Những điều làm nên Sir Alex Ferguson huyền thoại

Tác giả KDNX - Thứ Sáu 31/12/2021 17:32(GMT+7)

Zalo

Sir Alex Ferguson, người được Nữ Hoàng ban tặng tước hiệu Hiệp Sĩ, HLV vĩ đại nhất lịch sử Man United, ông chủ của cú ăn 3 huyền thoại, đó là những mỹ từng thường được dùng để mô tả vị HLV huyền thoại. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều về vị HLV người Scotland mà chúng ta chưa từng biết, những điều đã được Adam Crafton nêu ra trong bài viết của mình cho trang tin The Athletic.

 
Những điều làm nên Sir Alex Ferguson huyền thoại
 
 

"Máy sấy tóc hạt nhân thương hiệu Scotland"
 

Scotland nổi tiếng với rất nhiều phát minh, trong đó có chiếc điện thoại được sáng chế bởi Alexander Graham Bell, nhưng thứ khiến đất nước này nổi tiếng nhất lại là "máy sấy tóc", một chiếc máy sấy tóc  đã trở thành huyền thoại của bóng đá Anh, không ai khác, đó chính là Sir Alex Ferguson.
 
Trong các bài viết của mình về vị chiến lược gia số 1 của bóng đá Anh, các cây viết của các tờ báo lớn xứ sở Sương Mù đã nhiều lần mô tả việc Sir Alex Ferguson "sấy" các học trò của mình tơi tả trong phòng thay đồ cũng như trên sân. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Adam Crafton lại quyết định nêu ra một nạn nhân không phải cầu thủ của chiến lược gia thiên tài người Scotland, đó là Eric Steele, cựu HLV thủ môn của Sir Alex Ferguson.
 
Cụ thể, Eric Steele đã chia sẻ với Crafton: "Hôm đó, HLV thủ môn của đội tuyển Australia, Tony Franken, ghé chơi. Tôi có đồng ý đi ăn tối với cậu ấy vào tối ngày thứ 5. Để phải phép, tôi mới quyết định hỏi ý kiến HLV. Lúc ông ấy bắt máy, tôi có thể nghe thấy tiếng của ông: "Steeley hả? Chú muốn cái gì nào ?""
 
"Ngày mai em có khách, anh có phản đối gì không ?"

"Được thôi. Anh ta đến làm gì ?"

""Xem chúng ta tập, nói chuyện với em, sau đó đi ăn thôi." Tôi nói thế."

""Ngày hôm sau, Tony Franken đến. Tôi tập luyện vài đường. Một lát sau, ông ấy tới rồi nói: "Ai thế này ?" Thế là đám cầu thủ dồn tất cả ánh mắt về phía chúng tôi."

"Anh ơi, khách của em đấy."

"Ở đây làm gì? Lỡ hắn ta là gián điệp thì sao ?"
 
"Thế là ông ấy mắng tôi một trận. Không phải máy sấy tóc thường đâu, là máy sấy tóc chạy bằng năng lượng hạt nhân đấy. Tóc gáy tôi nổi hết cả lên. Ông ấy quên xừ nó mất. Ông ấy tưởng tôi cài gián điệp vào. Thế là tôi phải nói với Tony: "Tone này, nếu chú không thấy phiền thì chú vào căng-tin hộ anh nhé.""

 
"Lúc tôi trở ra, tôi thấy Rio và đám cầu thủ cười vỡ cả bụng, còn Sir Alex thì nói với tôi:  "Steeley, chú tập tình huống cố định cho bọn nó tiếp đi.""
 
"Chúa phù hộ ông ấy, như thế là bình thường mà. Đến giờ ăn trưa, ông đến rồi hạ giọng nhiều nhất có thể với tôi: "Anh xin lỗi chú rất nhiều.""
 
Alex ferguson
 
Một ví dụ khác cũng được nêu ra, lần này được chính ông thầy người Scotland nêu ra trong cuốn tự truyện của mình.
 
Mọi chuyện bắt đầu từ trận đấu giữa St Mirren, CLB từng được Sir Alex Ferguson dẫn dắt, và Patrick.
Lần đó, em trai của Sir Alex Ferguson, đã thông báo với ông về việc các cầu thủ nhậu nhẹt trong quán bia The Waterloo rồi ba hoa về tiền thưởng tháng này. Dù đội nhà thắng 1-0 ở trận đấu đó, Sir Alex Ferguson vẫn quyết định "sấy" cho đám học trò hư đốn một trận ra trò.
 
