Kakha Kaladze: Từ bóng đá tới chính trường

Tác giả Ole - Chủ Nhật 27/02/2022 14:19(GMT+7)

Không phải một ngôi sao đình đám đương thời nhưng những năm tháng huy hoàng cùng vô số danh hiệu cao quý giành được tại AC Milan cũng là quá đủ để người ta nhìn về sự nghiệp của Kakhaber Kaladze với ánh mắt ngưỡng mộ. Tuy nhiên, bóng đá đối với cựu cầu thủ người Georgia, dường như mới chỉ là sự khởi đầu cho tất cả…

Tất nhiên, sân San Siro vẫn luôn là nơi lưu giữ nhiều hoài niệm đẹp đẽ nhất về quãng thời gian sự nghiệp quần đùi áo số của người đàn ông mang tên Kaladze. Thế nhưng, ít người biết rằng, ngay từ còn chơi bóng, cựu danh thủ sinh năm 1978 này đã có cho mình những mối liên hệ với chính trị, dù chỉ ở mức độ đơn giản.

Cụ thể, khi mới gia nhập Dinamo Tbilisi vào năm 1993, Kaladze đã hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng “chống phá Liên Xô” của đội bóng thủ đô Georgia. Chỉ 5 năm sau, thời điểm chuyển tới khoác áo Dynamo Kyiv, quan điểm này trong Kaladze lại càng trở nên rõ ràng hơn khi đội bóng của anh thường xuyên lựa chọn mặc trang phục có màu cờ Ukraine nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết cũng như ủng hộ cho chủ nghĩa dân tộc. 
Quãng thời gian còn thi đấu cho Milan, hậu vệ người Georgia từng tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội ở quê hương mình, đơn cử như việc lập Quỹ Kala năm 2008 với mục đích tạo ra các khoản đầu tư từ thiện cho công dân Georgia bị ảnh hưởng từ những cuộc tấn công của Nga, nhất là những người sống trong khu vực Nam Ossetia. Bằng khả năng kêu gọi truyền thông đáng nể, có những thời điểm Kaladze đã quyên góp được hơn 50.000 euro (ở Ukraine và Ý), bên cạnh một số thỏa thuận hỗ trợ từ chính Chủ tịch Silvio Berlusconi, khi ấy vẫn còn đang đương nhiệm chức vụ Thủ tướng Italia. 
Không những vậy, Kaladze còn thể hiện được tài năng trong lĩnh vực kinh doanh khi thành lập công ty tài nguyên năng lượng Kala Capital với 45% cổ phần đầu tư trong Tập đoàn thủy điện chính của đất nước Georgia, Sakhidroenergomsheni. Thậm chí, ngôi sao khoác áo Milan còn mời cả cựu Thủ tưởng Georgia, ông Zurab Nogaideli về làm Chủ tịch Kala Capital, qua đó đảm bảo sự an toàn cần thiết cho những kế hoạch đầu tư của mình cũng như hướng tới một tương lai cực kỳ bền vững cho sự nghiệp hậu bóng đá sau này. 

Trên thực tế, Kaladze muốn trở thành một doanh nhân theo đúng nghĩa, có thể kiếm thật nhiều tiền và sau đó… đi làm từ thiện. Nhưng rồi, mọi thứ đã đột ngột thay đổi vào năm 2001, mùa giải đầu tiên anh chuyển tới sinh sống tại Italia. Theo đó, cậu em trai Levan của Kaladze, khi ấy đang là một sinh viên y khoa tại quê nhà đã bị hai kẻ khủng bố đóng giả cảnh sát bắt đi và yêu cầu gia đình một món tiền chuộc 385.000 euro. Vào thời điểm ấy, đích thân Tổng thống Georgia – Eduard Shevarnadze đã lên tiếng đảm bảo với mọi người trong gia đình Kaladze và cả đất nước rằng phía Chính phủ, cảnh sát và các cơ quan tình báo quốc gia sẽ làm mọi cách để xác định vị trí của Levan. Nhưng rồi, mọi thứ vẫn chỉ là hy vọng.
Hai năm sau khi chứng kiến cậu em trai mất tích, Kaladze giành chức vô địch Champions League lần đầu tiên cùng Milan. Trước báo giới, hậu vệ người Georgia bày tỏ về sự tuyệt vọng của mình,

