Mikel Arteta học hỏi từ Pep Guardiola những gì ở Manchester City?

Tác giả KDNX - Thứ Năm 26/12/2019 10:12(GMT+7)

Từ khi gia nhập Man City từ năm 2016 dưới vai trò trợ lý của Pep Guardiola, Arteta đã học được rất nhiều điều từ Pep Guardiola. từ phong cách huấn luyện đến cách thu phục nhân tâm, để giờ đây, anh đem những điều học được từ Pep Guardiola về với sân Emirates, mái nhà thuở nào.

Từ khi gia nhập Man City từ năm 2016 dưới vai trò trợ lý của Pep Guardiola, Arteta đã học được rất nhiều điều từ Pep Guardiola. từ phong cách huấn luyện đến cách thu phục nhân tâm, để giờ đây, anh đem những điều học được từ Pep Guardiola về với sân Emirates, mái nhà thuở nào.

Vậy, Arteta đã học được những gì? Bài viết dưới đây được trích từ quyển sách Pep’s City: The Making of a Superteam (Man City của Pep: Sự tạo lập của một siêu đội bóng-ND) được đăng lại trên The Guardian, sẽ cho chúng ta biết được điều đó.
Mikel Arteta và Pep Guardiola luôn giữ liên lạc (sau thời cùng nhau thi đấu ở Barcelona), Arteta sống chung khu nhà với em trai của Pep, Pere, khi còn thi đấu cho Arsenal. Khi Barca hòa với Chelsea ở Champions League mùa 2011-2012, Pep gọi điện cho người bạn để tham vấn về đối thủ. Bị ấn tượng mạnh bởi những phân tích của Arteta, Pep nói với Arteta rằng ông sẽ tham vấn Arteta nhiều hơn trong tương lai.
Ở mùa 2015-2016, Bayern Munich của Pep thi đấu với Arsenal ở Champions League, Arteta có cơ hội được trao đổi với Pep ở khu vực cầu thủ sau trận.
"Chúng tôi trò chuyện vui vẻ, cuối buổi, anh ấy nói muốn tôi hợp tác với anh ấy nếu anh ấy chuyển đến Anh," Arteta nói. "Vậy nên khi tôi treo giày, tôi gọi anh ấy và nói: "Còn việc chứ anh ?"
Chỉ có một vấn đề duy nhất, Arteta đã đồng ý với vợ, một diễn viên, rằng nếu cô lo lắng việc hậu cần trong những năm anh thi đấu, anh sẽ phải để cô thoải mái theo đuổi sự nghiệp khi anh nghỉ hưu. Giờ đây cô ấy đang làm chính điều đó khi sống ở Los Angeles với con của cả hai. Tình hình hiện tại không hoàn hảo với Arteta, nhưng anh đã dần quen với điều đó.
Ở Man City, Arteta rất sát sao với các cầu thủ, thường xuyên trao đổi mặt đối mặt với họ, giúp họ hiểu được những ý tưởng quan trọng hoặc đưa ra lời khuyên để cải thiện màn trình diễn của họ. "Thật sự quan trọng khi HLV gần gũi với cầu thủ, Pep không phải lúc nào cũng ở cạnh họ suốt ngày," Arteta giải thích. "Rất quan trọng khi họ có thể chia sẻ với chúng tôi điều họ nghĩ và điều họ nghĩ họ cần cải thiện."
Văn phòng nhỏ bé của anh có 3 bức tường bằng kính, qua đó, có thể thấy anh thường loanh quanh bên bàn làm việc kế bên một cầu thủ hoặc di chuyển con trỏ qua lại trên màn hình cảm ứng khi đang giải thích chiến thuật hoặc một tình huống cố định với một nhóm. Hầu hết các cầu thủ đều đã dành thời gian với anh ở đó trong 3 năm qua.
Arteta đã học được rất nhiều điều kể từ khi gia nhập BHL Man City hồi tháng 7 năm 2016, ngay sau khi giã từ sự nghiệp. "Từ đầu, tôi đã luôn ấn tượng với cách làm việc của Pep, cách anh truyền đạt ý tưởng lên các cầu thủ cũng như thuyết phục họ rằng họ sẽ phải hoạt động. Thật sự tuyệt vời khi được thấy anh tối giản hóa ngay cả thứ phức tạp nhất để chúng trở nên dễ hiểu. Thật sự rất khó để kết nối với các cầu thủ theo cách đó."
"Ngày đầu tiên Pep huấn luyện, anh ấy cho toàn đội ra sân và nói với họ: "Manchester City làm điều này khi chúng ta có bóng và chúng ta làm điều đó khi không có bóng." Họ ngay lập tức hiểu chúng tôi sẽ chơi theo cách nào. Bài nói này chỉ vỏn vẹn 15 phút, nhưng trong 15 phút đó, Man City như được sinh ra. Mọi người biết được mình sẽ phải làm gì trong tương lai.
"Anh ấy cũng giải thích rằng đôi lúc chúng tôi sẽ phải linh hoạt: "Sẽ có những sự thay đổi tùy theo việc đối thủ của chúng ta tấn công và phòng thủ như thế nào, nhưng về căn bản, lối chơi của chúng ta sẽ đúng như tôi nói."

