Lionel Messi ra đi không chỉ để lại khoảng trống to lớn về mặt chuyên môn cho Barcelona, bởi rõ ràng tầm ảnh hưởng của anh đã vượt khỏi phạm vi sân bóng.
Ảnh: Getty Images
Không có khán giả nào được chứng kiến màn chia tay của Lionel Messi, chỉ có giọt nước mắt, tràng pháo tay và những tâm sự cuối cùng của anh với tư cách một cầu thủ của Barcelona. Anh nói Barcelona là cuộc đời của mình từ năm 13 tuổi, anh khẳng định mình đã đề nghị giảm 50% lương để được ở lại, anh muốn tiếp tục gắn bó với Barcelona và anh bày tỏ sự nuối tiếc khi không được nói lời chào tạm biệt với khán giả Barcelona ở Camp Nou.
Tuần này, LaLiga sẽ trở lại và các cổ động viên đã được đến sân. Barcelona có cuộc tiếp đón Real Sociedad trên sân Camp Nou, nhưng sau 17 mùa giải, Messi đã không còn ở đó. Mọi thứ kết thúc một cách chóng vánh khiến tất cả phải bất ngờ. Và dù có những “thuyết âm mưu”, điều mà chỉ người trong cuộc mới biết, thì có một sự thật là Messi cũng đã rời đi.
Sau thất bại 0-4 trước Liverpool trên sân Anfield ở bán kết lượt về Champions League 2019, Messi tham dự cuộc họp báo đầu tiên cùng Barcelona trong vòng 4 năm. Tại đây, siêu sao người Argentina không giấu nổi sự thất vọng: “Điều tồi tệ nhất và cũng là điều chúng tôi sẽ không thể nào tha thứ cho chính mình, đó là chúng tôi đã không chiến đấu”. Đó là một sự thừa nhận trong bất lực của một thiên tài. Ở bên kia chiến tuyến của anh và các đồng đội là một Liverpool hừng hực khát khao chiến đấu và không chấp nhận buông xuôi. Messi cũng không thể cứu nổi Barcelona.
Messi đã là trung tâm lối chơi của Barcelona từ trước đó cả thập kỷ, khi anh tiếp quản chiếc áo số 10 từ Ronaldinho. Thực chất, ban đầu Pep Guardiola không hề có ý định sử dụng Messi trong vai trò “số 9 ảo” là một phương án dài hạn mà bằng chứng chính là việc Barcelona đã đổi Samuel Eto’o, một tiền đạo giàu tốc độ, để mang về Zlatan Ibrahimovic, một tiền đạo cắm đúng nghĩa. Ibrahimovic ghi bàn trong cả 5 trận đầu tiên cho Barca.
Tuy nhiên, lúc này Messi bắt đầu nhận thức được vị thế của mình và trên đường trở về từ một chuyến làm khách, La Pulga đã nhắn tin cho Guardiola với nội dung: “Em thấy mình không còn quan trọng trong đội nữa”. Sau đó, anh cũng nói chuyện riêng với chiến lược gia Tây Ban Nha để đề nghị đá ở giữa trong bộ ba tấn công và xếp những người khác ở cánh.
Tất nhiên là hệ thống với một “số 9 ảo” mang tên Messi đã thành công rực rỡ, và tầm ảnh hưởng của anh lên lối chơi của đội cứ thế tăng lên, đi kèm với đó là những kỷ lục. Nhưng một thứ nữa cũng đi kèm chính là “Messidependencia” (hội chứng phụ thuộc Messi), một vấn đề ngày càng trầm kha khi lần lượt Xavi Hernandez, Andres Iniesta thi đấu ít dần rồi chia tay đội bóng. Messi tiếp quản tấm băng đội trưởng và cũng đảm trách thêm cả nhiệm vụ của một “bộ não” trong lối chơi của đội.
Messi là trung tâm lối chơi của Barcelona suốt cả thập kỷ. Ảnh: Getty Images
Messi chơi thứ bóng đá thiên tài, Pep Guardiola từng nói: “Đừng cố gắng giải thích về Messi, đừng cố gắng viết về cậu ấy làm gì. Cứ xem cậu ấy chơi bóng thôi”. Nhưng sự thiên tài đó mang đến cả hệ quả tích cực lẫn tiêu cực. Điểm tích cực là họ có một siêu sao để giải quyết trận đấu, một người mà các đồng đội có thể nương nhờ trong những tình huống khó khăn.
Sau khi anh ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu ở phút 86 giúp Barcelona đánh bại Atletico Madrid với tỉ số 1-0, HLV Diego Simeone thừa nhận: “Tất cả những gì bạn có thể làm là vỗ tay”. Ông hiểu các học trò đã cố hết sức để truy cản La Pulga, nhưng những bước chạy và cú sút xa của anh là không thể chống đỡ.
