Nhìn lại nhiệm kỳ của Roy Hodgson ở Inter Milan

Tác giả KDNX - Thứ Hai 02/12/2019 16:21(GMT+7)

Zalo

Cách đây 20 năm, Roy Hodgson từng có được một đội hình có thể nói là mạnh nhất ở Italia lúc đó. Đội hình đó bao gồm Gianluca Pagliuca, Giuseppe Bergomi, Javier Zanetti, Nicola Berti, Benito Carbone, Paul Ince và Roberto Carlos. Tuy nhiên, tốt ở đây chỉ là về mặt lý thuyết. Inter của thời điểm đấy hóa ra lại chẳng làm được gì nhiều.

Cách đây 20 năm, Roy Hodgson từng có được một đội hình có thể nói là mạnh nhất ở Italia lúc đó. Đội hình đó bao gồm Gianluca Pagliuca, Giuseppe Bergomi, Javier Zanetti, Nicola Berti, Benito Carbone, Paul Ince và Roberto Carlos. Tuy nhiên, tốt ở đây chỉ là về mặt lý thuyết. Inter của thời điểm đấy hóa ra lại chẳng làm được gì nhiều.

Nhìn lại nhiệm kỳ của Roy Hodgson ở Inter Milan hình ảnh
Nhìn lại nhiệm kỳ của Roy Hodgson ở Inter Milan4
Ở thời điểm Hodgson được bổ nhiệm vào năm 1995, Nerazzurri đang lâm vào khủng hoảng, thậm chí không có nổi một danh hiệu Scudetto kể từ năm 1989, thời điểm họ vô địch với khoảng cách kỷ lục là 11 điểm.
 
Mọi chuyện bắt đầu từ mối bất hòa với Giovanni Trapattoni dẫn đến việc ông đến Juventus. Trước khi rời khỏi Inter, Il Trap giành được vị trí thứ 3 ở mùa 1989-1990, ở mùa 1990-1991 là vị trí thứ 2 cùng một danh hiệu UEFA Cup vào năm 1991. Việc ông rời đi ở cuối mùa năm đó khiến Inter rơi vào khủng hoảng ở cấp độ quốc nội. Họ chỉ đứng thứ 8, thứ 2, thậm chí tụt xuống tới vị trí 13 và thứ 6 ở những mùa tiếp theo.
 
Phải đến năm 1993, dưới thời Osvaldo Bagnoli, người đưa Hellas Verona tới danh hiệu Scudetto vào năm 1985, Inter mới bắt đầu lấy lại được hình ảnh của một đội bóng đua vô địch dưới thời Trapattoni. Nhưng Inter của Bagloni lại không thể vượt qua được một AC Milan đã vượt xa phần còn lại khi có được bộ đôi siêu hạng Marco Van Basten và Jean Pierre Papin
 
Đến thời điểm năm 1995, tất cả đều đồng ý rằng dù Bagnoli cùng đội hình của mình dành được khá nhiều thành công kể từ ngày Trap ra đi, trong đó có danh hiệu UEFA Cup ở mùa 1993-1994. Nhưng những gì mà họ thể hiện ở đấu trường quốc nội là không đủ với NHM đội nhà, nhất là khi AC Milan ở thời điểm đó thậm chí giành được cú ăn đôi Serie A và Champions League. Massimo Moratti chính thức tiếp quản lại Inter từ người cha của mình, Angelo Morratti, người dùng ngân quỹ bất tận từ bán dầu mỏ của mình để tạo ra Inter tuyệt vời nhất của những năm 1960 của thế kỷ 20.
 
"Sau khi Angelo Moratti bán CLB vào năm 1968," Nicky Bandini thuật lại hồi năm 2013, "Massimo dành cả đời mình cho các công việc khác của gia đình. Ông quyết định tiếp quản công việc CEO của công ty năng lượng Saras khi cha ông qua đời vào năm 1981. Lòng trung thành của ông với Inter tuy vậy chưa bao giờ ngừng. Chứng kiến vận hạn của CLB đi xuống dưới thời của 2 vị chủ tịch mới là Ivanoe Fraizzoli và Ernesto Pellegrini, ông quyết định mua lại CLB để đem Inter trở lại thời hoàng kim. Công cuộc này bắt đầu bằng việc đem về những huyền thoại ông từng theo dõi thời còn trẻ như Giacinto Facchetti và Sandro Mazzola cho vị trí giám đốc của CLB."

