Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của "Inverted Centre-Back" John Stones

Tác giả Elflaco - Thứ Sáu 02/06/2023 09:16(GMT+7)

Zalo

Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của Man City, ít nhất là trong khoảng 3 tháng trở lại đây, bạn sẽ thấy sự bất nhất của các đơn vị truyền thông và các nền tảng thống bóng đá trong việc đưa ra sơ đồ chiến thuật đội hình xuất phát của "The Citizens". Có chỗ để 4-3-3, có nơi để 3-2-4-1. Hầu như sự thiếu tương đồng đó bắt nguồn từ việc họ, tôi, bạn, chúng ta xếp John Stones ở vị trí nào. Một trung vệ, hay là 1 tiền vệ trung tâm?

350825493_972494110871403_4937458087460806630_n
 

Vị trí cầu thủ là thứ mà chúng ta có thể gọi tên dễ dàng. Nhưng vai trò của 1 cầu thủ trong bóng đá hiện đại thì không đơn giản như vậy, bởi anh ta có thể sắm nhiều vai, làm nhiều đầu việc khác nhau, chơi ở những khu vực khác nhau trên sân, tùy thuộc trạng thái bóng và diễn biến cụ thể. Nhất là vai trò của một cầu thủ trong hệ thống linh hoạt của Pep Guardiola.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ ngồi lại với nhau để phân tích vai trò và giá trị đặc biệt của John "Đá" trong chiến thuật của Man City - Pep.

Rất rõ ràng, khi Man City thực hiện quá trình build-up bóng, từ vòng cấm địa của mình, Stones là 1 trung vệ.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 1
 

Nhưng trong quá trình Man City triển khai bóng từ 1/3 giữa sân tới 1/3 cuối sân, Stones là 1 tiền vệ trung tâm. Chúng ta cũng thường xuyên thấy Stones chiếm lĩnh 1 vị trí khá cao, trong khu vực khoảng 40m cuối.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 2
 

Mặt khác, khi Man CIty ở trạng thái KHÔNG BÓNG, tức khối đội hình sẽ chuyển sang dạng 4-4-2, Stones sẽ lại sắm vai trung vệ.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 3
 

Thực ra, một cầu thủ hybrid đảm nhiệm cùng lúc 2 vai trò, trung vệ và tiền vệ giữa, không phải là điều quá hiếm gặp trong bóng đá hiện đại.

Xem VCK EURO 2020 vào mùa Hè 2 năm trước, chúng ta có thể thấy Đan Mạch kể từ trận thứ 2 (sau khi mất Eriksen vì biến cố ngừng tim) đã sử dụng Andreas Christensen đảm nhiệm vai trò 2 trong 1 này.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 4
 

Đó là một Christensen là trung vệ trong sơ đồ 3-4-3 nhưng khi Đan Mạch triển khai bóng cầu thủ này sẽ tiến lên hàng tiền vệ, khi đó cấu trúc của ĐT "Những chú lính chì" sẽ là thành 4-3-3.

Một ví dụ khác, đến trong mùa giải cuối cùng của Pep Guardiola tại Barcelona, mùa 2011/12. Trong trận El Clasico trên sân Real Madrid, Barcelona sử dụng mô hình 3-4-3 (kim cương) khi có bóng và xoay  sang cấu trúc 4-4-2 khi không bóng với Busquets dịch chuyển vai trò từ tiền vệ trung tâm xuống đá cặp trung vệ.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 5
Có 2 lợi ích, khi Pep sử dụng Busquets ở vai trò hybrid này

+ Busquets - một trung vệ bonus sẽ giúp Barcelona giảm bớt mối đe dọa từ khả năng phản công siêu hạng của Real Madrid thời Jose Mourinho.

+ Busquets - một tiền vệ sẽ cho phép Xavi dâng cao hơn khi Barcelona có bóng.

