Lev Yashin: Công lý cuối cùng của Quả bóng vàng

Tác giả Fussballgott - Thứ Bảy 22/10/2016 17:00(GMT+7)

Phút 55 trận đấu giữa Ý và Tây Ban Nha lượt đi vòng loại World Cup 2018. Gianluigi Buffon lao ra ngoài vòng cấm địa cản phá nhưng không kịp chạm được vào bóng. Kết cục tất yếu cho sai lầm của người thủ thành vĩ đại là bàn thắng mở tỉ số dành cho đối phương. Vitolo Perez là người ghi bàn trong tình huống đó, anh chắc chắn đã ghi dấu ấn đậm nét vào sự nghiệp lẫy lừng của Buffon, có mấy khi chúng ta thấy ‘Gigi’ mắc sai lầm đâu! Một số tờ báo lên tiếng chỉ trích thủ thành Juventus, nhưng phần còn lại tỏ ra bao dung hơn. Các cổ động viên Juventus còn dựng hẳn băng rôn bày tỏ ủng hộ người đội trưởng “ngay cả Superman cũng chỉ là Clark Kent. Gigi, anh mới siêu anh hùng mãi mãi của chúng tôi”. 
Lev Yashin: Công lý cuối cùng của Quả bóng vàng
Nhưng rõ ràng không phải thủ thành nào cũng may mắn được bao dung như Buffon. Iker Casillas mắc sai lầm ở phía cuối sự nghiệp và đánh đổi bằng việc rời khỏi Real Madrid trong nước mắt. Mới vài ngày trước, sai lầm của Claudio Bravo trong trận Barcelona – Man City che mờ toàn bộ những pha cứu thua đẳng cấp của anh trước đó. 
Khi thất bại, người gác đền nhận lấy sỉ nhục. Khi thành công, vinh quang cũng không có chỗ cho họ. Buffon xuất sắc là thế, Manuel Neuer xuất sắc là thế, hay trước đó là Oliver Kahn, Dino Zoff, Sepp Maier,…đều đứng bên lề vinh quang.
Nhưng lịch sử bóng đá đã từng chứng kiến một thủ thành đoạt quả bóng vàng châu Âu, đó cũng là ông vua của tất cả mọi người gác đền: Lev Yashin! 
MỘT CUỘC ĐỜI HUYỀN THOẠI
Lev Yashin sinh năm 1929 trong gia đình công nhân ở Moscow. Đó là thời kì loạn lạc mà sự nghèo khó của tầng lớp lao động đi kèm ám ảnh chiến tranh. Ông thậm chí từng vào phụ trong nhà máy sản xuất công cụ khi mới 13 tuổi. Trong thời gian rảnh rỗi, Yashin vẫn hay chơi bóng cùng bạn bè ở trong đội bóng của nhà máy và gây ấn tượng của các HLV Dynamo Moscow.
Chiến tranh đi qua cũng là lúc thể thao Liên Xô trỗi dậy. Lev Yashin cho thấy mình là một tài năng lạ thường, thi đấu tốt cả hai môn khúc côn cầu và bóng đá. Dĩ nhiên là môn thể thao vua có sức hút mãnh liệt hơn nhưng màn ra mắt đầu tiên của Yashin là thảm hoạ. Ông va chạm cùng người đồng đội trong nỗ lực cản phá và để cho đối phương ghi bàn dễ dàng. Nản chí vì bị đày trên băng ghế dự bị sau đó, Yashin quay lại với môn khúc côn cầu và đạt thành công rực rỡ khi giành chức cúp vô địch Liên Xô 1953 và nằm trong danh sách dự tuyển của đội tuyển quốc gia.
Nhưng đó cũng là lúc niềm đam mê với trái bóng lên tiếng. Yashin từ chối đội tuyển khúc côn cầu, quay lại sân bóng tập luyện như điên, quyết tâm tìm suất ra sân. Không biết có phải vì vậy không mà Yashin luôn thể hiện ý chí quyết tâm trong từng pha bóng. Phong cách bắt bóng của ông đầy sự dũng cảm nhưng không ác ý, Yashin không ngần ngại lao vào chặn bóng trong chân các tiền đạo, thậm chí khi họ đã vung chân. 
