Mark Van Bommel: Sự nghiệp chìm nổi của gã tiều phu (P1)

Tác giả CG - Thứ Tư 15/08/2018 17:09(GMT+7)

Zalo
Ở tuổi 33, Nigel de Jong đang đi tới những chặng cuối sự nghiệp ở Al Ahli. Năm 2010, anh là nhân vật chính của tình huống đáng nhớ nhất trận chung kết World Cup. Khi Xabi Alonso đánh đầu chuyền bóng ở giữa sân, De Jong bay tới đạp thẳng vào ngực cầu thủ người Tây Ban Nha. Anh may mắn thoát khỏi một tấm thẻ đỏ và đó cũng là điều mà người đá cặp ở hàng tiền vệ, Mark van Bommel, sẽ rất hài lòng.
  Image result for mark van bommel de jong

Tiền vệ mang mái tóc xoăn ấy đã trở thành trung tâm của sự chú ý ở Nam Phi kể từ vòng tứ kết đối đầu Brazil. Trận đấu đó, anh có một pha thúc cùi chỏ Luís Fabiano, giẫm vào chân Lúcio và phạm lỗi với Dani Alves bằng một cú tắc bóng quyết liệt. Đáp trả lại hành động trên, hậu vệ lúc đó đang khoác áo Barcelona đã phàn nàn với trọng tài người Nhật Bản, anh đếm số lần mà Van Bommel phạm lỗi nhưng không phải nhận thẻ phạt nào.
 
Sự chú ý của truyền thông chỉ được nhấn mạnh sau trận bán kết giữa Hà Lan với Uruguay. Đó là một trận đấu được nhớ tới vì siêu phẩm của Giovanni van Bronckhorst đầu hiệp 1 thế nhưng vai trò của Van Bommel để dẫn tới bàn thắng này sẽ không thể nào bỏ qua. Bắt đầu từ đường chuyền ngược vào giữa sân của Dirk Kuyt, Van Bommel đã húc thẳng vào tay Walter Gargano, cầu thủ người Uruguay ngã xuống sân và chỉ vài giây sau Van Bronckhorst dứt điểm thành bàn.
 
Trong suốt trận đấu, Van Bommel tiếp tục thi đấu lăn xả. Những cú tắc bóng thô bạo vào Álvaro Pereira, giẫm chân Edinson Cavani hay một cú lao bằng hai chân vào Sebastián Fernández tất cả đều xứng đáng phải nhận thẻ. Nhưng không, chẳng có một tấm thẻ phạt nào cho Van Bommel. Sau đó là một tình huống huých vai rất mạnh với Fernández và rồi Van Bommel cũng nhắm cú đá vào cầu thủ Uruguay. Một lần nữa lại chẳng có án phạt nào hết. Và cuối cùng khi một tấm thẻ vàng được rút ra thì cũng là khi trận đấu chỉ còn vài giây nữa sẽ khép lại.
  Image result for mark van bommel iniesta

Song song sự thắc mắc của rất nhiều khán giả tại sao anh có thể thoát khỏi những án phạt như vậy, tất cả đều tập trung xem Van Bommel sẽ bước vào trận chung kết với vai trò gì. Trước trận đấu, anh khẳng định Hà Lan đã “sẵn sàng cho một trận đánh lớn” và chuẩn bị “phá” lối chơi của người Tây Ban Nha. Anh vẫn làm đúng như những gì mình đã nói khi tranh chấp, phạm lỗi với Andrés Iniesta, Carles Puyol và Xavi với nỗ lực giúp Hà Lan lần đầu tiên nâng cao chiếc cúp vàng thế giới.
 
Suốt giải đấu, mọi người luôn tập trung vào lối chơi thực dụng, xù xì của Hà Lan mà Johan Cruyff coi là “phản bóng đá một cách thô bỉ”. Van Bommel là mục tiêu chính của cuộc công kích này, anh bị chỉ trích vì những pha tắc bóng quyết liệt và đa số cho rằng tiền vệ lúc đó đang khoác áo Bayern Munich xứng đáng phải nhận thẻ đỏ ở trận chung kết – dù thực tế là chẳng có tấm thẻ đỏ nào được rút ra.
 