"Chúng ta đã từng theo dõi Barca và Bayern của anh ấy thi đấu thế nào, Pep luôn khẳng định rằng triết lý đó sẽ tiếp tục. Anh ấy cho các cầu thủ theo dõi nhưng băng hình, luôn trao đổi về các ý tưởng. Rõ ràng không hề có chỗ cho sự lùi bước. Chúng tôi biết rõ Man City của Pep sẽ ra sao, chỉ mất có 15 phút thôi."
Dù Arteta đã từng làm việc với rất nhiều cầu thủ, người được ảnh hưởng nhiều nhất bởi anh vẫn là Leroy Sane. "Cậu ta khi đó vẫn chỉ là một đứa trẻ, ở một CLB mới, nơi cậu ta thấy mọi thứ đều mới lạ. Tôi từng có cùng trải nghiệm với cậu ta khi đến PSG, vì vậy tôi hiểu những gì cậu ta trải qua. Bạn phải vượt qua, nhưng không dễ gì làm được, bạn phải được đảm bảo rằng BHL luôn hỗ trợ bạn. Mọi thứ rất khác: phương pháp huấn luyện, phải chơi ở những vị trí hẹp hơn, chơi tốc độ hơn mà không hề có khoảng trống để đột phá. Ngay lập tức, cậu ta gặp khó.
"Ưu tiên hàng đầu của tôi đó là cho cậu ta thấy tôi và BHL tin cậy vào cậu ta tới đâu. Tôi nghĩ cậu ta có thể cảm thấy lạc lõng, điều đó luôn khiến bạn cảm thấy bất an, nhất là ở tuổi đó. Chúng tôi muốn tiếp thêm sự tự tin cho cậu ta. Chúng tôi cho cậu ta theo dõi rất nhiều băng hình để có thể chỉ ra khoảng trống ở đâu, cậu ta có những lựa chọn gì, những lỗi cậu ta hay mắc phải hay cậu ta còn thiếu gì trong lối chơi. Nếu tôi nhận ra điều gì, chẳng cần phải đợi cậu ta nói ra. Cậu ta có thể mất 3 tháng để hiểu hết. Để mở lòng với HLV, chỉ ra điểm yếu của mình không hề đơn giản. Điều chúng tôi làm đó là tạo cho cậu ta một "vùng an toàn" để cậu ta cảm thấy an tâm khi chia sẻ với chúng tôi. Nhờ đó, chúng tôi có thể trao cho cậu ta những điều cần thiết để cải thiện lối chơi.
Pep cũng tin tưởng Arteta nhiều như anh tin tưởng Sane ngày đầu tiên anh đến Man City. Anh gia nhập đội kỹ thuật vốn đã hoạt động rất tốt, và ngay lập tức được tin tưởng. Pep gọi anh vào văn phòng một ngày ở mùa đầu tiên, trước trận sân nhà gặp Arsenal.
"Cậu sẽ nắm đội trận này," Guardiola nói. "Cậu vượt yêu cầu để dẫn dắt đội qua trận đấu này. Vậy nên mọi thứ hoàn toàn là do cậu. Cứ làm những gì cậu nghĩ là tốt nhất."
Pep nhớ lại trận đấu rất kỹ. "Cậu ta biết về đội bóng nhiều hơn tôi, cậu ta mới chỉ ngưng chơi bóng cho họ 2 tháng trước. Cậu ta biết Arsene sẽ làm gì, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì khi giao trận đấu cho cậu ấy. Vì vậy, tôi nói với các cầu thủ rằng "Mikel nắm đội tuần này nhé." Tôi nghĩ họ có vẻ ngần ngại với điều này, nhưng điều này hoàn toàn hợp logic, nếu xét đến những hiểu biết của Arteta về Arsenal.
Arteta nhớ lại: "Tôi không gã ngu, vì vậy tôi đã chuẩn bị khá nhiều. Tôi nghĩ anh ấy sẽ hỏi ý kiến tôi. Vì vậy tôi đã chỉ cho anh thấy cách tôi nghĩ trận đấu sẽ diễn ra: "Đây là cách họ sẽ thi đấu, vậy nên tôi sẽ chơi thế này."
"Anh ấy thích phương án của tôi và chúng tôi tuân theo đúng như thế." Kết quả ? Một trận thắng 2-1 với một bàn thắng quyết định từ Raheem Sterling."
Arteta vẫn thích tham gia vào công việc huấn luyện, nhưng giờ đây tinh thần máu lửa của anh sẽ phải nhường chỗ cho toan tính. "Nhận xét xem mình hiệu quả tới đâu cũng là một cách hay, vì chúng tôi nhận biết được điều này từ cốt lõi vấn đề. Tôi có thể nhận biết ngay lập tức nếu một vị trí không lấp vào chỗ trống nhanh chóng, hoặc tôi di chuyển trễ, hoặc tôi phải tự mình xoay sở khi pressing: "Không, thế này không được. Họ sẽ áp đảo quân số ở khu vực này."
"Khi là cầu thủ, bạn phải tuân theo chỉ đạo, bạn phải làm điều được chỉ dẫn. Nhưng suy nghĩ của bạn thay đổi khi bạn làm công tác huấn luyện. Bạn có thể thấy chiến thuật của mình áp dụng thực sự có tác dụng, từ cốt lõi của nó. Từ đó, bạn có thể thấy được những điều mình chưa từng để ý."
Dịch từ đoạn trích trong cuốn sách Pep’s City: The Making of a Superteam (Man City của Pep: Sự tạo lập của một siêu đội bóng-ND) được đăng lại trên The Guardian bởi 2 tác giả Pol Ballús và Lu Martín

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.