 
Moratti ngay lập tức trở thành người cứu rỗi Inter. Một Interista giàu có, ông không ngần ngại làm mọi cách để đưa đọi bóng con cưng của mình trở lại đỉnh cao của bóng đá Italia cũng như Châu Âu. Thật dễ dàng khi so sánh ông với Don Silvio, một tài phiệt lắm tiền ham tiếng tăm, nhưng như thế sẽ là không công bằng cho ông. Moratti không coi Inter như một món đồ chơi, mà là một tình yêu để tận hiến.

Nhin lai nhiem ky cua Roy Hodgson o Inter Milan3
 
Nhanh chóng sau đó, một số tiền lớn được đổ vào thị trường chuyển nhượng. Chỉ vài tháng sau khi tiếp quản lại Inter, ông lần lượt đem về Paul Ince và Roberto Carlos. Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2015, Ince nhắc lại vụ chuyển nhượng này: "Khá hài hước khi trong ngày tôi rời khỏi Manchester United, Alex Ferguson gọi cho tôi từ Colorado Springs và nói "Tôi muốn cậu ở lại". Massimo Moratti khi đó đang ở trong bếp, thật đấy, tôi khi đó đang chuẩn bị ký kết hợp đồng 5 năm với Inter, Ferguson gọi từ Colorado Springs để nói rằng tôi đã phạm sai lầm to lớn. Tôi chỉ đơn giản trả lời, "Không, sếp ạ, xin lỗi nhé. Tôi có người ở Inter Milan." Mọi thứ coi như đã chốt hạ ở thời điểm đó.
 
Không lâu sau khi có được chữ ký của Ince, Moratti bắt tay vào việc bổ nhiệm HLV đầu tiên của mình, đồng thời sa thải người đầu tiên. Đây cũng là công việc ưa thích của ông chủ Inter những năm sau đó. Tính đến thời điểm bán lại Inter cho Erick Thohir vào năm 2013, ông đã sa thải ít nhất 19 HLV khác nhau.
 
HLV tại vị Ottavio Bianchi, người dẫn dắt Napoli đến được Serie A hồi năm 1987, từng bị Diego Maradona tuyên bố: "Tôi không thích lão ấy từ đầu" trong tự truyện của mình, ngay lập tức bị đẩy khỏi Inter. Người thay thế ông là một HLV người Anh chưa hề có tiếng tăm gì ở Serie A: Roy Hodgson.
 
Như Sam Wallace đã chỉ ra trong một bài báo cho Independent hồi năm 2012, Hodgson được "bổ nhiệm bởi Inter trước khi ông được bổ nhiệm bởi 1 CLB cùng thứ hạng ở Anh." Thực sự, Hodgson được bổ nhiệm dựa vào danh tiếng của ông khi dẫn dắt ĐT Thụy Sĩ cũng như các đội bóng ở giải Thụy Điển ở thập niên 70 và 80 của TK 20. Tuy vậy, ông chỉ là một sự lựa chọn nhất thời khi Inter đã không còn lựa chọn nào nữa. Thực sự, họ không thể chọn lựa khi mà Inter đang nằm ở vị trí xuống hạng.

Nhin lai nhiem ky cua Roy Hodgson o Inter Milan2
 
Vị HLV đầu tiên dưới triều đại của Moratti lại là một người Anh chưa từng có danh tiếng ở một trong những giải đấu giàu truyền thống nhất Châu Âu. Nhưng, điều cần nói đến đó là Hodgson ở thời điểm đó nhận được rất nhiều sự tôn trọng từ một vài cá nhân ở Inter. "Tôi đảm nhận công việc sau khi đưa Thụy Sĩ đến được World Cup 1994 và Euro 1996," Hodgson chia sẻ. "Chúng tôi hòa 2-2 với Italia ở Cagliari rồi đánh bại họ ở Berne. Tôi nghĩ có lẽ vì 2 trận đấu đó cùng với việc tôi cùng Malmo loại họ ở Cup Châu Âu hồi năm 1988 mà họ để mắt tới tôi khi tìm HLV, nhất là Giacinto Facchetti. Tôi nghĩ anh ấy ngưỡng mộ cách tôi làm việc, vì vậy anh ấy thuyết phục Moratti đem tôi về.
 
Với Hodgson, một người chuyên về phòng ngự khu vực và bẫy việt vị, việc áp dụng những phương pháp của mình cho một CLB chưa từng quen thuộc với phong cách này thực sự là một điều khó khăn. "Khi tôi đến Italia," Hodgson chia sẻ với World Soccer hồi năm 2012, "họ vẫn thi đấu với một libero cùng phong cách kèm người. Đây là Inter hồi tôi mới đến, là Inter mà tôi phải cải tạo sang lối chơi phòng ngự khu vực. Thứ ủng hộ tôi duy nhất đó là Arrigo Sacchi cũng từng áp dụng phong cách này, vậy nên tôi không cần phải cố gắng thay đổi."
 
