Kalidou Koulibaly có thể cống hiến những gì cho Chelsea?

Tác giả Nam Khánh - Thứ Hai 01/08/2022 17:01(GMT+7)

Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè năm 2022 này, một trong những nhiệm vụ của Chelsea trong quá trình bổ sung lực lượng chính là củng cố trung tâm hàng thủ, sau khi để mất 2 trung vệ Andreas Christensen và Antonio Rudiger theo dạng ra đi tự do. Nhưng với việc đã hoàn tất thương vụ chiêu mộ Kalidou Koulibaly của Napoli bằng mức phí chuyển nhượng khoảng 40 triệu Euro, họ đã ký hợp đồng thành công với một trong những trung vệ xuất sắc nhất thế giới. 

 

Trong một thời đại mà ngay cả những CLB có lịch sử và truyền thống hàng đầu châu Âu cũng hầu như chỉ thích tìm kiếm giá trị và tiềm năng từ những ngôi sao mới nổi, mức phí chuyển nhượng 40 triệu Euro cho một cầu thủ 31 tuổi vào năm cuối cùng của bản hợp đồng của anh ta có thể trông hơi bất hợp lý. Koulibaly khó có thể được coi là một bản hợp đồng “Moneyball” từ góc nhìn thị trường chuyển nhượng thuần túy, đặc biệt là khi tuyển thủ Senegal đã được trao cho một bản hợp đồng 4 năm với điều khoản tùy chọn kích hoạt gia hạn đến cuối mùa giải 2026-27. Tuy nhiên, Chelsea đã đưa ra một sự lựa chọn thông minh như các cổ động viên của họ có thể hy vọng, và Koulibaly là mẫu cầu thủ có khả năng ngay lập tức giúp CLB cạnh tranh ngôi vô địch Premier League một lần nữa. 

Trở thành một ngôi sao tại Napoli sau khi chuyển đến CLB này từ Genk với mức phí khoảng 8 triệu Euro vào năm 2014, Koulibaly đã xây dựng danh tiếng lừng lẫy cho bản thân ở Serie A, và khi được hỏi điểm yếu của anh là gì, một tuyển trạch viên trưởng tại giải VĐQG Italy đã trả lời ESPN rằng: “Điểm yếu là gì ư? Rất khó để tìm thấy bất kỳ điểm yếu nào. Cậu ấy là một trong những người xuất sắc nhất tại vị trí của mình. Cậu ấy chỉ ngày càng trở nên giỏi hơn, đặc biệt là về mặt tinh thần – ngay cả những khoảnh khắc mất tập trung cũng cực kỳ hiếm.” 

Thật vậy, rất khó để tìm ra khuyết điểm trong lối chơi của Koulibaly, tuy vẫn có những khoảnh khắc mắc sai lầm, nhưng đó là điều rất dễ hiểu tại vị trí mà anh đảm nhận, và quan trọng nhất là chúng rất hiếm khi xảy ra. Với việc các trung vệ luôn phải thực hiện một lượng lớn hành động phòng ngự – phải đọc trận đấu một cách hoàn hảo và đưa ra các động thái can thiệp trong tích tắc – chẳng có ai hoàn hảo đến mức chưa bao giờ phán đoán sai cả. Tuy nhiên, nói chung Koulibaly đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về khả năng kiểm soát tình hình và khi anh tham gia một pha tranh chấp, anh sẽ làm điều đó với một niềm tin tuyệt đối. 

Khía cạnh nổi bật nhất trong lối chơi của Koulibaly chính là “uy thế” mà anh tạo nên trên sân đấu. Bởi vì thường không được công nhận trong thời đại của phân tích dữ liệu – nhưng vẫn được các nhà cầm quân và giới huấn luyện đánh giá cao – khái niệm “sự hiện diện” có thể rất mơ hồ và gây tranh cãi đối với một số người. Tuy nhiên, đối với những người chú ý đến phong thái của một cầu thủ trên sân đấu, cả về phong cách lẫn sự tự tin, ngôi sao người Senegal đã thể hiện những phẩm chất hiếm có. Anh thi đấu với tư thế ngẩng cao đầu, điềm tĩnh khi cầm bóng, áp đảo các đối thủ và toát ra một “hào quang” nhất định – một từ bị cấm khác trong nhiều tổ phân tích dữ liệu – đây là điều hiếm thấy ở các trung vệ hiện đại. 

  

 

Ra sân với một khí lực đáng nể như vậy không có nghĩa là bạn sẽ miễn nhiễm với các sai lầm – những khoảnh khắc mất tập trung và các đường chuyền cẩu thả có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, thậm chí đôi khi chúng còn là kết quả của một phong cách thi đấu quá tự tin – nhưng niềm tin vào bản thân của Koulibaly dễ “lây lan” đến mức nó có thể được truyền sang cả các đồng đội của anh.

Bên cạnh sự điềm tĩnh khi cầm bóng, hoặc khi đối mặt với những tình huống áp lực cao, trung vệ tân binh của Chelsea vẫn thể hiện một phong cách phòng ngự cực máu lửa. Với sự cơ động và nhanh nhẹn, anh thích xử lý những nguy hiểm từ sớm, thường xuyên dâng khỏi hàng thủ để đoạt bóng ở những khu vực trên cao của sân đấu. Tuy nhiên, có lẽ còn quan trọng hơn, ngôi sao 31 tuổi rất xuất sắc trong các tình huống phòng ngự 1 chọi 1, và anh hiếm khi phải dựa vào một đồng đội để giải quyết khó khăn. 