Lý do chính của điều này nằm ở thái độ của Van Bommel với các trọng tài. Số lần anh có thể tránh được những chiếc thẻ phạt từ những pha phạm lỗi không thương tiếc khiến mọi thứ không còn là sự trùng hợp. Van Bommel biết cách lắng nghe, quan sát thái độ của trọng tài, những cảnh báo trước các pha va chạm và đưa ra quyết định nhất quán. Sự nhất quán này đã giúp Van Bommel nhận được những sự nương tay từ các ông vua áo đen.
 
That buon cho Van Bommel va cac dong doi
 
Sự hiện diện và cách “kiểm soát” trọng tài của anh trên sân thường được mô tả là xảo quyệt. Và nói về điều này, tiền vệ sinh năm 1977 bình luận ở thời điểm năm 2010 rằng: “Tôi bị mang tiếng là người xấu nhưng rõ ràng tất cả những gì tôi làm chỉ là thi đấu hết khả năng mà thôi.”
 
Đối với nhiều người, anh đơn giản chỉ là một gã làm những công việc xấu xí, thich những cú va chạm mạnh mẽ, những pha phạm lỗi ngớ ngẩn không còn chỗ trong bóng đá hiện đại. Tuy nhiên, còn rất nhiều điểm tích cực của Van Bommel mà chúng ta chưa khám phá ra.
 
Có lẽ chúng ta thật dễ dàng quên đi tài năng mà Van Bommel sở hữu, điều khiến anh có trận ra mắt chuyên nghiệp cho Fortuna Sittard vào năm 1993 khi mới chỉ 16 tuổi 23 ngày. Dù Fortuna phải xuống hạng ở mùa giải ấy nhưng với Van Bommel đó phần nào lại là điều tốt. Hai mùa giải thi đấu ở Eerste Divisie đã giúp cầu thủ 18 tuổi khi đó thu được rất nhiều kinh nghiệm mà điển hình anh đóng góp 7 bàn thắng để giúp Fortuna vô địch năm 1995.
  Image result for mark van bommel fortuna

Trở lại với Eredivise, Van Bommel nhận được sự yêu mến và thích thú vì lối chơi lăn xả ở trung tuyến. Sau mùa giải trọn vẹn đầu tiên ở giải đấu cao nhất quốc gia, anh được triệu tập lên đội tuyển U21 Hà Lan. Hai mùa giải tiếp theo, Van Bommel tiếp tục thi đấu tiến bộ và để lại nhiều ấn tượng.
 
Anh cho thấy sự đa năng của mình khi có thể đá tốt ở cả vị trí trung vệ đồng thời thể hiện phẩm chất lãnh đạo với vai trò quan trọng khi đưa Fortuna lọt vào trận chung kết KNVB Beker trước Ajax. Trước đó ở trận bán kết với PSV, Van Bommel đã tỏa sáng khi kiểm soát rất tốt nhịp độ trận đấu đồng thời kiến tạo để Ronald Hamming ghi bàn quân bình tỷ số. Tuy nhiên, một tấm thẻ vàng gây tranh cãi khiến ảnh phải vắng mặt trong trận đấu cuối cùng và sau đó Ajax giành chiến thắng 2-0.
 
Vào thời điểm ấy, đội bóng của thành phố Sittard không còn là nơi phù hợp để Van Bommel phát triển nữa. Bị thuyết phục bởi màn trình diễn chất lượng của anh trong trận bán kết, PSV quyết định trả 2,5 triệu bảng để đưa tiền vệ này về sân Philips trong mùa hè năm 1999. Anh cùng với Johann Vogel trở thành bộ đôi tiền vệ trung tâm chất lượng và vô cùng quan trọng trong cuộc đua vô địch của PSV.
  Image result for mark van bommel psv

Tiền vệ sinh năm 1977 có màn ra mắt đáng mơ ước khi ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4-1 ngày mở màn trước MVV Maastricht. PSV thắng 5 trong 9 trận đầu tiên của mùa giải mới với tỷ lệ ít nhất 5 bàn/trận. Trung tâm của thành công chính là những bàn thắng của Ruud van Nistelrooy còn Van Bommel cũng có 6 pha lập công ở mùa giải đầu tiên trong đó có bàn mở tỷ số trong thắng lợi 4-0 trước Ajax.
 