Cụ thể, trong cuốn tự truyện của mình, Sir Alex đã viết: "Cơn giận dữ của tôi tỷ lệ thuận với số decibel tôi phát ra. Tôi bắt đầu mất kiểm soát, thậm chí ném thẳng chai coca cola vào cái bờ tường phía trên đầu chúng nó. Chẳng đứa nào dám nhúc nhích khi mảnh chai coca cola rơi xuống áo chúng nó cả." Thế rồi, ông bắt họ lựa chọn: hoặc là tập trên sân Love Street cả đêm, hoặc là ký một bản cam kết không bước chân vào quán Waterloo một lần nào nữa. Ngay sau đó, họ quyết định ký vào bản cam kết.
 
Những điều làm nên Sir Alex Ferguson huyền thoại
 
Nghe qua thì có vẻ nghiêm khắc, nhưng theo Adam Craffton, sự nghiêm khắc này của Sir Alex Ferguson hoàn toàn có nguyên nhân của nó.
 
Ở thời đó, bóng đá Anh đang đối mặt với một vấn nạn trầm kha, đó chính là tình trạng nhậu nhẹt không ngừng nghỉ của các cầu thủ. Khi Sir Alex Ferguson chuyển đến từ Aberdeen, ông mới biết rằng các cầu thủ ở đây được phép uống rượu, nhưng phải trước trận đấu vài ngày. Ngay lập tức, ông đưa ra lệnh cấm không được uống rượu, dù là trước hay sau trận đấu, thậm chí là đấu tập.
 
Ở thời điểm hiện nay, mọi chuyện có vẻ đơn giản, nhưng ở thời điểm 1980 của bóng đá Anh, việc bắt các cầu thủ hoặc CLB tuân theo luật định là một việc bất khả thi, một trong số những ví dụ tiêu biểu về sự cứng đầu của các cầu thủ tới từ hạng đấu cao nhất nước Anh đó chính là Paul McGrath.
 
Theo Adam Crafton, Sir Alex Ferguson đã tìm mọi cách, từ việc nói chuyện với cựu trung vệ người Ireland tới việc nhờ Sir Matt Busby, thậm chí là bác sĩ và vị cha cố ở xứ đạo của anh. Thế nhưng, mọi thứ đều không hiệu quả. Quá chán nản với tay cầu thủ cứng đầu này, Sir Alex Ferguson đã quyết định thải loại anh khỏi đội hình.
 
Alex ferguson
 

Chăm lo từng li từng tí cho các cầu thủ
 

Marcelo Bielsa là một HLV "khét tiếng" về sự tỉ mỉ trong giới làm bóng đá, tuy nhiên, nếu nhìn vào những điều được Adam Crafton tiết lộ trong bài viết của mình, chúng ta mới biết rằng Sir Alex Ferguson còn tỉ mỉ hơn ông thầy người Argentina tới trăm, thậm chí ngàn lần.
 
Theo Adam Crafton, thời còn làm cầu thủ, cũng giống như cậu học trò Cristiano Ronaldo của mình, Sir Alex Ferguson để ý rất kỹ tới bữa ăn của mình. Vì vậy, thay vì dùng chung thực đơn với các đồng đội của mình ở nhà ăn, bao gồm súp, thịt rán rồi tráng miệng bằng bánh pudding, ông nhờ vợ làm bữa ăn riêng cho mình, bao gồm cá bơn và một miếng bánh nướng phết mật ong, một thực đơn theo ông bổ dưỡng hơn. Ngay sau khi trở thành HLV, ông quyết định áp dụng thực đơn này ở East Stirlingshire, St Mirren và sau đó là Aberdeen.
 
Ở thời nay, việc chăm lo dinh dưỡng cho các cầu thủ là chuyện thường tình, nhưng ở thời đó, những gì Sir Alex Ferguson làm thực sự là một cuộc cách mạng.
 