 

Những số liệu thống kê được đo lường trên khắp các giải VĐQG ở châu Âu thường có thể dẫn đến những hiểu lầm, bởi sự đa dạng trong phong cách thi đấu và đặc thù nhiệm vụ của các cầu thủ. Mặc dù các thống kê của Koulibaly cho thấy anh vẫn đứng sau những cầu thủ như Van Dijk của Liverpool về tổng thể, nhưng đồng thời cũng vượt trội hơn Ruben Dias của Man City và Rudiger, cầu thủ hiện đang chơi cho Real Madrid. Không tệ chút nào. 

Trong 8 năm cống hiến ở Napoli, Koulibaly cũng đã cho thấy sự cải thiện về tư duy chiến thuật qua từng mùa giải. Mặc dù vị thế một cầu thủ thường xuyên ra sân của ngôi sao người Senegal chưa bao giờ bị đe dọa trong khoảng thời gian đó – anh chẳng có chuỗi trận phong độ kém nào, cũng không bị những chấn thương gây cản trở – Koulibaly vẫn nỗ lực hết mình để nâng tầm năng lực của bản thân. Thuở mới đến, anh là một hậu vệ khá nhát khi cầm bóng, nhưng khi vẫy tay chào tạm biệt những cổ động viên cuồng nhiệt của San Paolo, anh là một trong những “ball-playing centre-back” – trung vệ làm bóng – hay nhất Serie A, không chút ngần ngại trong việc tung ra những đường chuyền chính xác xuyên qua các khu vực đông đúc ở trung lộ sân đấu, thay vì chỉ chăm chăm thực hiện những đường chuyền ngang an toàn cho hậu vệ cánh đồng đội, hoặc đối tác trung vệ. 

 

Mặc dù thường được tung vào sân ở vị trí trung vệ lệch trái trong đội hình 4 hậu vệ tại Napoli (tuy nhiên HLV trưởng Luciano Spalletti đôi khi đã chuyển sang sử dụng hệ thống 3 trung vệ ở mùa giải trước), nhưng không có gì đáng lo về khả năng thích nghi với Chelsea của hậu vệ kiệt xuất này. Tuy The Blues đã đánh mất một hậu vệ đẳng cấp thế giới với sự ra đi của Rudiger, họ đã mau chóng tìm được một cái tên đẳng cấp thế giới khác để thay thế - dù hai người họ có những đặc điểm và hồ sơ kỹ thuật hơi khác nhau. 

Nguồn: Lược dịch từ bài nhận định “Why Chelsea's Kalidou Koulibaly move could reignite their Premier League title ambitions” đăng tải trên ESPN của Tor-Kristian Karlsen – một trong những tuyển trạch viên hàng đầu thế giới, từng đảm nhận cương vị Giám đốc thể thao cho CLB AS Monaco và tuyển trạch viên tại một số đội bóng khác như Watford, Bayer Leverkusen, Hanover 96 và Zenit St. Petersburg.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Marc Cucurella - Hậu vệ cánh ảo: Bước ngoặt cho mùa giải của Chelsea-Pochettino

Kể từ hiệp 2 trận đấu trên sân Aston Villa hôm 28/4, Chelsea làm một đội bóng hoàn toàn khác. Đoàn quân của Mauricio Pochettino ghi 2 bàn trong 45 phút sau tại Villa Park để kết thúc trận đấu với tỉ số hòa 2-2. Và sau đó là 4 chiến thắng liên tiếp: 2-0 Tottenham, 5-0 West Ham, 3-2 Nottingham và mới nhất 2-1 Brighton.

Artem Dovbyk: Từ miền đất dữ tới thiên đường

Một mùa Hè đầy phần khích sẽ chờ đón Artem Dovbyk tại nước Đức trong kỳ EURO 2024 năm nay, bên cạnh danh hiệu Vua phá lưới La Liga (Pichichi) mà chân sút người Ukraine đang có được phần nào lợi thế trước những Bellingham, Lewandowski hay Alexander Sorloth… Quay trở lại quãng thời gian hơn một năm về trước, sẽ chẳng ai tin rằng ngôi sao thuộc biên chế Ukraine có thể vượt qua những hiểm nguy từ khói lửa chiến tranh để tìm tới đỉnh cao như hiện tại.  

Lucas Perez: Người viết truyện cổ tích xứ Galacia

Tự bỏ ra 493.000 euro để phá vỡ hợp đồng với Cadiz, chấp nhận từ bỏ giấc mơ La Liga để quay về chiến đấu cùng đội bóng quê hương Deportivo ở giải hạng ba, tiền đạo người Tây Ban Nha có thể sẽ không bao giờ trở thành một ngôi sao xuất sắc nhất. Nhưng trong những câu chuyện cổ tích của thành phố La Coruna, chắc chắn sẽ luôn tồn tại một cái tên - Lucas Perez.

Declan Rice: Chiến binh, nhạc trưởng & nhà thông thái

Vào một buổi chiều thứ Hai tại sân tập của Arsenal ở London Colney, Declan Rice đang xem qua những đoạn clip do The Athletic tổng hợp và suy ngẫm về quá trình phát triển của mình kể từ khi chia tay West Ham để gia nhập The Gunners với mức phí chuyển nhượng 105 triệu bảng Anh – con số cao kỷ lục trong lịch sử CLB – vào mùa hè năm ngoái.