Joey Barton vẫn được đón nhận và yêu mến bởi những CĐV Marseille. Những người luôn coi anh là một "người hùng của nhân dân".
Nếu điên, cụ thể hơn là điên trên sân cỏ, mà là một nghề thì Joey Barton sẽ là một trong những gã "lành nghề" nhất thế giới. Kể từ thời của Vinny Jones, nước Anh mới lại có được một "gã điên" như thế.
Một năm ở Marseille của Gã điên lành nghề Joey Barton
Joey Barton là một "gã điên" theo đúng nghĩa đen. Anh là một người không bao giờ để cho ai khuất phục mình, một kẻ "không sợ trời, không sợ đất", một kẻ sẵn sàng lao vào "ăn thua đủ" nếu thấy đội nhà bị ép. Joey Barton là vậy, anh giống như một con thú hoang dã hơn là một cầu thủ bóng đá. Trong anh có dòng máu nóng của những gã trai sinh ra và lớn lên ở những khu lao động của nước Anh, và dòng máu đó đã trở thành một trong những nhãn hiệu dễ nhận ra nhất của gã trai có khuôn mặt điển trai giống với Ethan Hawke này.
Chính vì vậy, khi có thông tin anh sẽ chuyển đến Marseille ở kỳ chuyển nhượng mùa hè năm 2012, mọi người đều khá khó hiểu. Nhiều người con nghĩ BLĐ Marseille đã mất trí khi đem về một gã có tính khí thất thường và hung hăng như Joey Barton trong một tập thể và một giải đấu đề cao sự hào hoa phong nhã như Marseille.. Chưa kể, Joey Barton mới phải nhận án treo giò 11 trận sau khi đánh nguội Aguero ở trận đấu lịch sử giữa Manchester City và QPR, trận đấu mà The Citizen đã chính thức lên ngôi trước mặt đại kình địch cùng thành phố.
Nhưng nếu xét kỹ hơn về nguồn gốc xuất xứ cũng như tư tưởng chính trị của Joey, có lẽ người ta sẽ hiểu được một phần.
Joey, cũng như những gã trai sinh ra và lớn lên ở các khu lao động, là một người mang xu hướng tả khuynh, điều này rất phù hợp với đám Ultras của Marseille, những người nổi tiếng dưới cái tên Commandos Ultras 1984, nhóm CĐV này chiếm giữ khán đài Phía Nam của sân Velodrome, vốn được biết đến dưới tên gọi Virage Sud Chevalier-Roze.
Vào năm 2011, Joey Barton tuyên bố rằng người mà anh cho rằng gần gũi với mình nhất về mặt lý tưởng đó là Noam Chomsky, một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng với tư tưởng cánh tả. Ngoài ra, Joey mới đây còn bày tỏ sự ủng hộ với Jeremy Corbyn, ứng cử viên của Công Đảng Anh, một người rất được lòng tầng lớp lao động ở Anh. Joey Barton còn khiến người ta nhắc đến mình sau khi mặc một chiếc áo đen với dòng chữ: "Đừng mua tờ The Sun" (Don't buy The Sun), nhằm thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối với những nạn nhân của thảm họa Hillsborough.
Có lẽ chính vì vậy mà Joey Barton đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ phía các Ultras của Marseille. Trong ngày ra mắt của mình cho đội bóng mới, Joey Barton còn tuyên bố rằng: "Marseille luôn vĩ đại hơn PSG." Câu nói đó như một minh chứng cho thấy Barton đã coi đội bóng đất cảng như ngôi nhà của mình.
Joey khởi đầu khá suôn sẻ ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Anh đem được đến cho Marseille rất nhiều phương án phòng thủ. Có thể nói, anh hơn hẳn Alaixys Romao và Benoit Cheyrou, những người vốn giỏi cầm bóng và thi đấu linh hoạt hơn Joey Barton. Dù chắc chắn sẽ không thành bằng Chris Waddle, một cầu thủ người Anh khác cũng từng thi đấu ở Marseille.
