Mario Goetze: Cảm ơn cuộc đời (P2)

Tác giả CG - Thứ Sáu 31/05/2019 13:41(GMT+7)

Giờ đây tôi có thêm nhiều góc nhìn khác về Dortmund. Rất nhiều người từng phẫn nộ khi tôi rời khỏi đây đã chào đón tôi quay về và tôi rất cảm kích.

Phần 1: Mario Goetze: Cảm ơn cuộc đời (P1)

Phần 2:

Cuộc sống thật kỳ lạ. Mọi người nói về kỳ World Cup đó với bàn thắng của tôi trong trận chung kết và tôi nghĩ họ đã quên giải đấu ấy với tôi thực sự quá tệ cho đến tận trận đấu cuối cùng. Bây giờ, mọi người quên là tôi đã bị rút ra sau giờ nghỉ ở trận đấu vòng 16 đội gặp Algeria. Nhưng tôi không quên. Tôi phải ngồi dự bị ở vòng tứ kết gặp tuyển Pháp. Tôi không được ra sân ở trận bán kết với Brazil. Tôi ước có thể nói là mình đã trưởng thành trước những điều đó nhưng có lẽ đó là lúc buồn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi chẳng tìm nổi chút tích cực nào cả. Trước trận chung kết, tôi thực sự bị trầm cảm. Tôi không thể biết điều gì sẽ xảy ra.
Mọi người nói về bàn thắng, bàn thắng, bàn thắng. Với tôi, bàn thắng là điều ít quan trọng nhất. Đá trái bóng… tôi đã làm cả nghìn lần rồi. Bàn thắng chỉ là kết quả của một quyết định mà tôi đưa ra trong phòng khách sạn để mình thôi trầm cảm về những thứ đang diễn ra và tập trung, tập luyện tối đa trước trận chung kết. Bàn thắng đó có đóng góp của may mắn. 
HLV đã có thể quyết định không đưa tôi vào sân từ ghế dự bị. Ông ấy có thể đã sử dụng những cầu thủ khác. André Schurrle có thể đã quyết định không tạt bóng cho tôi trong tình huống đó. Anh ấy gần như không nhìn luôn. Bóng có thể đã rơi lệch đi một chút trong vòng cấm, một mét về bên trái hoặc bên phải, thủ môn có thể đã chạm được tay vào.
Khi bóng đập vào ngực, có lẽ tôi đang trong một trạng thái tiêu cực. Có thể là tôi không tin. Có thể điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Có hàng triệu kịch bản khác nhau mà tôi không phải người ghi bàn thắng đem về chức vô địch World Cup tại Maracana. 
Mario Gotze ghi bàn thắng vàng giúp đội tuyển Đức vô địch World Cup 2014
Bàn thắng ấy còn hơn cả một giấc mơ nhưng điều khiến tôi vui nhất là việc tôi đã vượt qua những ngày trước trận đấu. Tôi đã ở trạng thái tụt dốc nhất trong sự nghiệp và ba hôm sau, đột nhiên tôi là người hùng và chúng tôi là nhà vô địch thế giới. Quá trình trải qua khó khăn đó đã truyền cảm hứng cho tôi, đặc biệt sau tất cả những điều mà tôi trải qua kể từ thời điểm ấy.
Tôi không chuẩn bị gì cho những sự kỳ vọng. Có rất nhiều thông tin trên báo chí về bình luận liên quan đến “Messi” của Joachim Loew. Khi ông ấy gọi tôi từ ghế dự bị trong trận chung kết, tôi đoán ông đã bảo “Hãy cho thế giới thấy cậu giỏi hơn Messi”. Nhưng thực sự tôi không để ý tới điều đó. Tôi chỉ dồn sự tập trung vào chiến thuật và những điều tôi phải làm. Tôi thực sự không nghe rõ câu đó.
Khi ông ấy lặp lại điều này trong cuộc họp báo sau trận, nó trở thành một thứ lan truyền. Tôi đã chịu rất nhiều áp lực ở Bayern rồi, sự so sánh không phải điều tốt nhất với tôi ở tuổi 22. Những gì mọi người kỳ vọng vượt quá tầm vóc của tôi và không dễ dàng gì với tâm lý của tôi cả.
Hãy nhớ rằng chúng ta đều là con người. Tôi biết mọi người thường dễ dàng quên đi điều này nhưng tôi đã được nhắc nhở một cách gay gắt về nó sau World Cup. Hơn hai năm sau, tôi bắt đầu gặp nhiều vấn đề về thể lực. Tôi tập luyện rất chăm chỉ vì sự kỳ vọng lớn lao của tất cả mọi người và tôi bị đau. Tôi thực sự không hiểu điều gì đang diễn ra, tôi thấy mệt mỏi và có cảm giác như cơ thể đang bị phá hủy vậy. Cuối cùng, tôi được chuẩn đoán mắc chứng rối loạn chuyển hóa, nhiều người nói đó sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp.