Arrigo Sacchi có lẽ là người đi tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa bóng đá Italia. Ông bắt đầu bằng việc áp dụng lối đá với nhịp độ nhanh cùng những pha pressing. Đó thực sự là một chiến thuật mang tính cách mạng với Serie A ở thời điểm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Trở thành đặc trưng của Milan dưới thời Sacchi cũng như ĐTQG dưới thời ông khi họ vào được đến trận chung kết World Cup 1994. Hodgson cũng có được thành công khi áp dụng phương pháp này ở Thụy Điển, nơi ông cùng Bob Houghton trở thành những người tiên phong cho lối chơi "thuần Anh" này. Hodgson vì vậy không chần chừ trong việc áp dụng những chiến thuật này cho Inter.
 
"Tôi đã sợ rằng, Beppe Bergomi sẽ không tuân theo chiến thuật của mình," Hodgson chia sẻ sau đó. "Cậu ấy từng giành được World Cup, cả đời đi theo lối đá kèm người. Tôi muốn cậu ta chơi phòng thủ khu vực ở vị trí hậu vệ phải. Nhưng cậu ta tỏ ra lưỡng lự."
 
Ở cuối mùa 1995-1996, Inter kết thúc ở vị trí thứ 7, tất cả nhờ rất nhiều vào 17 bàn thắng của Marco Branca, người được đem về ở nửa mùa giải sau đó. Sau 2 năm, Branca chuyển sang CLB hạng dưới Middlesbrough của Anh, giúp họ đến được trận chung kết League Cup cùng một suất thăng hạng để lên chơi ở Premier League.
 
Hodgson đã nhanh chóng đưa Inter từ chỗ trụ hạng trở thành một đội cạnh tranh một suất tham dự các giải đấu Châu Âu. Nhờ thế, ông đã thành công trong việc áp dụng một chiến thuật hiện đại cho CLB, rũ bỏ hình ảnh truyền thống được áp dụng dưới thời Trapattoni hay Bagnoli.
 
Nhưng ở mùa sau, ông phải chịu áp lực từ cánh truyền thông Italia, vốn rất cay nghiệt. Họ liên tục đặt ra câu hỏi về khả năng dẫn dắt đội hình đầy áp ngôi sao của Inter. Tuy vậy, họ cũng không hoàn toàn vô lý khi đặt ra câu hỏi đó, nhất là trong trường hợp Roberto Carlos, một trường hợp mà tới bây giờ, các CĐV Inter vẫn nhắc lại mỗi khi cái tên của Roy Hodgson được nhắc tới.
 
Theo Simon Kuper trong một bài báo cho The Football Men, Hodgson trong quãng thời gian đầu ở Inter, "gần như cấm Carlos vượt tuyến". Lời nói của Kuper tuy vậy không phản ánh đúng triết lý của Hodgson. Nhưng cũng không hoàn toàn không có cơ sở khi nhìn vào vị trí của Carlos trong bộ tứ hậu vệ. HLV của Inter gần như ngó lơ ý đồ chiến thuật của một trong những hậu vệ trái ví đại nhất thế giới từng chứng kiến. Với Hodgson, Roberto Carlos là một cầu thủ khó tin tưởng, một cầu thủ khó có thể giữ được nhịp độ cho đội hình phòng ngự của mình bởi sự bất tuân về mặt chiến thuật của anh.
 
Carlos vì vậy được đẩy sang vị trí khác. Trong trận đấu gặp Bari ở tháng 1 năm 1996, như Rory Smith đã chỉ ra trong một bài viết cho The Blizzard, Hodgson đưa ra đội hình 5 hậu vệ, trong đó có Roberto Carlos, người được đẩy lên vị trí tiền vệ trung tâm.
 
Nhưng không chỉ ở vị trí tiền vệ trung tâm. "Hodgson còn đẩy tôi lên vị trí tiền đạo vì ông muốn có một đội hình 4 hậu vệ," anh nói với Gullem Balague hồi năm 2014. "Vậy nên tôi trao đổi với Massimo Moratti, nói với ông ấy rằng, "Làm ơn nói với tay HLV đó, nhờ ông ấy để tôi vào vị trí hậu vệ trái." Cùng thời điểm đó, Fabio Capello đến Real Madrid. Ông ấy nói rằng ông ấy muốn có tôi ở Real Madrid vì ông ấy đã thấy cách tôi thi đấu ở tuyến trên. Ông ấy vì vậy rất thích và muốn tôi thi đấu ở vị trí hậu vệ trái trong sơ đồ ông áp dụng.
 
