Marcelo Bielsa đã biến cả thành phố trở thành tín đồ của ông như thế nào?

Tác giả Nam Khánh - Thứ Sáu 24/07/2020 14:45(GMT+7)

Đức tính khiêm tốn của Marcelo Bielsa – được thể hiện qua sự kiên nhẫn khi sẵn sàng chìu lòng hàng trăm người xin “selfie” cùng mình mỗi lúc đi quanh Wetherby, thị trấn mà vị huấn luyện viên này đã sinh sống trong 22 tháng qua – đã ngăn cản ông có một thái độ như vậy. Ông luôn nhận hết về mình sự chỉ trích, còn với những lời khen ngợi thì không bao giờ làm thế.

Leeds United đã đến được với “Miền Đất Hứa” Premier League sau 16 năm mòn mỏi chờ đợi nhờ vị thuyền trưởng lập dị, khiêm tốn và đầy khéo léo của họ.

 
Có một bức ảnh về Marcelo Bielsa được chụp sau chiến thắng 2-0 mà Leeds United giành được trước Huddersfield Town vào tháng 3 – trận đấu cuối cùng của họ trước khi Championship bị tạm hoãn vì COVID-19 – ghi lại một khoảnh khắc hiếm hoi nhà cầm quân người Argentina thể hiện sự vui sướng. Đó là chiến thắng thứ năm liên tiếp của The Whites và là 3 điểm đã đưa họ lấy lại ngôi đầu bảng, sửa chữa lại những thiệt hại mà 4 thất bại trong 5 trận đấu diễn ra vào tháng 1 và tháng 2 đã gây nên. 
 
Tuy nhiên, nguồn gốc đã tạo nên niềm hạnh phúc ấy không phải là bất kỳ cầu thủ nào trong đội bóng của ông, kể cả Luke Aomme, người đã ghi bàn mở tỷ số bằng một cú volley tuyệt đẹp. Đó là vì Aymeric Laporte của Manchester City – cầu thủ mà Bielsa từng trao cho cơ hội có được màn debut tại Athletic Bilbao – đã đến thăm ông trong phòng thay đồ của Leeds United. Hai người họ đã cùng nhau chụp một bức ảnh, trong đó, Bielsa đang giữ một chiếc áo đấu của Laporte tại Man City, anh đã ký tên lên chiếc áo và ghi lại những dòng chữ về món nợ ân tình giữa mình và người thầy cũ. Bielsa tươi cười rạng rỡ và thể hiện rõ sự tự hào trên mặt. Đó chính là một hình ảnh rất hiếm hoi về những gì ẩn chứa phía sau người đàn ông có tính cách vô cùng dữ dội này: Một tình yêu đầy chân thật đối với công việc và những “quả ngọt” được tạo ra từ nó.

 
“Họ gọi ông ấy là ‘El Loco’ vì ông ấy cực kỳ điên,” Các fan hâm mộ của Leeds hát vang ca khúc mà họ dành riêng cho ông, một phiên bản “chế” từ bài hát Bad Moon Rising. Sự “điên rồ” của Bielsa vốn là một chuyện đã quá nổi tiếng trong thế giới bóng đá. Nó đã được nhắc đến ngay trên nhan đề của cuốn hồi ký đầy hấp dẫn chấp bút bởi Tim Rich, The Quality of Madness (giá trị của sự điên rồ), cũng như trên những dòng headline của các tờ báo từ Santiago cho đến Buenos Aires, Mexico City, Madrid, Paris và London. Thật vậy, Dimitri Payet, cầu thủ từng có một năm làm việc với Bielsa tại Marseille, đã mô tả những phương pháp tập luyện khắc nghiệt của ông là “bệnh hoạn vãi linh hồn, nhưng rất hiệu quả.”
 
Sự hiệu quả của nó, như Payet đã nói, là không thể bàn cãi. Đoạn lyric kế tiếp câu hát đã đề cập ở trên, “… nhưng ông ấy biết chính xác những gì chúng ta cần” là một trong những lý do chính, cùng với đó là hai mùa giải trình diễn một thứ bóng đá đầy lôi cuốn, đã khiến cho các cổ động viên của Leeds yêu ông một cách cuồng nhiệt. Cũng giống như những tấm banner “George knows” (Goerge biết hết) và sau đó là “Arsène knows” (Arsène biết hết) tại Highbury trước đây, một nhà cầm quân toát lên “aura” của sự chắc chắn và uyên bác luôn mang đến một cảm giác rất thoải mái, an tâm.
 
