Michael Edwards: Kiến trúc sư của đế chế “Lữ đoàn đỏ”

Tác giả CG - Thứ Sáu 12/11/2021 19:00(GMT+7)

Kết thúc mùa giải này, ở Liverpool chắc chắn có một cuộc chia tay có tác động to lớn tới CLB. Giám đốc Thể thao Michael Edwards sẽ rời khỏi đội bóng sau 10 năm làm việc tại đây.

 
Có một câu chuyện mà đến nay nhiều cổ động viên Liverpool vẫn thường nhắc lại. Năm 2017, Jurgen Klopp rất muốn chiêu mộ Julian Brandt từ Bayer Leverkusen. Với hiểu biết về bóng đá Đức, không lạ khi Klopp lại muốn có được sự phục vụ của tài năng trẻ lúc đó đang nổi lên ở Leverkusen. Tuy nhiên, mong muốn này đã bị chặn đứng bởi Michael Edwards. Giám đốc Thể thao của Liverpool tin rằng thay vì mang về Brandt thì đội bóng thành phố cảng nước Anh cần Mohamed Salah hơn.
 
Sau tất cả, quan điểm đó đã được chứng minh là đúng từ rất lâu. Cho đến lúc này, Salah vẫn là nguồn cảm hứng trên hang công của “Lữ đoàn đỏ” và duy trì phong độ ấn tượng suốt những mùa giải vừa qua với 140 bàn thắng trên mọi đấu trường.
 
Nhưng không chỉ riêng mình trường hợp của Salah, bộ khung đội hình làm nên thành công của Liverpool trong vài năm qua có dấu ấn to lớn của Edwards. Chính ông và đội ngũ tuyển trạch viên của mình đã nhìn ra tiềm năng của Andy Robertson tại Hull City dù cầu thủ này khi đó vừa cùng Hull City xuống hạng. Và cũng chính Edwards là người đã bán được Philippe Coutinho cho Barcelona với mức giá 142 triệu bảng. Số tiền chuyển nhượng khổng lồ đó đã được tái đầu tư một cách hợp lý.
 
Edwards đến Liverpool làm việc từ năm 2011 với vai trò trưởng bộ phận phân tích. Trải qua những vị trí khác nhau, tháng 11/2016, ông được bổ nhiệm là Giám đốc Thể thao của CLB. Nhiệm vụ của ông là người vạch ra tầm nhìn, định hướng chiến lược trung và dài hạn về khía cạnh thể thao cho CLB. Nếu ví CLB Liverpool là một ngôi nhà, FSG là nhà đầu tư của công trình, Jurgen Klopp là, Jurgen Klopp là người giám sát thi công công trình thì Edwards chính là kiến trúc sư.
 
Edwards dành thời gian đi khắp nơi để thu thập thông tin, gặp gỡ các đồng nghiệp, người đại diện. Tại khu tập luyện Melwood cũ, văn phòng của Michael Edwards nằm đối diện với văn phòng của Klopp và cả hai thường xuyên bước vào phòng nhau để trao đổi công việc. Bleacher Report mô tả bạn có thể sẽ bắt gặp Klopp ngồi ở sofa trong phòng Edwards, chân gác lên bàn uống nước và thảo luận công việc. 
 
Edwards gần như không bao giờ nói chuyện hay phát biểu trên truyền thông. Kim chỉ nam của ông là hành động lớn hơn lời nói và để hiệu quả công việc nói lên giá trị của mình. Edwards đã đúng với thành quả của đội bóng thành phố cảng suốt những năm qua.
 
Sự nghiệp của Edwards tại Liverpool thực sự phát triển sau khi Brendan Rodgers ra đi. Tại Liverpool trước đây từng tồn tại một ủy ban chuyển nhượng mà Edwards và Rodgers là 2 trong số các thành viên trong đó bên cạnh Chủ tịch Tom Werner, CEO Ian Ayre, trưởng phòng chuyển nhượng Dave Fallows, tuyển trạch viên trưởng Barry Hunters. Cũng vì sự bất đồng mới dẫn đến việc mùa hè năm 2015, Liverpool chiêu mộ Roberto Firmino theo ý của Edwards, Fallows, Hunters và đồng thời cũng chiêu mộ Christian Benteke theo ý của Rodgers. 

