Luka Modric: Luka bé nhỏ đã trở thành tiền vệ trung tâm kiệt xuất như thế nào?

Tác giả Elflaco - Thứ Tư 09/09/2020 19:00(GMT+7)

Bạn còn nhớ bóng đá Anh vào thời điểm 2008 mà chàng trai tuổi đôi mươi Modric lần đầu chạm ngõ Premier League không? Đấy là giải đấu mà theo mô tả của danh thủ bóng đá hàng đầu Argentina và Real Madrid, Jorge Valdano là “căng thẳng, cạnh tranh, trực diện, kỷ luật, giàu sức chiến đấu”.

Luka Modric. Anh là cầu thủ đầu tiên và duy nhất giành “Quả bóng vàng” trong triều đại của Si-Ro. Nhưng làm thế nào, một cầu thủ nhỏ bé, gầy gò, được đào tạo ở vị trí “số 10” lại trở thành một ông chủ, một đạo diễn bậc thầy ở tuyến giữa từ Tottenham đến Real Madrid, từ Premier League đến LaLiga và Champions League, trong thời đại của mình như Modric?

******
“Hãy nhìn vào bắp chân của anh ấy”.
Jamie O’Hara, đồng đội cũ của Modric ở Tottenham lý giải về “bí quyết” làm nên một Modric nghệ sỹ-chiến binh. “Dù nhỏ người nhưng bắp chân của Luka rắn như đá tảng vậy. Thể lực của Luka thì miễn chê và trọng tâm thấp giúp anh ấy luôn đứng vững trong mọi cuộc chiến ở giữa sân, bất chấp đối thủ là ai”.
Bạn còn nhớ bóng đá Anh vào thời điểm 2008 mà chàng trai tuổi đôi mươi Modric lần đầu chạm ngõ Premier League không? Đấy là giải đấu mà theo mô tả của danh thủ bóng đá hàng đầu Argentina và Real Madrid, Jorge Valdano là “căng thẳng, cạnh tranh, trực diện, kỷ luật, giàu sức chiến đấu”.
Các tiền vệ hàng đầu của Premier League những năm ấy đều là những anh chàng nếu không cao lớn thì cũng dầy người, ngoài nền tảng kỹ thuật xuất sắc thì cũng luôn sẵn sàng bóp nát đối thủ bằng sức mạnh thể chất của họ. Là Frank Lampard. Là Steven Gerrard. Michael Essien. Michael Ballack. Hay Darren Fletcher.
Những cầu thủ có phong cách gần gũi nhất với Modric - tài năng hiếm có của Dinamo Zagreb – vừa gia nhập Tottenham là lão tướng Paul Scholes và ngôi sao đang lên Cesc Fabregas. Cả 2 đều chọn cách chiến hết mình để bù đắp cho bất lợi về tầm vóc cơ thể.
Tottenham thời điểm đó là 1 CLB giàu tiềm năng nhưng trải qua nhiều năm dài không thể cạnh tranh 1 suất trong Top 4. Giám đốc bóng đá Spurs lúc ấy – Damien Comolli, sau khi xem xét những báo cáo kỹ-chiến thuật trong 2 mùa bóng 2005/06 và 2006/07 (Tottenham đều xếp hạng 5 chung cuộc) hiểu rằng để Spurs có thể bước ra Champions League họ cần phải tăng cường chất kỹ thuật và sự sáng tạo trong cách chơi.
Trong 2 năm 2006 và 2007, Dimitar Berbatov và Gareth Bale đã lần lượt cập bến White Hart Lane. Nhưng như thế vãn là chưa đủ. Tottenham cần một “đạo diễn” thực sự ở tuyến giữa, người sở hữu kĩ thuật siêu hạng có thể đem tới những thay đổi lớn lao về chất cho đội bóng. Khi Comolli nói về ý tưởng của mình với cấp dưới Riccardo Pecini, ông đã nhận được một “gợi ý” từ tuyển tranh viên trẻ tuổi người Italia: Luka Modric. Pecini lúc ấy đang là “cánh tay nối dài” của Comolli ở 2 Italia và khu vực Balkans.
Luka Modric: Roman Abramovich đã từng đề nghị tôi tới Chelsea
Tôi đã khẳng định bản thân trên phương diện cầu thủ. Tôi không biết từ Tottenham mình sẽ đi đâu. Tôi không biết liệu Levy có đồng ý bán tôi hay không. Tuy...
********
Từ năm 2005, Pecini đã để ý và theo sát sự phát triển của chàng trai trẻ Modric. Nhưng vào thời điểm Comolli hoàn toàn bị thuyết phục bởi những tư liệu Pecini thu thập được về Modric thì mục tiêu của họ, ở tuổi đôi mươi, đã là ngôi sao bậc nhất tại giải VĐQG Croatia và đang trong tầm ngắm của hàng loạt CLB hàng đầu châu Âu.
Tháng 11/2007, Comolli và Pecini dự khán trận Croatia làm khách trước tuyển Anh tại Wembley ở lượt cuối vòng loại EURO 2008. Họ ở đó để xem giò Modric lần-cuối-cùng trước khi quyết định xúc tiến thương vụ chuyển nhượng. Màn trình diễn xuất sắc của Modric trong thắng lợi của Croatia dưới màn mưa trắng xóa tại London khiến Comolli hoàn toàn “phải lòng” chàng trai bé nhỏ của Zagreb này.
Tuy nhiên, khi Spurs chính thức đánh tiếng hỏi mua Modric lần đầu tiên, vào khoảng cuối tháng 12/2007 họ nhận được thái độ hoàn toàn lạnh nhạt từ phía chủ tịch Dinamo Zagreb - Zdravko Mamic. Hai lời đề nghị sau đó từ Tottenham đều bị từ chối. Dinamo không muốn mất ngôi sao trẻ của họ vào giữa mùa và với sự thăng tiến chóng mặt của Modric thì việc bán anh vào mùa Hè sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều.
Nhưng Comolli hiểu rằng, ông không thể chần chừ lâu hơn. Nếu không chốt hạ thương vụ Modric sớm, Tottenham khó có thể đua được với những Man City, Newcastle và cả Barcelona khi kỳ chuyển nhượng mùa Hè chính thức mở cửa. Sự chần chừ của Barcelona tạo ra khoảng trống tuyệt vời để Comolli hành động. Một ngày cuối tháng Tư, Comolli thuyết phục chủ tịch Daniel Levy, rằng phải có Modric bằng mọi giá, luôn và ngay, nếu không muốn công sức 1 năm “ngắm nghía” tan thành mây khó.
Chỉ vài giờ sau cuộc nói chuyện với Comolli,  Levy bay thẳng tới Zagreb bằng chuyên cơ cá nhân. 3h sáng ngày hôm sau, Levy gọi điện cho Comolli: “Tớ đã xong phần việc của mình. Cậu đã có người mà cậu muốn. Luka Modric sẽ đến White Hart Lane. 16.5 triệu bảng”. Ngày 26/4, Tottenham chính thức có Modric!