Chỉ chưa đầy 1 năm sau khi đến Italia, cầu thủ nhỏ con người Brazil đã rời khỏi để đến TBN. "Trong số những bản hợp đồng đáng tiếc nhất của Inter, Carlos luôn là cái tên số 1," Kuper khẳng định.
 
Theo nhiều cách, vụ chuyển nhượng cũng là yếu tố quyết định cho triều đại của Hodgson ở Inter. Để mất Roberto Carlos thực sự là một sai lầm không thể tha thứ được của Roy Hodgson, một sai lầm mà không Interista, hay thậm chí là Carlos, quên được: "Không phải là tôi không có mối quan hệ tốt với Hodgson, chỉ là ông ta chẳng hiểu gì mấy về bóng đá", anh nói trong một cuộc phỏng vấn vài năm sau đó.
 
Thế nhưng vẫn không thể nói rằng Hodgson không giúp được gì cho Inter trong công cuộc thoát khỏi khủng hoảng, ở cả mặt chiến thuật lẫn vị trí trên bảng xếp hạng. Sau khi kết thúc ở vị trí thứ 7 mùa 1995-1996, Inter nhanh chóng vượt lên vị trí thứ 3 ở mùa 1996-1997. Đây chính là vị trí tốt nhất của họ kể từ năm 1993, thậm chí có thời điểm họ cho thấy dấu hiệu của một cuộc trở lại vị trí hàng đầu bóng đá Italia.
 
Ở bình diện Châu Âu, Inter cũng có được rất nhiều thành công. Một trong số đó là việc vào được tới trận chung kết UEFA Cup đối đầu Schalke 04 ở trận chung kết 2 lượt cuối cùng của UEFA Cup.
 
Bàn thắng của Ivan Zamorano ở phút 84 đã giúp Inter có được tỷ số hòa với đội bóng đến từ Đức. Nhưng đội bóng Italia vẫn không thể vượt qua đối thủ của mình trên chấm luân lưu. Zamorano và Aron Winter sút trượt 2 cú sút quan trọng nhất, khiến Hodgson chính thức bị sa thải sau một mùa giải trắng tay.

Nhin lai nhiem ky cua Roy Hodgson o Inter Milan1
 
Những tiến bộ của 2 năm trước không giúp gì được cho Inter về mặt danh hiệu. Ngay sau khi rời khỏi Italia, Hodgson trở lại quê nhà để dẫn dắt Blackburn Rovers, CLB Anh đầu tiên ông dẫn dắt kể từ năm 1982.

"Hodgson có được sự tôn trọng ở Italia ở lối hành xử của mình, một phần vì ông ấy đã biết nói tiếng Italia ngay khi đến đây," James Richardson chia sẻ hồi năm 2012. "Nhưng ông ấy lại được biết đến như là tác nhân của việc Roberto Carlos chuyển sang Real Madrid, hay thất bại ở UEFA Cup 1997."
 
"NHM Inter Milan không tiếc nuối khi Hodgson rời khỏi Inter Milan. Khi đó người ta cho rằng ông ấy dẫn dắt khá ổn, tuy vậy, hầu hết NHM bóng đá ở Italia không coi ông ấy là một thiên tài chiến thuật, mà chỉ là một HLV tốt mắc vài sai lầm lớn. Tôi không thể nhớ nổi một màn trình diễn nào thật sự tốt của Inter thời điểm đó, mọi người chỉ nhắc tới Roberto Carlos khi nhắc tới quãng thời gian của Hodgson ở Italia."
 
Làm vậy chẳng khác gì phủ nhận sự ổn định mà Hodgson tạo ra cho CLB vốn đang gặp khủng hoảng này, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, Hodgson có thể làm tốt hơn với đội hình ông có trong tay thời điểm đó, nhất là ở đấu trường Châu Âu. 2 mùa giải xây dựng lại đội hình thực sự tốt, thậm chí đáng nể, nhưng Moratti và các Interista muốn nhiều hơn thế. Tuy vậy, Hodgson lại không làm được.
 
Niềm khao khát của các Interista còn vượt xa vị trí thứ 3 và vị trí á quân UEFA Cup. Họ không còn chút niềm tin nào vào việc Hodgson sẽ giúp họ giành được những vinh quang sắp tới. Ông ấy có thể đã đúng, nhưng phải tới thập niên sau đó, cùng 9 HLV nữa, Inter mới có được trở lại danh hiệu Scudetto. Trong con đường đến được sự vĩ đại mà họ luôn mong đợi, tuy vậy, NHM Inter Milan chắc chắn phải dành một chỗ cho Roy Hodgson.
 
Lược dịch từ bài viết: "Roy Hodgson: the Internazionale diaries" của tác giả Luke Ginnell đăng trên These Football Times.
 
 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

X
top-arrow