GĐTT Michael Edwards, HLV Jurgen Klopp và ông Mike Gordon - Chủ tịch FSG, tập đoàn chủ sở hữu Liverpool. Ảnh: Getty Images
 
Chiến lược gia người Bắc Ireland lại không phải người thích mô hình hoạt động có một HLV trưởng và một giám đốc kỹ thuật/giám đốc thể thao lo việc chuyển nhượng trong CLB và ủy ban chuyển nhượng kia chính là để hài hòa lợi ích giữa các bên. “Tôi luôn tin HLV trưởng cũng chính là giám đốc kỹ thuật của đội bóng”, Rodgers từng khẳng định như vậy.
 
Cũng vì sự bất đồng mới dẫn đến việc mùa hè năm 2015, Liverpool chiêu mộ Roberto Firmino theo ý của Edwards, Fallows, Hunters và đồng thời cũng chiêu mộ Christian Benteke theo ý của Rodgers. Thời gian đã chứng minh Firmino thành công ra sao và Benteke gây thất vọng thế nào ở “Lữ đoàn đỏ”. Nhưng Klopp, người đã làm việc rất ăn ý với giám đốc thể thao Michael Zorc ở Dortmund, thì khác. Và phần còn lại là lịch sử.

Chủ tịch Tom Werner chia sẻ: “Những công việc mà Michael Edwards đã làm trong thành công của chúng tôi không thể bị coi nhẹ. Cậu ấy có vai trò rất quan trọng. Cậu ấy làm việc không biết mệt mỏi để tạo ra một môi trường tuyệt vời”.
 
Trong khi đó, HLV Jurgen Klopp nói: “Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt. Cậu ấy là người vô cùng chin chắn, cẩn thận. Không phải lúc nào chúng tôi cũng có chung suy nghĩ ở thời điểm đầu cuộc nói chuyện nhưng kết thúc thì đa phần chúng tôi có cùng quan điểm hoặc suy nghĩ”.
 
Điều mà FSG thích ở Edwards chính là ông rất thẳng thắn trong công việc, không ngại nêu lên quan điểm và bảo vệ chính kiến của mình. Những thành công của Liverpool trên thị trường chuyển nhượng đã chứng minh sự thẳng thắn của Edwards là chính xác. Nhưng thành công mà Edwards tạo ra không chỉ đến từ những bản hợp đồng chất lượng trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ mà còn là những gương mặt khác ở đằng sau hậu trường. 
 
Ông chính là người bổ nhiệm Ian Graham làm Giám đốc phòng nghiên cứu của Liverpool. Khi khoa học dữ liệu ngày càng quan trọng trong cuộc sống, những gì mà Graham mang lại vô cùng to lớn. Chính ông là người tiến cử ban lãnh đạo Liverpool đưa Jurgen Klopp về làm HLV trưởng đội bóng sau khi ông thu thập và phân tích rất nhiều dữ liệu của Dortmund dưới thời nhà cầm quân người Đức.

Mane, Salah là 2 trong số những bản hợp đồng thành công mà Michael Edwards đã mang về Liverpool. Ảnh: Getty Images
 
Trước mỗi trận đấu, Graham sẽ gửi Klopp một bản phân tích đánh giá về đối thủ của họ. Graham là người cung cấp con số và thông tin còn Klopp là người quyết định xem sẽ sử dụng cái nào và ra sao. Sự đồng bộ, thống nhất và cùng nhìn về một hướng của các con người khác nhau tại Liverpool là thứ giúp họ thành công, và Michael Edwards chính là người vạch ra đường lối về khía cạnh thể thao.
 
Dù muốn thừa nhận hay không, việc mất Michael Edwards vẫn là tổn thất to lớn với Liverpool. Tuy trợ lý Julian Ward sẽ là người ngồi vào chiếc ghế mà Edwards để lại ở mùa giải tới như một cách đảm bảo tính kế thừa trong định hướng, nhưng khoảng trống là vẫn có dù ít dù nhiều. 
 
Việc Edwards chia tay trên đỉnh cao của Liverpool có lẽ cũng là một chỉ dấu nữa cho thấy Liverpool đang bước vào giai đoạn thay đổi sau thành công. Năm ngoái, CEO Peter Moore cũng đã rời “Lữ đoàn đỏ” sau 3 năm tuyệt vời cùng đội bóng. Hợp đồng của Jurgen Klopp với Liverpool có thời hạn đến 2024 và chiến lược gia người Đức cũng đã tuyên bố sẽ nghỉ ngơi sau khi mãn hạn hợp đồng. Trong khi đó, nhiều trụ cột của CLB đã ngấp nghé hoặc bước qua tuổi 30. Nhiệm vụ tiếp nối thành công những năm gần đây cho đội bóng vùng Merseyside là vô cùng khó khăn với những gương mặt mới trong tương lai.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.