Với sự kết hợp của tính cách lập dị, sự nghiêm khắc, lối sống Spartan và niềm tin vào hệ thống của mình – thứ đã tạo nên một cơn lốc của những tình huống di chuyển, những đường chuyền, pressing và overload – Bielsa đã biến tất cả bọn họ trở thành “tín đồ” của ông. Nhà cầm quân người Argentina đã đến và làm thỏa mãn một cộng đồng đang khát khao được trở nên cuốn hút, cũng như thèm muốn một vị huấn luyện viên trưởng có tầm nhìn, một người có thể định hình nên cả một thế hệ và văn hóa cho câu lạc bộ như những gì mà Don Revie và Howard Wilkinson từng làm trước đây.

 
Ký giả Paul Rogerson, một “fan cứng” của Bielsa, đã nhận định: “Với sự tận tâm trong công việc và không một chút kiêu căng, tự phụ, Bielsa rất giống với vị thuyền trưởng gần nhất thành công trong nhiệm vụ đưa Leeds thăng hạng, Howard Wilkinson. Đối với họ, lịch sử chỉ là thứ vứt đi – hãy dẹp Revie và quá khứ sang một bên. Và ông ấy đã xua tan đi định kiến cho rằng một vị huấn luyện viên cần phải ‘hiểu biết’ về Championship thì mới có thể đạt được thành công tại giải đấu này luôn tồn tại trong tư duy của đám bình luận viên nông cạn.”
 
Đã có 14 vị huấn luyện viên nỗ lực đưa Leeds trở lại với Premier League trong 16 năm qua, và sẽ không hề đúng khi cho rằng ngoài Bielsa ra, tất cả những người khác đều chẳng có công trạng gì. Một số nhà cầm quân đã phải cố gắng xoay sở với ngân sách cực kỳ hạn hẹp và việc những cầu thủ giỏi nhất của họ thường xuyên bị bán đi, nhưng rất nhiều người trong số đó đã quá đề cao bản thân, nghĩ rằng họ là “món tài sản” có giá trị nhất và quan trọng nhất của câu lạc bộ, mang tư duy nhìn nhận một nhiệm vụ của tập thể thành của riêng cá nhân họ. Với Bielsa, Leeds đang được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo hoàn toàn có quyền đòi hỏi sự tôn kính, tán tụng vì những thành công mà ông đã giúp họ đạt được, nhưng vị chiến lược gia người Argentina đã-và-sẽ không bao giờ làm điều đó.
 
Đức tính khiêm tốn của Bielsa – được thể hiện qua sự kiên nhẫn khi sẵn sàng chìu lòng hàng trăm người xin “selfie” cùng mình mỗi lúc đi quanh Wetherby, thị trấn mà vị huấn luyện viên này đã sinh sống trong 22 tháng qua –  đã ngăn cản ông có một thái độ như vậy. Ông luôn nhận hết về mình sự chỉ trích, còn với những lời khen ngợi thì không bao giờ làm thế.

Hình ảnh Bielsa sau 1 trận thua của Leeds
Thậm chí ngay cả trong thời điểm đen tối nhất của mùa giải trước, với việc Kiko Casilla đánh mất sự điềm tĩnh vốn có sau khi Leeds nâng cách biệt về tỷ số với Derby ở vòng bán kết play-off  lên thành 2-0 và cuối cùng The Whites phải nhận lấy một trận thua ngược, Bielsa đã nhận hết mọi trách nhiệm, đó cũng chính là cách ứng xử của ông khi vụ scandal “Spygate” nổ ra. Nhà cầm quân người Argentina luôn tự đặt bản thân mình vào vị trí “đứng mũi chịu sào”, gánh lấy mọi gạch đá của dư luận trong những khoảng thời gian ảm đạm. 
 
