Kevin De Bruyne và chiến lược đàm phán đầy tinh quái

Tác giả Cây thông nhỏ - Thứ Tư 14/04/2021 16:10(GMT+7)

Hình ảnh những tay đại diện bóng đá chuyên can thiệp quá sâu vào hợp đồng cũng như nhận những khoản hoa hồng kếch xù, sẽ không còn trong tâm khảm của các cổ động viên nữa?

Đó là cảm giác chung khi, mới đây, Kevin De Bruyne đã tiên phong đàm phán mức lương mới lên tới 20,8 triệu bảng tại Manchester City mà không hề có sự xuất hiện của bên trung gian.


Không một người hâm mộ nào, khi nghe thấy tin tức về việc hợp đồng bốn năm trị giá 83,2 triệu bảng của nhạc trưởng người Bỉ, mà ánh lên trong khóe mắt một chút lòng cảm thông cho khoản hoa hồng bị tước đi trong tầm tay của một gã cò may mắn nào đó. Các câu lạc bộ ở Premier League đã trao tay 272 triệu bảng cho các đại diện trong khoảng thời gian 12 tháng qua. Và De Bruyne là một trong số những cái tên được săn đón nhất, không chỉ trên thị trường chuyển nhượng. Đó còn là sự thèm khát của các công ty đại diện máu mặt.
 
Câu hỏi hiển hiện trong đầu những người trong ngành công nghiệp nhuốm màu kim tiền này rằng: Nếu De Bruyne làm được, tại sao tất cả các cầu thủ khác không noi theo? Chỉ cần nghĩ đến số tiền khổng lồ tiết kiệm được, các trò chơi đấu trí tan vào dĩ vãng, sự đầu cơ bị vô hiệu hóa. Bóng đá sẽ được ươm mầm những điều tốt đẹp hơn, nếu không có những người như Mino Raiola luôn luôn bóng gió về lý do tại sao khách hàng của ông ta xứng đáng được hưởng nhiều hơn?

Raiola, tình cờ, đại diện cho Erling Haaland, người được cho là chuẩn bị trở thành đồng đội của De Bruyne tại City, và với tất cả những chiêu trò trong đầu óc lọc lõi của siêu cò người Ý, giới truyền thông sẽ luôn được cập nhật đầy đủ, những tin tức sẽ xuất hiện đầy ắp trên các mặt báo. Các câu lạc bộ đang mồi chài sao trẻ người Na Uy được nhấn mạnh một điều rằng: Họ không là duy nhất. Điều đó hoàn toàn trái ngược với cuộc đàm phán trầm lặng và cẩn trọng mới đây tại Etihad. Nét tương phản đối nghịch cực độ được tinh gọn lại trong phép ẩn dụ đơn giản sau: Raiola là nhân vật phản diện kịch câm đầy nổi bật và lý thú, lấn át đất diễn của chàng tiền vệ người Bỉ trong vai người anh hùng nhạt nhòa, kém tiếng.
 
Tuy nhiên, trong tất cả những câu chuyện về kinh doanh được kể lại, yếu tố về tính chính trực ít được nhắc đến. Cần phải nhắc lại một thực tế rằng: De Bruyne là cầu thủ duy nhất ở Anh có thể đi trên con đường “không người đại diện” mà không gặp bất cứ rủi ro nào. Cầu thủ 29 tuổi một lòng muốn cống hiến cho Man City và câu lạc bộ cũng muốn anh ở lại. Ban lãnh đạo đủ khả năng trả cho anh ta nhiều hơn và không có sự mạo hiểm nào nếu một ngày đẹp trời, họ đột nhiên quyết định bán tiền vệ này để thu lại lợi nhuận.
 
 
Giả định rằng, tại một thời điểm nào đó trong cuộc đàm phán hợp đồng, chủ sở hữu cần hoặc muốn bán tài sản của họ trước khi anh ta chạm tuổi 30, để thu về những gì xứng đáng với tài năng đã được khẳng định, thì anh ta sẽ rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Một đại diện tại thời điểm này có thể giúp vạch ra một chiến lược cụ thể, để phục vụ khách hàng của mình bài bản và tính toán, hơn là chứng kiến anh ta bất lực hoặc mất tinh thần.
 
De Bruyne cũng không hoàn toàn đơn độc. Cha cũng như luật sư của anh đã giúp đỡ, cung cấp bản sao lưu đầy tinh tế và khéo léo. De Bruyne cũng có tên trong danh sách của Roc Nation Sports, một cơ quan quản lý tự mô tả mình như một “phong trào” nhằm mục đích mang lại cho khách hàng một di sản đi kèm với tài năng của họ. Roc Nation đã lên kế hoạch cho Marcus Rashford khi tiền đạo của Manchester United nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ chính phủ về vấn đề trẻ em nghèo.
 
Chẳng có gì nực cười và phi lý khi cho rằng De Bruyne, gia đình anh ấy và Roc Nation có thể đã nghĩ về việc cuộc đàm phán không có đại diện này sẽ diễn ra như thế nào trước “tòa án” phán xét của dư luận.
 