Tôi phải sử dụng một thiết bị trong vài tháng để hồi phục và theo một cách nào đó thì đây là điều tốt với cá nhân tôi. Bạn không bao giờ muốn gặp vấn đề sức khỏe cả nhưng mặt khác, từ năm 8 tuổi, toàn bộ cuộc sống của tôi chỉ là bóng đá. Ngay cả vô địch World Cup… nhưng tôi gần như không có cảm giác gì với nó, điều này nghe thật lạ lùng. Chúng tôi đi du lịch trong ba tuần sau đó và khi trở lại Bayern, tôi thấy điều ấy như thể chưa từng xảy ra vậy. Nó còn hơn cả những sự kỳ vọng, danh hiệu, bàn thắng. Ở Bayern, guồng quay liên tục không ngừng nghỉ.
Vì thế khi bóng đá không còn trong cuộc sống của tôi nữa, lần đầu tiên tôi có thể thấy câu chuyện. Tất cả mọi thứ mà tôi đã trải qua – tốt hay xấu – cuối cùng tôi đã bắt đầu cảm nhận được.
Klopp và Gotze vẫn thể hiện sự thân thiết khi ở 2 đầu chiến tuyến
Quyết định tốt nhất mà tôi đưa ra trong khoảng thời gian đó là quay về Dortmund. Khi tôi rời đi lúc 20 tuổi, thực sự tôi không có nhiều trải nghiệm về cuộc sống. Nghe có vẻ lố bịch nhưng tôi khi đó xem bóng đá như trò chơi của một đứa trẻ, bạn chạy trên bãi cỏ cùng với một quả bóng. Lúc đó với tôi nó chỉ là một môn thể thao. Nhưng khi bạn trải qua nhiều thăng trầm và thấy ý nghĩa của nó với mọi người – thấy sự thù hận, tình yêu, áp lực, tất cả mọi thứ - và bạn có thêm những góc nhìn khác.
Vâng, sự thù hận là điều tôi vẫn không thể nào hiểu được. Tôi vẫn thân thiết với các cầu thủ Bayern, họ rất tốt với tôi khi tôi còn ở đó. Tôi nghĩ chúng ta không nên ghét ai đó vì màu da đặc biệt khi chúng tôi đã cùng nhau mang cúp vô địch World Cup về quê hương. Sự gắn kết ấy sẽ tồn tại mãi mãi.
Nhưng giờ đây tôi có thêm nhiều góc nhìn khác về Dortmund. Rất nhiều người từng phẫn nộ khi tôi rời khỏi đây đã chào đón tôi quay về và tôi rất cảm kích.
3. Ngày 21 tháng 11 năm 2009.
Tôi biết hầu hết mọi người sẽ không nhớ nó là ngày gì. Chẳng có gì đặc biệt cả, hôm đó là trận hòa 0-0 trước Mainz. Nhưng tối sẽ không bao giờ quên nó vì ở phút 88, Juergen Klopp gọi tôi ra từ ghế dự bị để chuẩn bị vào sân đá trận đầu tiên.
Hãy thử tưởng tượng mà xem, một cậu bé 17 tuổi. Bạn trưởng thành ở trên đường phố. Thật là điên rồ. Tôi rời băng ghế, chạy khắp xung quanh và tôi nhìn vào Bức tường Vàng cùng tất cả người hâm mộ. Thực sự tôi đã lo lắng tới nỗi nghĩ rằng mình có thể bĩnh ra quần trước khi đặt chân vào sân.
Bạn biết đấy, tôi chắc chắn mọi người sẽ xem bàn thắng tôi ghi ở World Cup trong vòng 100 năm nữa. Tất nhiên nó rất đặc biệt nhưng với tôi, bước chân đầu tiên lên thảm cỏ ở sân Westfalenstadion cũng rất đáng nhớ.
Tôi phải cảm ơn thầy Klopp vì cơ hội đó. Đó chính là khởi đầu của câu chuyện. Và các bạn biết điều gì không? Tôi rất hạnh phúc khi nói rằng sau từng ấy năm, tôi vẫn không cần số điện thoại của thợ làm tóc. Chưa cần. Có thể một ngày nào đó, rất rất lâu sau.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất… Tôi muốn cảm ơn các cổ động viên Dortmund vì đã ủng hộ tôi trong suốt mùa giải này, với tôi nó thật đặc biệt. Chúng tôi đã trải qua rất nhiều thứ cùng nhau. Tôi đã ở trên đỉnh cao và cả vực sâu, tôi không biết hành trình này sẽ đi đến đâu nhưng tôi chỉ muốn nói rằng CLB này là một phần rất đặc biệt trong cuộc đời mình và tôi rất hạnh phúc khi lại được tận hưởng bóng đá trở lại.
Danke. Mario.
Dịch từ bài viết “Danke” trên The Players’ Tribune

CG (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.