Bielsa vẫn đang là một cổ động viên cuồng nhiệt của Newell’s Old Boys và chính vì vậy, ông hiểu rất rõ về niềm đam mê đến mức phi lý luôn hiện hữu trong các fan hâm mộ của một đội bóng, để rồi áp dụng điều đó vào trong đường lối làm việc của mình. Điều tối thiểu mà chúng ta thường kỳ vọng ở các cầu thủ là muốn được nhìn thấy họ chạy thật xông xáo trên sân, và đó cũng chính là lý do vì sao Bielsa luôn đòi hỏi tinh thần hy sinh và sự nhiệt huyết ở tập thể mình mà dẫn dắt, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, khi mọi cậu học trò của ông đều được yêu cầu phải đạt được một thể hình thon gọn và cứng cáp, cũng như có sự dẻo dai, để họ có thể chạy không ngừng cho đến phút cuối cùng của trận đấu. Và nhà cầm quân người Argentina luôn muốn giành chiến thắng.
Bọn Leeds xấu xí đã quay trở lại!
16 năm đứng ngoài cuộc chơi Premier League là một khoảng thời gian quá dài, đặc biệt là khi họ đã từng không chỉ là một trong những câu lạc bộ lớn nhất, mà còn...
Một năm của Bielsa trên đất Anh: Đằng sau sự hồi sinh của Leeds United (P2)
Nhà cầm quân người Argentina rất ít khi tiếp xúc với giới truyền thông, nhưng mỗi khi diễn ra, chúng đều vô cùng hấp dẫn. Không có bất kì một cuộc phỏng vấn 1...
Minh chứng cho sự hiệu quả trong cách làm việc của Bielsa chính là những gì diễn ra trên sân cỏ: Các tình huống pressing quyết liệt là đại diện cho tinh thần cần mẫn và máu lửa ở cả thầy và trò, còn sự lưu loát, linh hoạt, tinh tế và tốc độ trong những đường chuyền được thực hiện nhằm xuyên phá các tuyến phòng ngự của đối phương cho thấy ông đã “dạy” họ tốt đến thế nào. Chỉ mới hai năm trước đây, đội trưởng Liam Cooper đã bị chế giễu là “League One Liam” (ám chỉ rằng Liam chỉ đủ trình độ chơi ở League One). Vào thời điểm hiện tại, sự tiến bộ của anh dưới thời Bielsa có thể được mô tả bằng hai chữ “kỳ diệu”.
 
Đó chính là nguyên nhân ẩn đằng sau nụ cười rạng rỡ của ông khi đứng cạnh Laporte. Ông có thể nhìn ra ở các cầu thủ những tiềm năng mà đôi khi chính bản thân họ cũng không nhận thấy được, và sau đó nâng họ lên một tầm cao mới. Miễn là một cầu thủ có đủ sức chịu đựng về thể chất để có thể thi đấu theo phương pháp của Bielsa, ông sẽ giúp đỡ anh ta hết sức mình. Nhà cầm quân người Argentina chưa bao giờ đòi hỏi những bản hợp đồng hào nhoáng và không hề than vãn, tức giận vì các ca chấn thương, sự thiếu thốn về các nguồn lực của câu lạc bộ, hay những tiêu chuẩn khủng khiếp của các trọng tài ở Championship. Đối với Bielsa, tất cả những gì ông đòi hỏi chỉ “đơn giản” là công tác tập luyện và các cơ sở phải đáp ứng được chính xác những chi tiết kỹ thuật của mình.

 
Xét đến chuyện hệ thống của nhà cầm quân người Argentina và các biến thể của nó đã hoạt động một cách cực kỳ ấn tượng tại Tottenham dưới thời Mauricio Pochettino và Manchester City của Pep Guardiola, chẳng có lý do gì để lo ngại rằng nó sẽ không phù hợp với Premier League cả, nhưng gần như chắc chắn sự thành công của thứ bóng đá mà Bielsa triển khai sẽ bị giới hạn tại giải đấu hạng cao nhất nước Anh bởi chất lượng của những cầu thủ ông có trong tay. Bên cạnh đó, khi mà các đối thủ họ chạm trán tại Premier League đều mang nghĩa vụ phải chơi thiên về tấn công, Leeds sẽ có được nhiều khoảng trống hơn so với những gì họ đã phải trải qua trước xu hướng chiến thuật chú trọng vào sự kín kẽ, chắc chắn của Championship.
 
Bất kể Bielsa có thể dẫn dắt Leeds làm nên chuyện ở Premier League hay không, thì điều đó chắc chắn sẽ không hề ảnh hưởng gì đến những cảm nhận của các cổ động viên câu lạc bộ này về vị huấn luyện viên đầu tiên khiến họ bật khóc kể từ khi David O’Leary bị sa thải vào năm 2002. Với sự xuất hiện của nhà cầm quân người Argentina, “Miền Đất Hứa” Premier League đã không còn là một ước mơ nữa, họ đã thực sự đến được đó sau 16 năm mòn mỏi chờ đợi.
 
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “How the gospel of Marcelo Bielsa made disciples of Leeds United fans and a city” của ký giả Rob Bagchi, đăng tải trên Telegraph.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.