Không có gì ngạc nhiên, khi hơn 1 thập kỷ sau, Stones đảm nhiệm một vai trò gần như tương tự Busquets tại Man CIty. Bởi giữa Barca 2012 và The Citizens 2023 có chung một gạch nối quan trọng: Pep Guardiola.

*******************

Bóng đá cấp độ cao nhất mùa bóng hiện tại, chứng kiến một xu hướng khá rõ ràng trong nhóm các CLB elite: đó là cố gắng tăng cường số lượng nhân sự tuyến giữa (từ 3 lên 4) để tối ưu hóa chất lượng kiểm soát bóng. Không chỉ Man CIty- Pep mà nhiều đội bóng ưu tú khác cũng thường sử dụng mô hình 3-2-4-1 khi ở trạng thái CÓ BÓNG.

Nhưng điều khiến 3-2-4-1 "The Citizens" trở nên khác biệt so với phần còn lại, trong việc tạo ra một khối hộp 4 tiền vệ ở giữa sân chính là vai trò của Stones.

Hầu hết các đội áp dụng 3-2-4-1 khi ON BALL đều sử dụng một hậu vệ biên ảo (inverted fullback) di chuyển từ cánh (trái hoặc phải) vào giữa và trở thành 1 tiền vệ trung tâm. Như Arsenal với Zinchenko, như Man City khi còn Joao Cancelo trong đội hình và vẫn Man City với hậu vệ cánh phải Rico Lewis bó vào trong, ở những tuần đầu tiên sau khi The Citizens đẩy Cancelo sang Bayern theo HĐ cho mượn.

Nếu các inverted fullback đã đủ để khiến đối phương rối não trong việc định vị và phân chia trách nhiệm kèm người, thi đối phó với một trung vệ, có nhãn quan tốt có chất lượng kiểm soát và chuyền bóng tốt, có tư duy di chuyển thông minh khi trở thành 1 tiền vệ trung tâm - như Stones - là bài toán thậm chí còn khó hơn.

Cái này thì rất dễ hiểu, một trung vệ khi tiến lên hàng tiền vệ, thậm chí thường xuyên hiện diện ở 1/3 cuối sân, luôn sở hữu LỢI THẾ đặc biệt, đó là: anh ta hiếm khi bị cầu thủ đối thương theo sát, hệ quả là Man City luôn chiếm ưu thế về quân số trong hầu như mọi tình huống triển khai bóng của họ.

Như hình ảnh dưới đây, trong trận bán kết lượt đi Champions League mùa này giữa Real Madrid và Man CIty, chúng ta có thể thấy đội bóng của Ancelotti chủ trương thực hiện chiến thuật pressing 1 vs 1, với cặp trung vệ theo sát trung phong Haaland, 2 hậu vệ biên đánh đấu cặp tiền vệ cánh Man City, các tiền đạo cánh gây áp lực với các trung vệ lệch dâng cao phía "The Citizens", trong khi ở tuyến giữa bộ ba Modric-Kroos-Valverde cũng cố gắng hạn chế không gian của Rodri-Gundogan-De Bruyne.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 6
 

Tuy nhiên, sự hiện diện của Stones ở tuyến giữa vả trong nửa phần sân Real Madrid đã tạo ra sự khác biệt.

Khi Stones có bóng, nhấn lên phía trước, hệ thống 1 vs 1 của Real Madrid không còn chuẩn chỉ được nữa. Một tiền vệ áo trắng buộc phải rời vị trí để tiến về phía Stones, và điều này đồng nghĩa với 1 trong số các tiền vệ của Man CIty, Rodri, Gundo hoặc KDB được tự do.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 7
 

Ở hình trên, Modric buộc phải gây áp lực với Stones. Cái bẫy đã sập. Stones phối hợp với Rodri và sau đó cầu thủ người Anh nhận lại bóng, và có pha tịnh tiến bóng thành công vào vòng 16m50 Real Madrid.