Anh nghi ngờ đội bóng cũ rất nhiều sau khi họ đem Joey Barton về. Chris không hiểu nổi làm sao một gã thất thường như Joey Barton lại được Marseille đem về. "Trừ phi có gã nào đó nâng tầm cậu ta thành Zinedine Zidane", Chris Waddle mỉa mai. Tuy vậy, sự chuyên nghiệp cũng như tinh thần của Joey là không thể bàn cãi.
Dù chơi ở một vị trí ít người để ý là tiền vệ phòng ngự, Joey Barton vẫn khiến cho người ta nhớ đến mình vì những buổi họp báo có phần hài hước của mình. Trong đó phải kể đến lần anh nói về Lille và Ligue 1 bằng tiếng Anh nhưng lại mang âm điệu của người Pháp.
Các cầu thủ hiện đại thường sẽ ít quan tâm tới MXH mà tập trung vào bóng đá. Nhưng Joey Barton lại coi MXH là một cách để đưa những thông điệp cũng như tin tức về bản thân tới với quần chúng. Một phần xuất phát từ việc anh cực kỳ không ưa truyền thông Anh, những người luôn chờ anh vấp ngã hoặc nổi giận để có được một tít báo ăn khách ngày hôm sau.
Nhưng Twitter, và cái đầu nóng của Joey Barton nữa, đôi lúc lại là thứ làm hại tiền vệ phòng ngự này. Đơn cử, vào tháng 4 năm 2013, anh đã bị ban quản lý hành vị của FFF triệu tập sau khi có lời lẽ xúc phạm Thiago Silva, cụ thể, anh đã gọi trung vệ người Brazil của PSG là "một gã chuyển giới thừa cân".
Dù không phải nhận bất cứ hậu quả nào từ lời nói của mình vì trong lời nói của anh không có tính chất phân biệt giới tính. Nhưng chừng đó cũng đủ để cho thấy Joey Barton ghét những gã mà anh gọi là "thứ đồ chơi ngớ ngẩn của bọn tư sản" như thế nào. Theo Barton, PSG là một đội bóng vừa không có truyền thống, vừa không có tinh thần cộng đồng.
Trận Le Classique càng đến gần, người ta lại càng chú ý tới cuộc so kè giữa một bên là "thiên thần" của bóng đá Anh, David Beckham, và bên kia là "Quỷ sứ" Joey Barton. Truyền thông Anh khi đó hứng thú với trận đấu này ngang ngửa những người đồng nghiệp của mình ở bên kia biển Manche. Nhưng thứ thực sự khiến họ quan tâm lại chính là cuộc đối đầu giữa Joey Barton và Ibrahimovic, một gã cũng lắm mồm và ngông cuồng chẳng kém gì Joey Barton cả.
Vậy câu hỏi ở đây là: Joey Barton đã thành công tới mức nào ? Và liệu quãng thời gian của anh ở Pháp có thực sự tuyệt vời không ? Vì một bản hợp đồng cho mượn như anh, một bản hợp đồng không thể ra sân sau 1/4 mùa giải vì dính án phạt của UEFA, có thể sẽ trở thành một bản hợp đồng thảm họa.
Thế nhưng, hai câu hỏi đều có cùng một đáp án: Có
Joey Barton yêu mến cầu thủ và NHM ở Marseille, đặc biệt là Elie Baup, người khi đó đang là HLV trưởng của Marseille. Dù không có bạn chung phòng, nhưng Joey Barton vẫn không lấy làm buồn. Ngược lại, quãng thời gian dài không sinh sự của anh ở Pháp đã chứng tỏ rằng anh rất được lòng NHM và chính bản thân anh cũng cảm thấy rất yêu con người và quang cảnh nơi xứ sở hình Lục Lăng.