Nhạc trưởng của nửa xanh thành Manchester đã thi đấu vô cùng xuất sắc để có thể vượt lên trên bàn cân khi bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải. Điều nguy hiểm là cuộc bỏ phiếu của Man City sẽ có những luồng ý kiến trái chiều, rằng De Bruyne chính là mảnh ghép không thể thiếu trên con đường chinh phục mọi thứ của tập thể, nhưng khi trở thành một doanh nhân tự lập, anh đã minh họa cho biểu tượng một người đứng đầu đẳng cấp, đầy thông minh đi cùng với sự sáng chói trên sân của anh ta.
 
Lật lại quá khứ một chút, điều quan trọng là tiền vệ này đã từng khiếu nại chính thức chống lại người đại diện trước đây của anh, dẫn đến việc Patrick De Koster bị bắt vào mùa hè năm ngoái vì tội giả mạo và rửa tiền liên quan đến việc ngôi sao người Bỉ chuyển từ Chelsea sang Wolfsburg vào năm 2014.
 
 
Không phải mọi cầu thủ đều gặp phải những vấn đề như vậy với người đại diện của họ. Bỏ qua những người thường xuất hiện đầy tai tiếng trên các phương tiện truyền thông, hầu hết làm việc cực kỳ chăm chỉ thay cho khách hàng của họ, những người có sự nghiệp ngắn ngủi thường có thể bị cắt ngắn hơn do chấn thương và cần ai đó chiến đấu để họ được hưởng mức đãi ngộ công việc có thể chấp nhận được.
 
Tuy nhiên, có rất nhiều đại diện đặt tiền lên hàng đầu thay vì nghĩ về nơi khách hàng của họ sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc nhất. Nhưng bản thân cầu thủ và gia đình của anh ta phần nào cũng phải chịu trách nhiệm về điều này vì họ là người quyết định loại người đại diện cho họ. Cha mẹ tham vọng thường sẽ luôn tự đề cao  khi con cái của họ thành công.
 
Tuy nhiên, phần hấp dẫn nhất của cuộc đàm phán hợp đồng là De Bruyne đã ủy quyền cho các nhà phân tích dữ liệu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tầm quan trọng của anh ấy đối với đội bóng của Pep Guardiola.
 
Ý tưởng rằng anh đang diễn giải với câu lạc bộ những điều họ không biết là khá thú vị và bạn có thể hình dung khung cảnh các giám đốc điều hành rời khỏi bản trình bày PowerPoint gật đầu đầy kinh ngạc, tự nhủ với nhau: “Chà, tôi không có ý tưởng nào cả, ông có thấy cách anh ấy tạo cơ hội cho Raheem Sterling không? Và hai kiến tạo cộng một tiền kiến tạo trong một trận đấu thì sao nhỉ? Chúng ta cần phải giữ chặt cậu ta đấy. "

Lược dịch từ: Kevin De Bruyne was smart to cut out middleman but most players need an agent/ The Times
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Marc Cucurella - Hậu vệ cánh ảo: Bước ngoặt cho mùa giải của Chelsea-Pochettino

Kể từ hiệp 2 trận đấu trên sân Aston Villa hôm 28/4, Chelsea làm một đội bóng hoàn toàn khác. Đoàn quân của Mauricio Pochettino ghi 2 bàn trong 45 phút sau tại Villa Park để kết thúc trận đấu với tỉ số hòa 2-2. Và sau đó là 4 chiến thắng liên tiếp: 2-0 Tottenham, 5-0 West Ham, 3-2 Nottingham và mới nhất 2-1 Brighton.

Artem Dovbyk: Từ miền đất dữ tới thiên đường

Một mùa Hè đầy phần khích sẽ chờ đón Artem Dovbyk tại nước Đức trong kỳ EURO 2024 năm nay, bên cạnh danh hiệu Vua phá lưới La Liga (Pichichi) mà chân sút người Ukraine đang có được phần nào lợi thế trước những Bellingham, Lewandowski hay Alexander Sorloth… Quay trở lại quãng thời gian hơn một năm về trước, sẽ chẳng ai tin rằng ngôi sao thuộc biên chế Ukraine có thể vượt qua những hiểm nguy từ khói lửa chiến tranh để tìm tới đỉnh cao như hiện tại.  

Lucas Perez: Người viết truyện cổ tích xứ Galacia

Tự bỏ ra 493.000 euro để phá vỡ hợp đồng với Cadiz, chấp nhận từ bỏ giấc mơ La Liga để quay về chiến đấu cùng đội bóng quê hương Deportivo ở giải hạng ba, tiền đạo người Tây Ban Nha có thể sẽ không bao giờ trở thành một ngôi sao xuất sắc nhất. Nhưng trong những câu chuyện cổ tích của thành phố La Coruna, chắc chắn sẽ luôn tồn tại một cái tên - Lucas Perez.

Declan Rice: Chiến binh, nhạc trưởng & nhà thông thái

Vào một buổi chiều thứ Hai tại sân tập của Arsenal ở London Colney, Declan Rice đang xem qua những đoạn clip do The Athletic tổng hợp và suy ngẫm về quá trình phát triển của mình kể từ khi chia tay West Ham để gia nhập The Gunners với mức phí chuyển nhượng 105 triệu bảng Anh – con số cao kỷ lục trong lịch sử CLB – vào mùa hè năm ngoái.