Mùa giải kế tiếp, Van Bommel được giao trọng trách lớn hơn khi trở thành đội trưởng của câu lạc bộ sau sự ra đi của Luc Nilis tới Aston Villa. Anh cũng lần đầu tiên được gọi lên Đội tuyển quốc gia và có trận ra mắt vào tháng 10 năm 2000 khi vào sân từ ghế dự bị trước Cyprus. Suốt mùa giải ấy, anh thi đấu ấn tượng và gây được chú ý với các ông lớn của bóng đá châu Âu khi ghi bàn trong cả hai trận đấu vòng bảng Champions League trước Manchester United, cùng với đó là cú sút xa sấm sét từ khoảng cách 32m vào lưới đội tuyển Anh trong trận giao hữu tháng 8 năm 2001.
 
PSV bảo vệ thành công chức vô địch với khoảng cách 17 điểm so với đội xếp thứ hai Feyenoord Rotterdam đồng thời Van Bommel cũng nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Có thể nói đất nước Hà Lan lại tạo ra một cầu thủ hàng đầu nữa nhưng với nhiều người, anh là một sản phẩm khác biệt. Với một quốc gia từ lâu đã gắn liền với danh tiếng của Totaalvoetbal, phong cách thi đấu của Van Bommel có thể xem là đối nghịch với tư tưởng của Johan Cruyff. Thực tế thì hoàn toàn sai lầm khi khẳng định như vậy bởi ý thức chiến thuật sắc bén cùng khả năng đọc trận đấu của Van Bommel hoàn toàn đúng với đặc trưng của bóng đá Hà Lan.
 
Có lẽ nhận định trên được hình thành trong tiềm thức người hâm mộ trong mùa giải duy nhất của anh ở Barcelona, nơi mà những hình ảnh mang tính tiêu cực của Van Bommel được thể hiện. Ở một hàng tiền vệ gồm những cầu thủ sáng tạo như Deco, Ronaldinho và Xavi thì Van Bommel được xếp ở vị trí tiền vệ phòng ngự với nhiệm vụ duy nhất là phá lối chơi đối phương đồng thời làm nền để các đồng đội tỏa sáng.
  Image result for mark van bommel barca
Dù vậy, Van Bommel vẫn ghi được 7 bàn sau 24 trận đấu tại La Liga. Thành tích đó còn đáng được khen ngợi hơn nhiều nếu bạn biết anh chỉ được đá trọn vẹn 1/3 số trận đấu đó. Phải cạnh tranh vị trí cùng những Edmílson, Rafael Márquez và Thiago Motta cho vị trí tiền vệ phòng ngự trong đội hình của Frank Rijkaard, cầu thủ người Hà Lan quyết định ra đi sau World Cup 2006 để được thi đấu thường xuyên hơn. (còn nữa)
 
Lược dịch từ bài viết “The brawn and the brains of divisive Mark van Bommel” của tác giả James Kelly trên These Football Times.

CG (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Nghịch lý Nicolas Jackson

“Hôm nay, Jackson vừa cầu thủ xuất sắc nhất vừa là cầu thủ tệ nhất trên sân - điều mà tôi chưa từng thấy trong bất kỳ trận đấu nào trước đây”, cựu danh thủ hiện đang làm việc tại Talksport - Stuart Pearce đã bình luận như thế về màn trình diễn của Nicolas Jackson trong thất bại 0-1 của Chelsea trước Man City ở bán kết FA Cup.

X
top-arrow