Tuy nhiên, mặt trái chính là sự phụ thuộc. Khi có Messi, các HLV của Barcelona buộc phải tìm ra một hệ thống xoay quanh anh, Messi giống như “mặt trời” và không thể bị thay thế. Và đó là lúc họ phải đánh đổi. Tính đột biến trong lối chơi được đánh đổi bằng sự bùng nổ và những khoảnh khắc siêu việt Messi mang lại.
Theo số liệu của Opta, từ năm 2017 đến 2019, số lượng cú dứt điểm và kiến tạo của Messi chiếm 45-49% lượng bàn thắng kỳ vọng của Barca. Ngoài ra khả năng phòng ngự từ tuyến trên của Barcelona cũng bị hạn chế, hay nói chính xác là phải có một người phòng ngự thêm cả phần Messi bởi đơn giản với một siêu sao tấn công như anh, được miễn trách nhiệm phòng ngự không phải điều quá khó hiểu.
Như đã nói, đây không phải một sự phán xét bởi rõ ràng Messi đã làm quá nhiều cho Barcelona, và những đặc quyền trên sân dành cho anh không phải điều khó hiểu.
Khoảng trống mà Messi để lại ở Barcelona là rất lớn, rất khó để có thể lấp đầy. Ảnh: Getty Images
Và lúc này, Barca cần giải quyết bài toán về sự phụ thuộc đó. Giống như một đứa trẻ bắt đầu tập đi, giờ đây các cầu thủ còn lại phải tự đứng trên đôi chân mình thay vì có một siêu sao thường xuyên chìa đôi tay nâng đỡ tất cả dậy khi họ ngã. Và để tìm được sự cân bằng sau khi chia tay một siêu sao không phải điều dễ dàng. Hãy nhớ lại AC Milan của năm 2012 khi Zlatan Ibrahimovic rời đi hay Real Madrid vào mùa giải 2018/209 khi Cristiano Ronaldo chuyển đến Juventus đều đã chật vật như thế nào, huống chi Messi đã là trung tâm của lối chơi ở Barca suốt cả thập kỷ.
Nhưng khoảng trống mà siêu sao 34 tuổi để lại không chỉ nằm ở sân cỏ, bởi đơn giản tầm ảnh hưởng của anh vượt qua chu vi sân bóng. Messi là báu vật của Barcelona, là trung tâm trong những tấm banner quảng cáo, chiến dịch quảng bá của CLB. Theo Brand Finance, công ty cố vấn về thương hiệu hàng đầu thế giới, Barcelona hiện là CLB có giá trị thương hiệu cao thứ hai thế giới bóng đá (1,266 tỷ euro), chỉ sau đại kình địch Real Madrid. Giá trị thương hiệu được tính dựa trên tỷ lệ doanh thu do thương hiệu mang lại. Chia tay Messi, giá trị thương hiệu của đội bóng chủ sân Camp Nou sẽ giảm 11%, tương đương 137 triệu euro.
Sự hiện diện của Messi làm gia tăng rất nhiều về doanh thu thương mại bởi sức ảnh hưởng của anh quá lớn. Trên Instagram, Messi hiện có 247 triệu người theo dõi trong khi chỉ có hơn 100 triệu người nhấn theo dõi tài khoản của Barcelona. Ngoài ra còn các nguồn thu khác như bán trang phục thi đấu, doanh thu trong ngày diễn ra trận đấu. Theo The Athletic, các dữ liệu báo cáo nội bộ của PSG tiết lộ 10% khách du lịch tới Barcelona là để xem bóng đá và Messi là động lực chính của họ.
Sở hữu Messi trong đội hình không chỉ có ý nghĩa về mặt chuyên môn. Hình ảnh CĐV PSG xếp hàng mua áo Messi Ảnh: Sky Sports
Tất nhiên, PSG cũng hiểu điều này khi chiêu mộ Messi. Khi tiến hành đàm phán hợp đồng với phía Messi, một trong những khía cạnh mà chủ tịch Nasser Al-Khelaifi đã được phân tích rất kỹ chính là những lợi ích thương mại mà La Pulga mang tới cho PSG. Ngày hôm nay, người hâm mộ PSG đã xếp hàng dài bên ngoài cửa hàng CLB để mua áo đấu của Messi. Hôm qua, chỉ trong vòng 9 tiếng với vỏn vẹn 5 bài đăng trên Instagram, tài khoản của PSG đã tăng thêm 2 triệu lượt theo dõi.
Giờ thì cả Barcelona và Messi đều đã có những con đường mới, và họ sẽ phải sống cuộc sống mà không thuộc về nhau sau rất nhiều năm gắn bó.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.