Ngay cả khi Stones không có bóng trong chân, thì sự hiện diện của anh ở khu vực giữa sân cũng đem lại giá trị cao, cụ thể là tạo ra khoảng trống cho ít nhất 1 tiền vệ khác của đội để anh ta có thể nhận bóng dễ dàng ở vị trí tốt.

Như hình ảnh này, ở trận Man CIty thắng Liverpool 4-1 đầu tháng Tư.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 8
 

Tất nhiên, những gì Stones làm được với việc tiến lên tuyến giữa khi đội nhà ở trạng thái kiểm soát bóng, các hậu vệ biên ảo cũng làm được. Thú làm nên khác biệt quan trọng nhất giữa Stones “trung vệ tiền vệ 2 trong 1” với các “inverted fullback” chính là đóng góp của anh trong phòng ngự, đặc biệt là ở khâu chống phản công.

Vào thời điểm Man City mất quyền kiểm soát, họ có ba trung vệ và ít nhất một trong 2 người, hoặc Stones hoặc Rodri, hoặc cả 2 ở phía sau bóng và sẵn sàng dập tắt bất kỳ pha phản công tiềm ẩn nào.

Man City 3-2-4-1 và vai trò đặc biệt của Inverted Centre-Back John Stones 9
 

Thêm vào đó, khi Man City mất bóng, Stones ngay lập tức chạy nước rút để rút lui và tham gia tuyến sau với vai trò trung vệ. Vị trí xuất phát của Stones, sâu và trung tâm, đảm bảo rằng anh ấy sẽ lùi về kịp thời để tạo thành hàng phòng ngự gồm bốn trung vệ và ngăn chặn một cách toàn diện một pha phản công.

Điều này trả lời một câu hỏi khác: Tại sao lại sử dụng Stones như một trung vệ lai thay vì sử dụng anh như một hậu vệ cánh biên ảo như Guardiola đã từng làm trong quá khứ?

Đơn giản là Man City dễ dàng chuyển từ sơ đồ 3-2-4-1 sang 4-4-2 và ngược lại khi họ CÓ và KHÔNG bóng với Stones thực hiện các chuyển động qua lại theo trục dọc. Quá rõ ràng di chuyển theo trục dọc giữa 2 vai trò trung vệ-tiền vệ sẽ nhanh hơn và chủ động hơn khi di chuyển theo đường chéo (với các inverted fullback).

*********************

Thống kê cho thấy, City đối mặt với ít hơn các pha tấn công trực tiếp hơn kể từ khi Pep bắt đầu sử dụng Stones trong vai trò hybrid trung vệ- tiền vệ này, từ 1,2 xuống 0,6 mỗi trận.

Với Stone hybrid, Man City cũng tốt lên rất nhiều trong việc làm chậm quá trình triển khai bóng của đối phương. Bình quân mùa trước, các đối thủ của Man City đưa trái bóng lên phía trên 1.47m mỗi giây. Mùa này, họ chỉ làm chuyện ấy với Tốc độ trung bình đó đã giảm xuống còn 1,18 m/s. Nếu xét riêng Premier League, trong các trận Stones đá trung vệ-tiền vệ 2 trong 1, con số đó là 1.07m/s.

Kể từ khi Pep sử dụng Stones trong vai trò đặc biệt này, Man City ghi bình quân 3.2 bàn/trận (so với 2.3 bàn/trận trước đó), đồng thời hiệu suất thủng lưới của họ giảm 41%, từ 0.9 bàn thua/trận xuống 0.5.

Chúng ta đã nghe rất nhiều về ý tưởng “tạo ra sự vượt trội về quân số ở từng khu vực sân” trong bóng đá hiện đại. Và Stones, trong vai trò mới mà anh đang đảm nhiệm và làm rất tốt, chính là phát kiến tiếp theo để hướng tới “sự vượt trội” ấy của bộ não siêu việt Pep Guardiola.

<Nguồn tham khảo: The Athletic, The Analyst>

 

 

 

 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

X
top-arrow