**********
Nhưng kể cả khi đã có những trận đấu tuyệt vời cùng Croatia tại VCK EURO 2008 sau đó, đa số vẫn hoài nghi về thương vụ Modric của Tottenham. Luồng quan điểm chỉ trích nhiều nhất và mạnh mẽ nhất: “Modric quá nhỏ, nhìn yếu nhớt, chẳng phải mẫu tiền vệ giỏi ghi bàn, cũng chẳng hay kiến tạo, làm thế quái nào mà anh ta có thể thích nghi chứ chưa nói đến chuyện tỏa sáng ở Premier League”. Đó là thứ mà Comolli phải đối mặt hầu như mỗi ngày kể từ khi Modric chính thức cập bến White Hart Lane.
Khi Harry Redknapp thay thế  Juande Ramos, ông coi Modric như là “phiên bản nâng cấp” của cậu học trò cũ ở West Ham và Portsmouth – Eyal Berkovic. Một kiểu cầu thủ được trao cho nhiều không gian, thường xuyên là điểm nhận bóng, và được HLV khuyến khích sử dụng tài dê dắt để giúp đội tạo ra những cú xuyên phá trên mặt trận tấn công.
Ngay phía sau các tiền đạo, đó đích xác là vị trí và cách chơi của Modric ở Tottenham trong giai đoạn đầu tiên Redknapp nắm đội. Anh có những màn trình diễn chói sáng, vẫn khiến người xem phải trầm trồ bởi những pha chạm bóng bước một tinh tế, những tình huống đi bóng qua người uyển chuyển và cả bàn thắng tuyệt đẹp vào lưới Chelsea – 1 cú sút ngay sát rìa vòng cấm. Nhưng đặt trong lối chơi tổng thể của Spurs là một Modric lạc lọng và gặp vấn đề trong việc kiểm soát không gian.
Việc nâng cấp thành công Gareth Bale từ hậu vệ biên trái thành tiền vệ tấn công bên hành lang trái khiến Redknapp phải cân nhắc lại hoàn toàn kết cấu nhân sự ở tuyến giữa Tottenham. Ông quyết định “chơi một cách bạc” lớn: kéo Modric từ vai trò tương tự một “số 10” về trung tâm hàng tiền vệ. Đó chắc chắn là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất làm thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của Modric.
Những gì Modric thể hiện trong các buổi tập đầu tiên, trong vài trò một tiền vệ trung tâm khiến các đồng đội của anh… ngã ngửa. Modric bé nhỏ đấy, nhưng là bé hạt tiêu, người chẳng ngại ngần bất kỳ cuộc chiến nảy lửa nào ở khu vực giữa sân. Bạn còn nhớ chi tiết “bắp chân rắn như đá tảng” của Modric chứ?
Trong sơ đồ 4-4-2 của Redknapp, Modric luôn đá cặp với một tiền vệ với thể hình và thể lực có thể… “đè chết người”, hoặc Tom Huddlestone hoặc Wilson Palacios. Kết cấu này hoạt động hiệu quả hơn bất kỳ tưởng tưởng nào của Redknapp khi ông đưa ra quyết định mạo hiểm mà chúng ta nhắc tới ở trên.