Số một vĩ đại của bóng đá Thế giới
Tiết lộ về bí quyết để giữ sự trầm tĩnh và can đảm đến vậy, Yashin nói rằng “rượu giúp thư giãn cơ thể và thuốc lá giúp tôi bớt căng thẳng”. Ông từng đề cập rằng có thời điểm một ngày ông hút tới bốn gói thuốc, kể cả lúc đi du đấu. Một câu chuyện đáng nhớ về thói hút thuốc của ông là khi Liên Xô đến Ấn Độ thi đấu. Trước ngày trận đấu diễn ra, cả đội kéo nhau đến một sở thú để tham quan. Lev Yashin không thể rời gói thuốc của mình một phút nào, ngay cả khi chụp hình lưu niệm với một chú voi. Kết quả là chú voi tức giận, dùng vòi giật gói thuốc ngay trong tay Yashin và cả đội tuyển Liên Xô có một phen hoảng hồn.
Một thú vui khác nổi tiếng về Yashin là ông cực kì nghiện câu cá. Khi còn thi đấu ông thường xuyên bị bắt gặp đứng xung quanh sục sạo các khu vực xung quanh thùng rác để tìm giun đất. Trong nhà của mình ở Moscow, Yashin còn có bộ sưu tập đồ sộ các loại mồi câu từ khắp nơi trên thế giới, có cả những loại nhập khẩu đắt tiền hoặc hiếm thấy. Khỏi nói chắc chúng ta cũng biết rằng bộ sưu tập mồi câu của ông đến từ những lần du đấu cùng Dynamo Moscow và đội tuyển Liên Xô.
Những thú vui của Yashin có thể giúp chúng ta phần nào phác họa nên con người ông, một cầu thủ bản lĩnh, trầm tĩnh trước những đợt bắn phá của đối phương. Ông luôn cư xử rất đúng mực với đối phương, thường xuyên quan tâm họ khi có va chạm. Mặt khác, Yashin rất hay lớn tiếng truyền động lực cho các đồng đội ở hàng thủ của mình. Khác với ông, họ không có rượu và thuốc lá trước mỗi trận đấu để trở nên cân bằng, sự thiếu tập trung có thể dẫn đến bàn thua và đó là lí do Yashin luôn tỏ ra mạnh mẽ trước họ.
Lev Yashin và những buổi câu cá
ÔNG VUA CỦA NHỮNG NGƯỜI GÁC ĐỀN
Euro 1960 là giải đấu đầu tiên dành cho các quốc gia ở châu Âu được UEFA tổ chức. Dù thiếu vắng các tên tuổi lớn như Anh, Ý và Tây Đức nhưng nhìn chung phản ánh chính xác thực lực của bóng cựu lục địa thời kì đó. Liên Xô của Lev Yashin đi một mạch đến trận chung kết gặp đối thủ đến từ vùng Balkan là Nam Tư. Trận chung kết là một trong những đỉnh cao đáng nhớ nhất của “Báo đen” khi ông ngăn chặn vô số cú dứt điểm của đối thủ. Dù vậy Nam Tư vẫn ghi được một bàn thắng từ cú sút bị đổi hướng của Galíc. Metreveli gỡ hoà ở đầu hiệp hai và trận giằng co cho đến hiệp phụ. Phút 113, Ponedelnik ghi bàn thắng quyết định mang về chức vô địch Euro lần đầu tiên về Liên Xô.
Chủ tịch Real Madrid Santiago Bernabeu là một người hâm mộ của Lev Yashin. Tan trận ông đến bên đội tuyển Liên Xô và chìa ra chiếc chi phiếu đã kí sẵn tên. Chỉ cần Yashin muốn, con số bao nhiêu không phải là vấn đề. Các đồng đội đã xúi ông ghi thật nhiều con số vào để trêu vị chủ tịch vĩ đại của đội bóng Hoàng Gia. Sau khi nghe phiên dịch, Bernabeu mỉm cười khẳng định “ngay cả bán hết số kim cương và lâm vào cảnh mắc nợ, Yashin cũng xứng đáng với điều đó”.
Dù vậy, chỉ hai năm sau, vị thế của ông hoàn toàn thay đổi. Người Liên Xô đổ lỗi cho ông về thất bại ở World Cup 1962, trong đó có một bàn thua đến từ quả phạt góc, điều chưa từng xảy ra ở World Cup. Tờ L’Equipé của Pháp còn tuyên bố dõng dạc rằng “con quái vật Lev Yashin đã không còn được như chúng ta từng biết!”