Thêm vào đó, việc thi đấu ở một giải đấu có tốc độ chậm hơn rất nhiều lần Ngoại Hạng Anh đã khiến khả năng đọc trận đấu của anh rất tốt. Nếu không muốn nói là rất tuyệt vời. Nhưng đáng tiếc thay cho anh, Stephane Mbia và Cesar Azpilicueta đều đã rời khỏi Marseille. Dù được hưởng lợi nhiều từ sự ra đi của cả hai, nhưng Marseille lúc đó đã yếu đi rất nhiều. Nếu như Marseille giữ được 2 cầu thủ tốt nhất của mình cũng như việc quá khứ của Barton không bị đào bới lên mỗi ngày, có lẽ Marseille đã có thể dễ dàng hơn trong quyết định giữ anh lại.
Marseille khi đó đã đề nghị một hợp đồng 2 năm với "trai hư" của bóng đá Anh với mức lương 30,000 Bảng/tuần, trong khi đó, CLB chủ quản là QPR lại trả anh tới 76,000 Bảng/tuần, tức là còn nhiều hơn Marseille tới nhiều lần. Dù chủ tịch của Marseille khi đó là Labrune đã đề nghị với Barton rằng sẽ tăng mức thưởng cũng như đảm bảo cho anh một công việc huấn luyện ở Marseille, ông chủ của QPR khi đó là Tony Fernandes vẫn không đồng ý. Và thế là cánh cửa trở lại Marseille đóng sập trước mắt anh.
Dù không còn cơ hội trở lại Marseille, Barton vẫn luôn tỏ ra chuyên nghiệp trong những ngày thi đấu cuối cùng cho đội bóng thành phố Cảng khi đưa họ đến được vị trí thứ 2, vị trí giúp Marseille có được một suất tham dự Champions League mùa sau. Mỉa mai thay, điều đó lại khiến cho anh phải rời Velodrome. CLB sau đó ký kết hợp đồng với Dimitri Payet và Florian Thauvin.
Joey Barton sau đó có quay trở lại thành phố Marseille, nhưng lần này là dưới trọng trách của một chuyên gia phân tích ở VCK Euro 2016 cách đây 3 năm trên đất Pháp. Đã có rất nhiều lời kêu gọi từ phía người hâm mộ Marseille đề nghị anh trở về với sân Velodrome vì những gì mà CLB đang phải đối diện: tình hình tài chính bấp bênh của bà chủ Margarita Louis-Dreyfus dẫn đến việc phải bán đi hàng loạt tài năng của Marseille.
Dù không được yêu mến ở Anh, một phần vì những tai tiếng mà anh gặp phải trong suốt quá trình thi đấu ở NHA, cũng như khi anh đã trở thành HLV, đơn cử như màn ẩu đả trong đường hầm ở League One trong thời gian anh dẫn dắt CLB Fleetwood Town hay vụ đánh bạc trong thời gian thi đấu cho Burnley 2 năm trước. Joey Barton vẫn được đón nhận và yêu mến bởi những CĐV Marseille. Những người luôn coi anh là một "người hùng của nhân dân". Tuy nếu vẫn chỉ là nếu, nhưng cũng phải nói rằng, nếu Joey Barton vẫn còn thi đấu cho đội chủ sân Velodrome thì có lẽ Joey Barton đã không phải kết thúc sự nghiệp sớm như thế.
KDNX (TTVN)
Lược dịch và bổ sung từ bài viết: "Joey Barton: a year in Marseille" của Rahul Warrier đăng trên thesefootballtimes.co
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.
12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.
Với một vị trí đã vừa vặn, ở độ tuổi lẽ ra là chín nhất và thật nhiều kinh nghiệm - chính xác là thấm đòn trước cuộc đời, tin rằng, Hải sẵn sàng đón nhận các thử thách tiếp theo…
Đây là một kỹ năng mà Lamine Yamal đang nâng tầm thành một nghệ thuật – và là một lý do khác khiến tài năng trẻ 17 tuổi này trở thành một trong những cầu thủ thú vị nhất làng bóng đá thế giới.
Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.