Tottenham với anh chàng bé nhỏ Modric đá tiền vệ trung tâm có thể coi là “big bang” của Premier League thời điểm ấy. Rất hiếm các CLB Anh đủ dũng cảm để sử dụng một cầu thủ có thể hình bất lợi như Modric ở vai trò và vị trí này. Nhưng Tottenham của Redknapp thì có thừa sự liều lĩnh cho một cuộc cách mạng. Và họ được tưởng thưởng xứng đáng!
Mùa giải 2009/10 khép lại, Tottenham giành hạng tư chung cuộc, lần đầu tiên có vé đi Champions League. Đây cũng là thứ hạng tốt nhất của Spurs ở mùa giải VĐQG Anh sau 2 thập kỷ. Ý tưởng và kế hoạch triển khai của Comolli từ 2 năm trước – rằng Modric sẽ đưa Tottenham tới sân chơi số 1 châu Âu – đã trở thành hiện thực. Dù thời điểm đó, ông đã bị Tottenham sa thải!
********
Mùa giải Champions League đầu tiên của Tottenham, 2010/11, Modric và Bale đã có những màn trình diễn siêu đẳng trước ĐKVĐ Inter Milan. Tottenham sau đó vào tới tận tứ kết, thành tích tốt nhất ở cúp châu Âu của Spurs kể từ chức vô địch UEFA Cup 1984. Cá nhân Modric nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất Tottenham mùa giải đó.
Spurs thừa hiểu, Modric giờ đã vươn lên một đẳng cấp khác và họ khó có thể giữ chân ngôi sao người Croatia mãi mãi. Levy đã làm tất cả để ngăn cản các thương vụ chuyển nhượng khởi phát từ Man United của Sir Alex Ferguson và Chelsea trong mùa Hè 2011, đổi lại Modric nhận được một lời hứa từ vị chủ tịch: anh được phép ra đi trong kỳ chuyển nhượng một năm sau - 2012.
Tháng 8/2012, Modric cập bến Real Madrid với mức phí 30 triệu bảng. Những người từng có niềm tin lớn lao rằng Modric có thể trở thành một-tiền-vệ-trung-tâm-siêu-hạng, từ Pecini, Comolli, Levy và Redknapp, đây chắc chắn sẽ là bước tiến tuyệt vời cho chàng trai bé nhỏ của họ. Hơn 8 năm ở Bernabeu, Modric dần xác lập vị thế của một “đạo diễn” bậc thầy ở tuyến giữa cùng Real giành 2 chức vô địch La Liga và 4 lần lên đỉnh Champions League.

Đầu năm 2019, khi Modric nhận giải thưởng “Ballon D’or” tại Paris, anh được phỏng vấn trực tiếp trên sân khấu của Gala – France Football bởi David Ginola, cựu ngôi sao Tottenham. Ginola đã hỏi Modric về quá trình “chuyển đổi” từ một “số 10” khi còn là cầu thủ trẻ thành một tiền vệ trung tâm toàn năng có-thể-làm-tốt-tất cả.
Câu trả lời của Modric: “Đó là năm thứ hai của tôi, khi thầy Harry Redknapp làm HLV trưởng Tottenham. HLV đã đặt tôi vào vị trí tiền vệ trung tâm. Và sự thay đổi này đã giúp ích rất rất nhiều cho sự phát triển cũng như sự nghiệp của tôi”.
Redknapp, 8 năm trước, khi đưa ra quyết định mạo hiểm với Modric đã nói với chàng trai trẻ người Croatia rằng: “thể hình không phải là thứ quan trọng duy nhất làm nên một tiền vệ trung tâm kiệt xuất”. Và Modric, chàng trai bé nhỏ ấy đã chứng tỏ cho cả Thế giới thấy một cầu thủ có vóc dáng khiêm tốn cho thể làm nên những phép màu kì diệu như thế nào từ tuyến giữa!

Lược dịch: The Premier League 60: No 51, Luka Modric (The Athletic)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.