cristiano Ronaldo nói khó khăn, thì có thực sự phải rất khó khăn”.
 
Lukaku, với những ấn tượng ban đầu, cho thấy Ronaldo đã sai: tiền đạo Bỉ ghi 10 bàn trong 16 trận đầu tiên cho Inter, và cũng thiếp lập một sự ăn ý nhanh chóng, sâu sắc với Lautaro Martinez. Dù vậy, anh nhấn mạnh rằng ‘báo cáo trinh sát’ của Ronaldo không hề sai.
 
“Nơi này khó khăn hơn nước Anh”. “Bóng đá ở đây điên loạn hơn, mọi thứ đều xoay quanh sơ đồ thi đấu (pattern of play)”. Thành công bước đầu ở Inter, theo Lukaku, là thành quả của những giờ đổ mồ hôi trên sân tập. Và thậm chí Lukaku còn nghiền ngẫm rất nhiều video để nghiên cứu điểm yếu của đối thủ.
 
Anh cũng nhanh chóng hòa nhập cuộc sống ngoài sân bóng vì khả năng ngôn ngữ đa dạng: trước khi đến Italy, Lukaku đã có thể nói sáu loại ngôn ngữ và có thể hiểu một ít tiếng Đức. Anh nói rằng phải mất “hai đến ba tuần” thực hành liên tục để thông thạo tiếng Italia. “Giờ thì không còn ai nói tiếng Anh với tôi nữa”.
 
Lukaku cũng thích cuộc sống trong căn hộ ở Bosco Verticale, một thiết kế của tương lai với ban công đầy những cây xanh. Rất nhiều hàng xóm gần đó cũng là đồng đội của anh, vì vậy nên thỉnh thoảng họ vẫn tổ chức những bữa ăn tối cùng nhau hoặc những cuộc hẹn tại phòng tập thể lực. Anh cũng thích HLV Antonio Conte, người anh rất ngưỡng mộ, đã cố gắng mua Lukaku một lần trước khi United phỗng tay trên. Anh quả quyết rằng mình đang tận hưởng tốt cuộc sống ở Milan và cảm thấy khoác áo Inter là một lựa chọn đúng đắn. Cách mọi người ở đây sinh hoạt thường nhật, Lukaku nói “chill phết”. Anh tách bạch những gì đáng buồn xảy ra trên sân với những gì ngoài đời, là vô cùng khác biệt.
 
 
Nhưng điều đó không thể làm giảm đi những gì anh phải gánh chịu của Lukaku khi đi làm, khi ghi bàn: như những gì xảy ra ở Cagliari và sau đó; như những câu chuyện liên quan đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở khắp nơi; như một trang bìa đầy sự khiêu khích và như chiến dịch chống phân biệt chủng tộc kỳ quặc. Lukaku tận hưởng cuộc sống nhưng anh cũng biết, với xu hướng hiện nay, việc cầu thủ da đen cảm thấy không được chào đón là điều dễ hiểu.
 
Lukaku thẳng thắng nói rằng đó không phải việc cho anh. Anh không cảm thấy mình hèn nhát dù nó ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của anh. Nhưng anh sẽ không bỏ qua, không chấp nhận đó là điều ai cũng bắt buộc chấp nhận; hoặc ngồi chờ một ngày nào đó giáo dục sẽ được cải thiện và sự thờ ơ giảm đi”.
 
“Bạn phải tiếp tục mạnh mẽ”, “phải tiếp tục chiến đấu”. Lukaku không im lặng, và Lukaku đã làm những gì phải làm: đứng lên và nói ra.

Tác giả Rory Smith. Bài viết đã đăng tại The New York Times

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.