Tuy nhiên đó cũng là lúc phẩm chất của Yashin được phát tiết rực rỡ nhất. Ông giúp Dynamo Moscow vô địch Liên Xô năm 1963, đoạt quả bóng vàng châu Âu khi vượt qua hai huyền thoại Gianni Rivera và Jimmy Greaves - chiến công đầu tiên và duy nhất của một người gác đền ở giải thưởng quả bóng vàng. 
Có một tranh cãi vẫn kéo dài mãi về sau là ở thời điểm 1963, ông vua của bóng đá Pelè mới là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Năm 1963 cũng là thời điểm Santos đánh bại AC Milan trong trận chung kết Liên Lục Địa nhờ 4 bàn thắng của Pelè.
Hai người hùng của thập niên 1960
Nếu vua bóng đá sở hữu hơn 1000 bàn thắng trong sự nghiệp thì Yashin cũng ghi dấu bằng 150 pha cứu thua penalty trong suốt sự nghiệp, điều mà đến hiện tại vẫn chưa có thủ môn nào lặp lại được. Tom Finney, cầu thủ từng đánh bại Lev Yashin kể lại kí ức của mình
“Tôi nhận trách nhiệm và Yashin ở trong khung gỗ. Anh ấy là thủ môn kì diệu, đã chặn đứng rất nhiều cú sút penalty. Một nhân vật đáng sợ trong bộ đồ màu đen. Tôi quyết định rằng mình sẽ sút bằng chân phải không thuận. Tôi chắc rằng Yashin đã từng thấy tôi sút bằng chân trái. Và tôi sút thành công. Tôi lừa được Yashin rồi!”
Tâm lí là điều quan trọng làm nên thành công trên chấm phạt đền. Chiến tích phi thường của Yashin là điều khiến cho các chân sút đều phải run rẩy khi đối mặt với ông. Sự hạnh phúc của Finney chính là thước đo chính xác sự xuất sắc của Yashin. Một người Anh khác không kém phần vĩ đại là Gordon Banks đơn giản hơn: “Lev Yashin đi trước thời đại của chúng ta.”
Yashin không chỉ giỏi dùng tay và chuyền bóng cũng khá tốt. Không phải lúc nào cũng lao ra vòng cấm nhưng ông luôn hạn chế những pha phát bóng năm ăn năm thua mà chuyền cho những đồng đội gần nhất. Đó cũng là một hình mẫu của “thủ môn quét” về sau này mà chúng ta biết.
Sau khi giải nghệ Yashin đóng vai trò người dẫn dắt nhiều thế hệ thủ môn về sau, không chỉ ở Liên Xô mà còn trên toàn thế giới. Năm 1990, ông qua đời do biến chứng của ung thư bao tử. Để ghi nhận tài năng và đóng góp của ông cho bóng đá thế giới, FIFA quyết định đặt tên ông cho giải thưởng thủ môn xuất sắc nhất World Cup. 
***
Lev Yashin đã rời xa cõi đời 26 năm nhưng thế giới bóng đá vẫn mải miết đi tìm sự công bằng cho người gác đền. Buffon có thể là “siêu anh hùng”, là thủ môn vĩ đại nhất trong hai mươi năm qua nhưng chắc chắn sẽ chẳng bao giờ anh có thể đoạt được quả bóng vàng. Số phận tương tự có lẽ lặp lại với Neuer, người đang giữ băng thủ quân nhà vô địch thế giới Đức. Anh hùng thì không cần sự công nhận, có lẽ những người gác đền thế hệ sau cũng chỉ có thể coi thành quả của Lev Yashin là sự an ủi, là công lí cuối cùng dành cho những thủ thành về sau.
Quả bóng vàng dành cho thủ môn duy nhất đến tận bây giờ
Khi Lev Yashin đoạt quả bóng vàng năm 1963, hội đầu bếp của Pháp đã làm tặng ông một quả bóng bằng chocolate. 50 năm sau đó người ta mới phát hiện ra rằng quả bóng của ông vẫn còn giữ nguyên vẹn. Chiến tích giành quả bóng vàng đối với thủ môn quá lớn đến nỗi ông trân trọng luôn cả món quà mang tính biểu tượng ấy.

LUKASZ (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.