Vào năm 1991, Sir Alex Ferguson quyết định đem về chuyên gia dinh dưỡng Trevor Lea như một lời khẳng định cho quyết tâm tối đa hóa thực đơn của các cầu thủ. Ngay sau đó, một cuộc họp với vợ và bạn gái của các cầu thủ được tổ chức để phổ biến cho họ về việc cắt giảm mỡ và đường trước ngày diễn ra trận đấu. Trong cuốn nhật ký của mình, Sir Alex Ferguson từng viết: "Phải chăm sóc đám cầu thủ. Mình mà chểnh mảng là thằng Steve Bruce sẽ ăn thịt bò, khoai rán, hành rán rồi thì pudding cho xem."
 
Những điều làm nên Sir Alex Ferguson huyền thoại
 
Sir Alex Ferguson sau đó khẳng định nhờ chế độ dinh dưỡng mới của ông mà lượng mỡ trung bình trong cơ thể cầu thủ Man United giảm từ 15% xuống còn 8%.
 
Trong bài viết của mình, Adam Crafton đã nêu ra hai dẫn chứng về việc Sir Alex Ferguson quan tâm tới khẩu phần ăn của các cầu thủ nhiều như thế nào. Ví dụ đầu tiên đó là việc ông chuẩn bị đồ ăn cho các cầu thủ Aberdeen trước một chuyến du đấu ở Albania vì sợ khẩu phần ăn ở đó không phù hợp với chế độ ăn của ông. Tiếp theo, đó là việc ông bỏ tiền để đưa Jesper Jespersen, đầu bếp của đội bóng, đến Barcelona để chuẩn bị cho bữa ăn trước trận chung kết Champions League gặp Bayern Munich ở mùa giải 1998-1999.
 
Sự kỹ lưỡng của Sir Alex Ferguson, theo Adam Crafton, không chỉ được thể hiện qua bữa ăn, mà còn qua những chi tiết nhỏ nhặt khác trên sân.
 
Tony Strudwick, giám đốc khoa học thể thao của Man United ở thời điểm 2007 từng chia sẻ:

comment leftÔng ấy không phải là một nhà khoa học thể thao, mà là một nhà khoa học của chiến thắng. Ông ấy xứng đáng nhận được lời khen vì những cải tiến của mình. Ông ấy không phải giáo sư bóng đá như Arsene Wenger, nhưng cả hai đều được thúc đẩy bởi niềm khao khát chiến thắng. Ông ấy thậm chí tập trung vào những thứ chưa được coi trọng nhiều như khoa học thể thao ở thời điểm đó. Điều đó thực sự cho thấy Sir Alex Ferguson đã có một tầm nhìn đi trước thời đại và vượt xa người thường.comment right
Dù vậy, không phải lúc nào ông cũng nghe theo các nhà "khoa học" tự xưng. Cụ thể, trong cuốn sách của mình, Leading (Dẫn đầu-BTV), Sir Alex Ferguson từng chia sẻ: "Mấy tay thương nhân này tiếp cận chúng tôi bằng đủ mọi cách, đưa ra đủ mọi trò. Thậm chí, nếu có thể, chúng sẽ thuyết phục bạn rằng chúng đang có trong tay nước thần trị bách bệnh của vùng Lourdes đấy."
 
Ở thập niên 1990, việc xem xét áo đấu của các cầu thủ là một việc sẽ khiến bạn bị xem là kẻ điên, tuy nhiên, Sir Alex Ferguson đã quyết định đem về Gail Stephenson, một nhà khoa học thị giác, sau khi ông này viết thư cho vị HLV người Scotland nhằm nêu ra một chi tiết mà ít ai để ý ở thời điểm đó: việc sử dụng màu xám làm áo đấu thứ 3 sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận biết đồng đội trên sân của các cầu thủ. Kể từ đó, các bài tập của Man United bắt đầu tập trung nhiều hơn vào khả năng "quét sân" bằng mắt thường của các cầu thủ.
 
Nick Littlehales, một chuyên gia marketing cho công ty đệm Slumberland từng viết cho Sir Alex Ferguson về chế độ ngủ của các cầu thủ ra sao. Ngay lập tức, Sir Alex mời ông về để trở thành chuyên gia về giấc ngủ cho đội bóng, thậm chí, nhờ ông xây dựng một phòng ngủ phục hồi ở sân tập Carrington.
 