Mỗi ngày thức giấc, tôi chẳng thể nghĩ đến điều gì khác ngoài em trai mình. Tôi chẳng biết nó còn sống hay đã chết. Tôi cầu xin Chúa mỗi ngày chỉ để được nhìn thấy nó quay trở lại và mỉm cười.
Kaladze
Thái độ thiếu cẩn trọng của Chính phủ Georgia trong công tác an ninh cũng như các hoạt động tìm kiếm đã khiến Kaladze giận dữ. Có thời điểm, cầu thủ thuộc biên chế AC Milan còn tuyên bố anh sẵn sàng chuyển sang lấy quốc tịch Ukraine. Tuy nhiên, sau khi cảm thấy bình tĩnh và suy nghĩ kỹ lưỡng, Kaladze đã quyết định lại. Dẫu vậy thì công cuộc tìm kiếm Levan vẫn chìm trong vô vọng. Năm 2005, sau 4 năm ròng rã với niềm tin vào một phép màu, cuối cùng gia đình Kaladze đã phải đón nhận tin dữ khi 8 xác chết được phát hiện ở vùng Svaneti thuộc Georgia và Levan là một trong số này. Những lý do về việc tại sao cậu em của Kaladze vẫn bị sát hại dù anh sẵn sàng trả gấp đôi số tiền chuộc cho bọn khủng bố, sẽ chẳng bao giờ được giải đáp một cách trọn vẹn. Cũng có tin đồn rằng việc cảnh sát tiến hành bao vây đã khiến những kẻ sát nhân ra tay trong cơn hoảng loạn. Thế nhưng, đối với gia đình Kaladze, điều ấy cũng chẳng còn giá trị gì nữa. 
Tháng 3/2007, hai kẻ thủ ác mang tên David Asatiani và Merab Amisulshvili lần lượt bị kết án 25 năm và 5 năm tù vì cái chết của Levan. Về phần Kaladze, anh chấp nhận chôn giấu nỗi buồn vào những trận đấu bóng đá và đặt tên cho đứa con trai đầu lòng của mình là Levan vào năm 2009. Xa hơn, chính từ sau sự kiện bi thảm với cái chết khó hiểu của em mình, Kaladze đã bắt đầu nung nấu những ý tưởng về việc tạo ra tầm ảnh hưởng chính trị tại quê hương. 
Năm 2008, Kaladze tham gia vào ban điều hành của Ngân hàng Tiến bộ Georgia, một tổ chức tài chính được thành lập với mục đích hỗ trợ quốc gia thông qua các phương tiện tài chính độc lập. Cộng thêm những dự án đầy tham vọng khác tại Quỹ Kala Foundation, sự phát triển của Công ty đầu tư Kala Capital cũng như vai trò đại sứ cho FIFA tại Làng trẻ em SOS, ngôi sao của AC Milan đã thực sự thiết lập được những nền tảng vững chắc trước khi hướng tới nấc thang chính trị tại Georgia.
Mặc dù vậy, phải tới tháng Hai năm 2012, khi Kaladze đang bước vào giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp bóng đá trong màu áo Genoa, anh mới chính thức bước chân vào chính trường. Theo đó, cựu danh thủ sinh năm 1978 đã nhận được lời đề nghị gia nhập Đảng Giấc mơ Georgia, khi ấy đang được xem như một tổ chức theo trường phái dân chủ mang tính đối lập tại quốc gia này. 

Trên thực tế, Đảng Giấc mơ Georgia mới chỉ được tỷ phú Bidzina Ivanishvili thành lập vào đầu năm 2012 với mục tiêu cung cấp sự đa dạng cho Quốc hội. Nhưng rồi, đà thăng tiến chóng mặt đã giúp cho bộ sậu của Ivanishvili, bao gồm Kaladze cũng như kiện tướng cờ vua thế giới, Zurab Azmaiparashvili giành được thắng lợi sớm vào tháng Mười. Ngay lập tức, Kaladze đã được bổ nhiệm trở thành Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Năng lượng Georgia. Sở hữu quyền lực trong tay, cựu hậu vệ AC Milan nhanh chóng tạo nên những dấu ấn của riêng mình trong các hoạt động thay đổi đất nước. Tuy nhiên, thái độ hoài nghi từ phía xã hội là không thể tránh khỏi.
Mặc dù vậy, trải qua nhiều giai đoạn hỗn loạn của chính trị Georgia thì Kaladze vẫn tiến bước một cách vững trãi trên con đường của riêng mình. Cách đây 5 năm, ngôi sao sinh năm 1978 đã trúng cử chức Thị trưởng của thành phố thủ đô Tbilisi, qua đó tiếp tục mở ra một chương mới trên sự nghiệp chính trường đầy thăng hoa. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy rằng Kaladze làm chính trị giỏi hơn cả… đá bóng. 
Tôi đã sống ở Ý suốt 12 năm và là một cầu thủ được trả lương rất cao. Tuy nhiên, ngay cả khi khoác áo AC Milan, tôi vẫn luôn giành những ngày nghỉ phép để về thăm quê nhà Georgia. Đất nước này là mọi thứ đối với tôi. Tôi không thể sống thiếu quê hương mình.
Kaladze tâm sự.

Là một trong số những cá nhân hiếm hoi của nền bóng đá Georgia có thể giành được thành công tột đỉnh ở châu Âu, giờ đây Kakha Kaladze lại tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng bất tận đối với người dân quê hương mình. Không ai khác, hậu vệ người Georgia chính là một trường hợp điển hình nhất cho sự thành công độc đáo trên rất nhiều lĩnh vực, từ bóng đá, kinh doanh cho tới chính trường.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.