Theo Adam Crafton, từ  đầu tới cuối nhiệm kỳ của ông, bộ phận khoa học thể thao của Sir Alex Ferguson luôn phải giám sát kỹ tới từng giờ đồng hồ giấc ngủ của các cầu thủ, thậm chí, ông bắt các cầu thủ phải điền vào một dãy cầu hỏi về thói quen ngủ của các cầu thủ trước và sau trận đấu của họ, qua đó biết được thói quen ngủ của họ ảnh hưởng thế nào lên cách vận hành của họ trên sân.
 
Có thể nói, sự ám ảnh với tiểu tiết của Sir Alex Ferguson đã để lại một ấn tượng sâu đậm lên các đồng nghiệp của ông.
 
Trong khoảng thời gian đầu dẫn dắt Man United, Sir Alex Ferguson luôn khó chịu với chất lượng mặt cỏ của sân Old Trafford, vì vậy, ông quyết định mở một cuộc họp với người quản lý sân để lập ra một bản đồ nhiệt nhằm đánh giá độ ẩm, chất lượng và độ dài của từng mét vuông cỏ trên sân đấu.
 
Một nguồn tin của The Athletic hồi tưởng: "Ông ấy sẽ vạch ra trong đầu chiến thuật và lối chơi của đội bóng. Ví dụ, nếu David Beckham và Ryan Giggs thi đấu trên sân, khu vực  hai cánh luôn phải cân đối. Nếu ông ấy cảm thấy có thể thử nghiệm một điều gì đó để tạo nên một trận thắng, ông ấy sẽ làm tất cả, thậm chí là thắng với cách biệt một bàn. Bởi lẽ, ông ấy từng để mất danh hiệu Premier League vì cách biệt bàn thắng bại rồi.
 
Một trong số những ví dụ tiêu biểu về việc Sir Alex Ferguson bị ám ảnh với tiểu tiết đó là việc ông nhận thấy khu vực thi đấu của các cầu thủ ở sân Maine Road, sân nhà của Man City, đã bị thu hẹp ít nhiều bởi người giám sát sân trước trận Derby thành Manchester diễn ra vào tháng 2 năm 1995  nhằm hạn chế chiến thuật tấn công hai cánh của ông. Ngay sau đó, ông đã thông báo với trọng tài về điều này vì nó phạm vào một luật của Premier League về độ rộng của sân. Ngay sau đó, độ rộng ban đầu của sân đã được trả lại, nhờ đó, Man United đã thắng Man City với tỷ số 3-0 ở trận đấu đó.
 
Alex ferguson
 

Nghệ thuật "đắc nhân tâm" của Sir Alex
 

Là một cái "máy sấy tóc" đúng nghĩa, là một người nghiêm khắc tới mức sẵn sàng cho "siêu sao" tầm cỡ như David Beckham "ăn giày", thế nhưng, Sir Alex Ferguson chưa bao giờ gặp phải những lời nhận xét tiêu cực của các cậu học trò cũ ngoại trừ Roy Keane hay Carlos Tevez, người từng giơ tấm bảng "R.I.P Ferguson" (Yên nghỉ nhé Ferguson-BTV), trong ngày Man City đăng quang ở mùa giải 2011-2012.
 
Một trong những ví dụ tiêu biểu cho sự thẳng thắng của Sir Alex Ferguson đó chính là việc ông từng chia sẻ thẳng thắn với các "lão tướng" của mình về việc các cầu thủ trẻ mới nổi như anh em nhà Neville, Beckham, Paul Scholes và Giggs sẽ trở thành tương lai của sân Old Trafford, một điều sau đó đã trở thành sự thật.
 
Paul Parker, một trong số những học trò cũ của Sir Alex, chia sẻ: "Đau không? Đau chứ. Liệu tôi có ghét thầy ấy không? Sẽ là nói dối nếu tôi nói không, bởi cái điều này đánh động tới tự trọng của tôi, nó khiến tôi xấu hổ khi nghĩ đến cảnh mình chỉ là cái chân thừa trong đội. Nhưng Sir Alex đã thẳng thắn với tôi, chấp nhận không là việc của tôi mà thôi. Tôi chẳng giận thầy ấy, vì khi nhìn vào những quyết định của thầy ấy, tôi hiếm khi thấy thầy mình quyết định sai."
 
Sau đó, Paul Parker khẳng định rằng Sir Alex Ferguson có thể dẫn dắt bất cứ công ty nào ông ấy muốn chỉ bằng cái nghệ thuật "đắc nhân tâm" của mình dù cho ông có biết về cái ngành ấy hay không. Theo Parker, Sir Alex để ý tới từng chi tiết và từng cảm xúc của những người xung quanh mình. Cụ thể, cựu hậu vệ cánh của Man United chia sẻ: 

comment leftMột vài người cho rằng thầy chỉ quan tâm tới chiến thắng, đúng là thế, nhưng thầy cũng quan tâm tới chúng tôi nữa cơ. Hồi đó, thầy luôn đeo một chiếc nhẫn có hình Man United trên đó. Có bao nhiêu HLV làm điều đó? Chẳng mấy ai ở cái thời này đâu!comment right
 
Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất về nghệ thuật "đắc nhân tâm" của Sir Alex được Adam Crafton nêu ra trong bài viết của mình đó chính là việc Sir Alex Ferguson từng gặp mẹ của Cristiano Ronaldo sau khi tài năng 18 tuổi người Bồ Đào Nha chuyển đến sân Old Trafford vào năm 2003, một điều ông học được từ Bobby Calder, tuyển trạch viên trưởng của ông thời còn ở Aberdeen, người từng nói với Sir Alex Ferguson: "Để tôi gặp mẹ thằng bé là xong hết." Một trong số đó chính là John Hewitt, người đã ghi bàn thắng quyết định cho Aberdeen ở hiệp phụ trận chung kết European Cup Winner's Cup mùa giải 1982-1983 trước Real Madrid.
 
Alex ferguson
 
Nicky Butt, một trong những học trò cũ của Sir Alex, đã chia sẻ với Crafton như sau về ông thầy của mình: "Thầy ấy nhận ra tài năng của chúng tôi từ khi còn là những cậu bé, ngay lập tức, thầy ấy sẽ kết thân với bộ mẹ chúng tôi khi chúng tôi mới chỉ 12 hoặc 13 tuổi. Thầy thậm chí biết được những điều diễn ra ở trường chúng tôi, điều gì diễn ra ở đội trẻ Manchester. Thật tuyệt vời khi hồi tưởng lại. Không phải tôi bịa chuyện đâu, thậm đấy, thầy ấy sẽ tới trường chúng tôi, sau đó đến nhà để biết mặt bố mẹ chúng tôi."
 
Theo Nicky Butt, cái phong cách "máy sấy tóc" của Sir Alex Ferguson, dù gây đau đớn cho khá nhiều người, lại không khiến người ta giận là bởi ông luôn xây dựng lòng tin của mình cho các cầu thủ: "Phải tin tưởng vào việc các học trò của ông sẽ không đi "mè nheo" với đám đại diện hay giám đốc của đội ông ấy mới làm thế." 
 
Những điều làm nên Sir Alex Ferguson huyền thoại
 
Để kết thúc cuộc phỏng vấn ngắn của mình với The Athletic, Nicky Butt đã nêu ra một thực tại buồn ở nên bóng đá hiện đại, một thực tại đã khiến không ít các huấn luyện viên có chung phong cách với ông thầy người Scotland phải "bay ghế": "Bóng đá bây giờ khác lắm. Vòng đời của các HLV bây giờ chắc chỉ cao lắm là 9 tháng mà thôi! Liệu chúng ta có thấy được một HLV như Sir Alex ở thời này hay không ư? Tôi cũng chẳng rõ nữa!"

Tư liệu từ bài viết về Sir Alex Ferguson của Adam Crafton cho trang The Athletic.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Võ Hoàng Minh Khoa: Dũng mãnh và đầy quyết đoán

22h30 tối nay, U23 Việt Nam lần đầu tái ngộ U23 Uzbekistan ở một trận chính thức, sau cuộc đại chiến lịch sử năm 2018. Và nếu đội bóng đầy duyên nợ có biệt danh “Sói trắng”, thì lần này, chúng ta cũng sẵn sàng giáp mặt họ với một chiến binh mang nhiều phẩm chất của loài mãnh thú này.

X
top-arrow